Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên

Ngày 25/03/2015 10:12 AM (GMT+7)

Mỗi bé có một nhu cầu và một thực đơn riêng phù hợp sở thích và khả năng hấp thụ của mình.

Việc cho con ăn trong giai đoạn một năm đầu đời luôn là bài toán đau đầu cho cha mẹ. Khi bé còn non nớt thì việc ăn là việc chính và cũng là việc rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho bé. Mỗi bé có một nhu cầu và một thực đơn riêng phù hợp sở thích và khả năng hấp thụ của mình. 

Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về chế độ của một em bé trong năm đầu tiên. Bạn hãy ngâm cứu những lời khuyên dưới đây và cũng đừng quá lo lắng nếu bé nhà mình "măm măm" nhiều hơn hay ít hơn. Trẻ sơ sinh sống rất bản năng vì vậy bạn hãy tin răng bé sẽ không bao giờ để mình đói, bé sẽ ăn theo nhu cầu của mình.

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 1

Cho ăn cũng là một nghệ thuật mà ai cũng phải học (Ảnh minh họa)

Giai đoạn 0 - 4 tháng tuổi

Hành vi ăn: Trẻ sẽ ăn những gì bạn đưa vào miệng, đặc biệt chúng sẽ biết tự tìm... ti mẹ để bú.

Chế độ ăn: 100% các bé cần được nuôi bằng sữa. Hãy cho con bú trong toàn giai đoạn này nhé!

Ở giai đoạn này bé bú theo nhu cầu của mình. Khi đói bé sẽ khóc đòi ti mẹ. Nếu bạn băn khoăn rằng bé đã bú đủ hay chưa thì bạn có thể dựa vào một số biểu hiện như bầu ngực mềm, cạn sữa hơn, khuôn mặt bé sảng khoái, thoả mãn, bé không có dấu hiệu tìm ti nữa... Bạn cũng không nên cứng nhắc về số lần cho bú hàng ngày, hãy cho con bú bất kỳ lúc nào bé muốn.

Lưu ý khi cho ăn: Đây là giai đoạn đường tiêu hoá của bé vẫn phát triển non nớt, vì vậy tuyệt đối không nên cho bé ăn các thức ăn thô, cứng

Giai đoạn 4-6 tháng tuổi

Hành vi ăn: Bé bắt đầu có dấu hiệu mong muốn thử món ăn mới. Ở giai đoạn này bạn sẽ thấy bé đã có thể có những hành vi sau:

- Biết ngẩng đầu

- Tập ngồi dựa vào ghế chuyên dùng

- Biết nhấc hàm để nhai nhai "nước bọt"

- Biết há miệng khi đưa thìa thức ăn, và biết nhấm nháp món trong thìa

- Lưỡi có thể hoạt động đẩy ra đẩy vào

Chế độ ăn: Tốt nhất bạn vẫn nên duy trì chế độ bú sữa ít nhất cho đến khi bé 6 tháng tuổi.

Một số bé có thể bắt đầu tập làm quen với những món ăn, hoa quả được xay nhuyễn. Bạn có thể trộn một chút hoa quả với sữa để bé dễ ăn hơn.

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 2

Đồ ăn dặm vị cà chua và hoa quả Kewpie (Trên 5 tháng)

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 3

Hoa quả tráng miệng vị đào, nho Kewpie

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 4

Phô-mai tráng miệng Kewpie

Lưu ý khi cho ăn: Bạn nên tập từng thìa cho bé làm quen với thức ăn mới. Món ăn cũng nên thay đổi để bé có thể từ từ cảm nhận các vị và sẽ dễ dàng hơn khi cho bé ăn về sau.

Giai đoạn 6-8 tháng tuổi

Hành vi ăn: Ở giai đoạn này, các bé đã sẵn sàng để tập ăn thức ăn khác ngoài sữa.

