Muôn kiểu áp lực khi các ông bố chăm sóc con nhỏ

Ngày 06/12/2019 08:00 AM (GMT+7)

Chăm con chưa bao giờ dễ dàng, nhất là đối với các ông bố. Nhiệm vụ chăm con được mặc nhiên "giao phó" hết cho mẹ. Nhưng khi mẹ vắng nhà, bố mới nhận ra chuyện chăm con không đơn giản như bố nghĩ.

Chăm con khó lắm, đâu phải chuyện đùa

Hầu hết các gia đình Việt hiện nay đều gặp phải một tình trạng chung dễ nhận thấy, công việc chăm sóc con cái dường như mặc nhiên được giao phó hết cho những người phụ nữ trong nhà, đặc biệt là mẹ. Trong khi bố chỉ đóng vai trò nhỏ phụ việc cho mẹ mỗi khi bận bịu. Những lúc mẹ đột nhiên vắng nhà một thời gian, bố mới phát hiện chăm con nhỏ tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng. Bởi lúc này, bố bỗng được thăng chức lên vị trí ông bố bỉm sữa bất đắc dĩ và phải đối diện với muôn kiểu áp lực có khi còn gay go hơn lúc giải quyết công việc bên ngoài.

Muôn kiểu áp lực khi các ông bố chăm sóc con nhỏ - 1

Một trong số đó phải kể đến như đảm bảo giấc ngủ của con đúng giờ giấc như mọi khi. Bởi với trẻ, giấc ngủ là điều rất cần thiết và cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu không thường xuyên chăm con, các ông bố rất dễ bị hoang mang không biết khi nào nên cho con ngủ, khi nào thì để con thức vui chơi và uống sữa. Hay có những lúc bố bị lóng ngóng trong việc vừa trông con, lại phải pha sữa cho bé. Không chỉ đơn giản là việc hòa sữa cùng nước ấm, bố còn phải biết vệ sinh bình sữa cho con đúng cách, cân đo lượng sữa vừa đủ và cân chỉnh độ ấm của nước hợp lý trước khi con uống.

Muôn kiểu áp lực khi các ông bố chăm sóc con nhỏ - 2

Đặc biệt đối với các ông bố có con nhỏ, việc thay tã và vệ sinh cá nhân cho con là một bài toán không hề đơn giản. Bởi bé con vẫn còn nhỏ nhắn nên bố phải hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận. Mỗi lần thay tã cho con là mỗi lần bố toát mồ hôi vì không biết bắt đầu từ đâu. Đến cả khâu vệ sinh cho con cũng khiến bố phân vân độ mạnh nhẹ của tay và độ mềm mịn của khăn ướt. Những lúc như thế này, bố phải nhờ sự cứu viện từ tờ ghi nhớ về các điều cần lưu ý của mẹ để chăm sóc con được khéo hơn, nhất là khi bố con cùng vui chơi ở bên ngoài.

Các điều lưu ý thay tã và vệ sinh cho bé

Bởi vì làn da mỏng manh của bé rất yếu ớt và nhạy cảm, bố cần phải chú ý kỹ những vấn đề thiết yếu trong việc thay tã và vệ sinh cá nhân để tránh nhiễm khuẩn, dị ứng hay nổi mẩn. Đầu tiên, bố nên đặt bé ở một vị trí an toàn và chuẩn bị trước những vật dụng cần thiết như tã sạch, nước ấm, khăn sạch hoặc dùng khăn ướt vệ sinh để tiết kiệm thời gian giặt giũ. Sau đó, bố dùng một tay giữ bé không xoay người lung tung, nhấc chân bé lên và kéo lớp tã từ trước ra sau để tránh chất bẩn không tiếp xúc với vùng nhạy cảm của bé.

Muôn kiểu áp lực khi các ông bố chăm sóc con nhỏ - 3

Nếu như ở nhà, bố có thể dùng khăn ướt lau sơ qua hết tất cả vết bẩn của con, rồi mới dùng khăn vải và nước ấm để lau sạch lại một lần nữa. Trong trường hợp điều kiện không cho phép, bố chỉ cần vệ sinh bằng khăn ướt sạch sẽ rồi mặc tã mới cho bé là xong. Tuy nhiên bố phải lưu ý cẩn thận khi chọn loại khăn ướt có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho làn da của bé nhằm tránh gây nguy hại tới làn da non nớt.

Với chất liệu mềm mại được làm từ vải không dệt có thành phần rayon cao, kết hợp với nước tinh khiết R.O và tinh chất lô hội giúp giữ ẩm cho da bé, khăn ướt Nuna là sản phẩm hiện đang được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng. Bố cực kỳ tin tưởng mẹ trong việc lựa chọn Nuna để vệ sinh cho con: vừa an toàn, vừa nhanh gọn để tiết kiệm thời gian. Hiện Nuna đang có 2 loại khăn ướt Nuna Gold 80 miếng với vải dày hơn, lau không bị dây bẩn ra tay mỗi khi bé đi đại tiện, thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi và loại khăn ướt Nuna thường 100 miếng, dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, thích hợp cho việc lau tay, mặt…  Có mẹ và Nuna hỗ trợ, chuyện chăm con đối với bố "dễ thở" hơn bao giờ hết.

Nguồn: [Tên nguồn].