Trẻ thực sự có “bộ não thứ 2”?

Ngày 17/08/2016 08:00 AM (GMT+7)

Mẹ biết không, các tế bào trong đường ruột còn nhiều hơn các tế bào trong phần còn lại của cơ thể trẻ. Trong ruột có hệ thống thần kinh gọi là thần kinh ruột, hệ thống thần kinh thông minh trong đường ruột thường được gọi là “bộ não thứ 2”.

Sự phát triển của “bộ não thứ 2” ở trẻ

Giai đoạn quan trọng trong sự phát triển não bộ con người nằm giữa 2 năm đầu đời của trẻ. Điều này tương đương với giai đoạn hình thành hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa và chỉ xảy ra một lần trong đời. Vi sinh vật, đặc biệt là các vi sinh vật có lợi trong đường hóa có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Những phát hiện mới nhất cho thấy, các vi sinh vật không chỉ ảnh hưởng đến trao đổi chất của cơ thể mà còn gửi tín hiệu để giao tiếp với não. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ gửi những tín hiệu tích cực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não. Tương tự vậy, tín hiệu truyền não sẽ ảnh hưởng đến các thành phần của hệ sinh vật trong đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đây là lý do tại sao đường tiêu hóa được coi như bộ não thứ 2 của trẻ.

Các chuyên gia cho thấy, trong 2 năm đầu đời, não của trẻ đã phát triển lên tới 80% so với não người lớn, từ 2-6 tuổi não của trẻ sẽ phát triển tới 95%. Do vậy để đạt được sự phát triển não tối ưu trong 6 năm đầu tiên thì trẻ cần được hỗ trợ bởi một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Trẻ thực sự có “bộ não thứ 2”? - 1

Não trẻ phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc trong những năm đầu đời

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể ảnh hưởng đến não?

Bộ não của con người giống như một chiếc xe hơi. Một chiếc xe cần xăng, dầu và các vật liệu khác để chạy đúng. Bộ não của trẻ cũng cần những nguyên liệu đặc biệt để hoạt động như: glucose, vitamin, khoáng chất và các chất thiết yếu khác…

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sự hấp thu dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu tiên sẽ quyết định sự phát triển của trẻ. Dinh dưỡng không chỉ quan trọng với hệ tiêu hóa mà còn quan trọng với não bộ, vì thế có thể nói rằng sự phát triển trí não của trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sức khỏe tiêu hóa.

Thành dạ dày và các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá đều được bao phủ bởi mạng lưới các tế bào thần kinh có số lượng lên tới 100 triệu nơron. Theo đó chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh xúc cảm của trẻ. Khi khoẻ mạnh, ruột cũng có thể sản xuất ra Serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh và tiêu hóa tốt sẽ đóng góp đến 95% tổng lượng Serotonin cho cơ thể. Serotonin tạo thành nền tảng quan trọng, giúp trẻ hoàn thiện não bộ, tăng cường khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin.

Bạn có biết rằng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể ảnh hưởng đến não. Các chất dinh dưỡng khác nhau sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng và chức năng của não, những chất dinh dưỡng sẽ không được cơ thể hấp thụ nếu có sự gián đoạn trong đường tiêu hóa. Con bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi ruột không hoạt động tốt. Ở chiều ngược lại, não bộ có thể gửi tín hiệu đến cho đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến hoạt động của nó.

Theo một nghiên cứu, các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa có thể dẫn đến sự lo lắng. Nếu ruột không đủ probiotics, mức độ kích thích tố trong cơ thể trẻ sẽ tăng, về lâu dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ thực sự có “bộ não thứ 2”? - 2

Dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu quyết định sự phát triển của trẻ

Mẹ làm gì để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh?  

Cho trẻ ăn thế nào là tốt thực sự là một thách thức tuy nhiên mẹ có thể tham khảo từ những gợi ý dưới đây:

Cho trẻ khởi đầu đúng

Cho trẻ bú sữa mẹ là cách tốt nhất để đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của trẻ phát triển một cách đa dạng các vi khuẩn có lợi.

Thêm các bữa ăn nhưng chia nhỏ

Một thủ thuật khác là chia nhỏ bữa ăn của trẻ trong ngày, bằng cách này trẻ sẽ ít phải gặp cảm giác khó chịu và hệ tiêu hóa cũng ít có khả năng quá tải khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm.

Ăn nhiều chất xơ

Ngoài việc cải thiện đường tiêu hóa, chất xơ còn cải thiện sức khỏe tim mạch và điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Chất xơ làm tăng chức năng ruột, ngăn ngừa táo bón, nó thường được tìm thấy trong trái cây, rau, đậu và ngũ cốc…

Tránh các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhẹ thiếu chất dinh dưỡng…vì với các thức ăn này trẻ sẽ phải nạp chất béo trans và nhiều chất bảo quản khác không có lợi cho đường tiêu hóa.

Đừng để bữa ăn là một trận chiến

Hai điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho trẻ là giúp con học cách ăn uống lành mạnh. Đừng tranh luận hay cao giọng với trẻ, căng thẳng trong bữa ăn có thể khiến trẻ bị stress và gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Tiếp tục bổ sung probiotic vào chế độ ăn của trẻ

Ngay cả khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ cũng nên tiếp tục cung cấp các vi khuẩn có lợi vào chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt là nếu mẹ đang cố gắng khôi phục lại hệ vi sinh đường ruột sau khi trẻ bị bệnh. Một trong những cách bạn có thể khuyến khích trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là cân bằng hệ vi sinh trong ruột. Probiotics có thể được tìm thấy trong sữa chua hoặc một số loại sữa công thức. Bạn có thể tìm các loại sữa có chứa chủng vi khuẩn có lợi để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.

Humana Gold – bạn đồng hành cho hệ tiêu hóa của trẻ

Dựa trên công thức dinh dưỡng của chuyên gia, với nền tảng hơn 60 năm nghiên cứu và phát triển Humana đã phát triển sản phẩm Humana Gold dựa trên những nghiên cứu khoa học mới nhất: gần gũi với sữa mẹ và thân thiện với thiên nhiên.

Humana Gold đã thực sự tạo nên sự tươi mới cho Humana với nhiều đặc tính vượt trội hơn hẳn so với dòng sản phẩm cũ. Humana Gold chứa các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ như DHA, ARA, Omega 3 và Omega 6, canxi, Sắt, I-ốt và Selen…đặc biệt là thành phần Prebiotics GOS với hàm lượng cao (100%) sẽ hỗ trợ tối ưu tiêu hoá hấp thu, phòng chống táo bón và tăng sức đề kháng đường ruột cho trẻ.

Trẻ thực sự có “bộ não thứ 2”? - 3

Xem thêm thông tin tại:

www.humana.com.vn

www.babyshop24.vn

Hotline: 19001841

Nguồn: [Tên nguồn].