Chế độ ăn: Bé vẫn được duy trì bú sữa, ngoài sữa mẹ bé cũng cần bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với lứa tuổi.

Những bữa ăn dặm nên có trái cây xay nhuyễn, hoặc cắt nhỏ mềm, thịt xay nhuyễn… bé cũng có thể được ăn thêm sữa chua không đường, các loại đậu và ngũ cốc xay.

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 5

Mì udon rau củ và thịt gà Kewpie

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 6

Rau củ trộn Kewpie (Trên 7 tháng)

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 7

Đồ ăn dặm vị thịt gà và rau củ Kewpie (Trên 7 tháng)

Lưu ý khi cho ăn: Bạn cũng tập cho bé ăn từng ít một, hãy cho bé ăn theo nhu cầu mong muốn của bé. Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu bé chỉ ăn chút xíu miễn là bé hợp tác và cảm thấy thích thú với món ăn là bạn đã có thành công bước đầu. Thêm một chú ý về các món ăn cũng cần loãng hơn, dần dần bạn cho bé ăn đặc hơn khi bé đã quen và đồng ý tiếp nhận thức ăn mới này.

Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

Hành vi ăn: Bé ở tuổi này có thể tập ăn các món ăn thô và mềm.

Chế độ ăn: Sữa vẫn là thức ăn tốt cho bé, vì vậy bạn hãy cho bé bú sữa theo giờ phù hợp với lịch ăn dặm, tránh để bé quá no gây chán ăn.

Ở giai đoạn này thức ăn chính là: Trái cây và rau quả nghiền như chuối, bơ, cà rốt, bí, khoai tây, khoai lang nấu chín và nghiền nhỏ; Mì ống, bánh ăn dặm cũng là món khoái khẩu của nhiều bé. Thêm vào đó là một lượng protein từ các thực phẩm như trứng, thịt, cá trắng, các loại đậu ngũ cốc để bổ sung sắt như lúa mì, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 8

Cháo ăn dặm thịt gà rau củ Kewpie (Trên 9 tháng)

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 9

Cháo ăn dặm rong biển và thịt gà Kewpie (Trên 9 tháng)

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 10

Cháo ăn dặm cá hồi và rau củ Kewpie 9M

Lưu ý khi cho ăn: Bé cần được tập ăn, vì vậy với những món ăn mới bạn nên giới thiệu từng món, mỗi món nên cho ăn ít nhất ba ngày để bé có thể cảm nhận và kịp quen với món đó. Tuy nhiên, bạn cũng phải theo dõi thật kỹ biểu hiện của bé để chắc chắn rằng bé không bị dị ứng hoặc có biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe sau khi trải nghiệm món mới.

Giai đoạn 10-12 tháng tuổi

Hành vi ăn: Bé đã có răng, và sẵn sàng để ăn thức ăn thô rắn hơn. Bé nhai nhiều hơn và không dùng lưỡi để đẩy thức ăn nữa. Một số bé còn có biểu hiện muốn được tự cầm thìa.

Tìm hiểu chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên - 11

Chế độ ăn: Các cữ uống sữa và số lượng sữa được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của bé.

Bạn nên “tranh thủ” khi bé đã có thể ăn các món ăn thô rắn để tập cho con ăn các món được cắt nhỏ, dài vừa đủ để cầm tự cầm tay như trái cây, rau mềm, các loại thịt, cá, ngũ cốc. Bạn đừng ngại cho con ăn bằng tay, vì đây là một hành vi rất bản năng bình thường của một con người, nhưng hãy chắc chắn rằng bàn ăn sạch, tay con sạch và mọi thứ được che chắn cẩn thận không làm vây bẩn ra xung quanh. Ngoài những món trên bạn có thể cho bé ăn thêm bánh mì, bánh ăn dặm phù hợp lứa tuổi.

Lưu ý khi cho ăn: Tương tự như giai đoạn 8-10 tháng.

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Mua gì, ở đâu