Lợi ích 2 trong 1 khi khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ đi học

Ngày 16/11/2015 14:00 PM (GMT+7)

Để trẻ tự chuẩn bị balo đi học đã trở thành một xu hướng nuôi dạy con của những bà mẹ hiện đại. Cách này giúp mẹ an tâm con có thể bớt tính ỷ lại, tự lập hơn và luôn có nguồn năng lượng bền bỉ cho các hoạt động học tập vui chơi suốt ngày dài.

Dạy con tự lập đến trường

Khi đến trường, trẻ rời vòng tay chăm sóc 24/24 của mẹ. Do đó nhiều mẹ bắt đầu tập rèn cho trẻ tính tự lập từ những việc thường ngày như: để trẻ tự gấp chăn, tự mặc quần áo, phụ mẹ dọn bàn ăn… Lớn hơn một chút, mẹ dạy trẻ cách chuẩn bị balo, dụng cụ học tập để đến trường. Trẻ ở độ tuổi này thường rất thích tự thực hiện những việc trên và thể hiện mình đã lớn khôn nên luôn sẵn sàng làm theo mẹ dặn và dần trở nên tự lập hơn. Bên cạnh dụng cụ học tập, không ít mẹ khuyến khích trẻ tự mang thêm bữa phụ tới trường để nạp năng lượng giữa giờ, tránh mệt mỏi, uể oải trong học tập do thiếu hụt năng lượng ở trẻ.

Lợi ích 2 trong 1 khi khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ đi học - 1

Thiếu năng lượng khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng uể oải, tiếp thu kém và ngủ gật trong lớp (ảnh minh họa)

“Trẻ tiểu học đang tuổi ăn tuổi lớn, cộng với việc đi học cả ngày, chạy nhảy liên tục nên cô con gái lớp ba nhà mình rất nhanh đói, hôm nào đi học về cũng đòi ăn luôn miệng, than mệt nên không tập trung học được.”, chị Lan Anh (Quận 3, Tp.HCM) chia sẻ. Tìm hiểu sâu hơn chị Lan Anh mới hay, trẻ một ngày cần 3 bữa chính kèm 2 bữa phụ. Nghĩa là chị đã vô tình bỏ qua bữa phụ giúp cung cấp năng lượng cho con trong cả ngày dài.

Tương tự, không ít mẹ gặp phải vấn đề này và cùng tìm ra nhiều cách khác nhau để giải quyết. Với chị Lan Anh: “Thường thì mình chia thực đơn bữa phụ khác nhau theo ngày, đa phần gồm bánh ngũ cốc, thức uống lúa mạch và trái cây. Mình cũng khuyến khích con tự chuẩn bị bữa phụ bỏ vào balo đi học theo thực đơn mẹ hướng dẫn. Như vậy vừa không lo con đói, hụt năng lượng khi ở trường, vừa rèn cho con tính tự lập nữa”.

Bữa phụ - Chìa khóa giúp con có năng lượng bền bỉ cả ngày

Vì sao bữa phụ lại quan trọng với trẻ? Mỗi ngày trẻ cần 1,600 – 2,000 calo. Trong khi đó, mỗi bữa chính chỉ cung cấp được khoảng 25 – 30% năng lượng cần thiết. Vì thế, bữa phụ chính là "bảo bối” giúp bổ sung thêm năng lượng bền bỉ để trẻ học tập và tham gia các hoạt động ở trường một cách hiệu quả nhất, giúp trẻ tập trung, tiếp thu bài vở tốt hơn cũng như có thể hòa mình tối đa vào các hoạt động vui chơi cùng bạn bè, thầy cô.

Lợi ích 2 trong 1 khi khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ đi học - 2

Trẻ cần cả bữa ăn chính và phụ để có đủ năng lượng và dưỡng chất cho cả ngày dài (ảnh minh họa)

Tiêu chí của bữa ăn phụ là cung cấp đủ năng lượng thiếu hụt nhưng không quá nhiều để trẻ không bỏ bữa ăn chính. Dựa trên tiêu chí này, một số gợi ý bữa phụ cho trẻ được các mẹ hoan nghênh như: trái cây tươi hoặc sấy khô, giàu các khoáng chất như canxi, ma-giê, sắt, natri, chất xơ và các vitamin; ngũ cốc thơm ngon, chứa nhiều canxi, vitamin, chất xơ; sữa chua chứa nhiều canxi, lợi khuẩn, a-xít lactic tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ…

Hoặc mẹ có thể chọn thức uống lúa mạch như MILO, được chiết xuất từ mầm lúa mạch và tổ hợp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải phóng năng lượng, tăng cường chức năng cơ và hệ xương, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động thể chất và trí tuệ của trẻ. Loại thức uống này còn được đóng gói hợp vệ sinh, gọn nhẹ, tiện lợi cho trẻ mang theo hàng ngày.

Bật mí với mẹ, thức uống lúa mạch MILO vừa cho ra mắt chương trình “Nestlé MILO - Thử thách Năng lượng Bền bỉ”. Đây là sân chơi cho mẹ trổ tài cùng con chuẩn bị balo tới trường để làm sao duy trì nguồn Năng lượng Bền bỉ trong suốt cả ngày dài năng động. Các mẹ còn có thể tự tạo 1 video hoạt hình bằng chính hình ảnh đáng yêu của con mình và chia sẻ đoạn video này trên mạng xã hội. Khi hoàn thành thử thách này, mẹ có cơ hội nhận được 1 balo MILO có in hình của con kèm lời nhắn nhủ từ mẹ nữa đó.

Thử thách diễn ra từ ngày 05/11/2015 đến 05/12/2015. Mẹ có thể tìm hiểu thể lệ và tham gia thử thách tại đây

Lợi ích 2 trong 1 khi khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ đi học - 3

Yên Nhi.
Nguồn: [Tên nguồn].