“Trị” bé ăn vạ theo cách mẹ Anh

Ngày 29/03/2016 10:00 AM (GMT+7)

Các bà mẹ Anh có một số kinh nghiệm trong việc “trị” bé ăn vạ rất bổ ích.

Khi cả nhà đi mua sắm, không ít lần bố mẹ phải “đối phó” với tình trạng con khóc lóc ăn vạ để đòi được món đồ yêu thích. Thông thường bố mẹ sẽ có xu hướng: Một là sẽ quát mắng, bắt ép trẻ đi về mà không mua. Điều này sẽ tạo cho trẻ sự ấm ức, không hài lòng, gây ra tâm lý khó chịu cho trẻ. Và hai là sẽ chiều theo ý thích của trẻ dù đó là sản phẩm không nằm trong danh sách mua sắm. Điều này sẽ tạo cho trẻ sự vòi vĩnh “muốn là được”. Tuy nhiên cũng có có một số ít cha mẹ cũng ngăn cản được điều này, các bà mẹ Anh là một điển hình, họ có một số kinh nghiệm được đúc kết và đã thành công trong việc “trị” bé ăn vạ rất bổ ích.

“Trị” bé ăn vạ theo cách mẹ Anh - 1

Tại sao trẻ hay ăn vạ?

Ở tuổi mầm non, khi đòi hỏi và mong muốn được đáp ứng, trẻ không biết thuyết phục bố mẹ như thế nào ngoài việc khóc lóc, giãy giụa. Khi trẻ khóc nơi công cộng, bố mẹ ngại người khác nhìn vào nên dễ dàng thỏa hiệp với trẻ.

Vì thế, nếu sau vài lần vòi vĩnh mà được đáp ứng, nó sẽ trở thành một phản xạ có điều kiện và cứ lặp lại, mức độ ngày càng cao hơn. Có những trẻ ban đầu chỉ khóc lóc, về sau trẻ có thể la hét, gào khóc, lăn ra giãy giụa...

Tuyệt chiêu của mẹ Anh “trị” trẻ ăn vạ, khóc lóc

Với các mẹ Anh, họ cũng từng lâm vào những trường hợp như thế. Những câu nói như “Mẹ hết tiền rồi”, “Mẹ đã mua cho con rất nhiều thứ rồi còn gì!”, “Ở nhà con có rồi mà”, "Đừng khóc nữa, con có im ngay đi không” sẽ không có hiệu quả với trẻ, vì lúc trẻ đang đòi hỏi, trẻ sẽ không tiếp thu những ý kiến trái ngược mong muốn của mình. Do đó ngay từ khi trẻ bước vào giai đoạn thích thể hiện bản thân và thích vòi vĩnh này, cha mẹ cần phải cùng thống nhất cách xử lý ngay từ lần đầu tiên bé có hành động này. Nếu để trẻ lặp lại nhiều lần mới bắt đầu thì sẽ khó khăn hơn nhiều. Điều quan trọng là mẹ cần có sự “cứng rắn nhưng kiên nhẫn”

“Trị” bé ăn vạ theo cách mẹ Anh - 2

Mẹ có thể thử các cách sau:

- Nếu trẻ khóc đòi, thay vì dỗ dành, mẹ hãy thử phớt lờ. Khi phát tín hiệu mà không nhận được sự quan tâm từ cha mẹ, trẻ vẫn sẽ khóc, nhưng sẽ nhanh chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi.

- Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, bố mẹ nên quan tâm đến cảm xúc mong muốn của con, như “Món đồ chơi này đẹp đấy”, “Nó có vẻ hợp với con”. Sau đó hãy giải thích cho con lý do tại sao con  không nên mua bây giờ. Mẹ có thể nói với trẻ “chúng ta nên dành một ít tiền mua thêm đồ ăn cho cả nhà nhé” hay “mẹ sẽ mua thêm bột và trái cây để làm bánh cho con vào cuối tuần này”. Khi trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và có quyền lợi trong những đề xuất của mẹ, trẻ sẽ “suy nghĩ” và có thể sẽ bỏ qua đòi hỏi.

- Nhờ con lựa chọn một món đồ trong danh sách mẹ cần mua hoặc làm các công việc khác để con không còn nhớ đến món đồ kia nữa. Bé sẽ rất hào hứng vì được phụ giúp mẹ.

- Nếu trẻ vẫn tiếp tục ăn vạ, khóc lóc, hãy ngừng đi mua đồ, và bế trẻ ra ngoài một lát cho đến khi trẻ ngừng khóc hoàn toàn. Trong thời gian đó tránh quát mắng, hay dạy dỗ trẻ. Khi trẻ đã nín khóc, bố mẹ bắt đầu nói chuyện lại với con và nếu con đồng ý thực hiện thì mới quay lại siêu thị tiếp tục mua đồ. Sau vài lần, trẻ sẽ học được bài học không phải cái gì trẻ muốn là cũng có thể có ngay được.

- Đừng quá ép buộc hoặc mắng con ngay mà hãy cho con lý do thuyết phục. Chỉ cần một cách ứng xử nhẹ nhàng, khéo léo thì tình huống trên không còn là khó với các cha mẹ nữa.

- Ngoài ra trước khi đi siêu thị hai mẹ con cũng cần “thỏa thuận” trước: Thông báo với trẻ trước khi đi một cách rõ ràng bạn định mua gì và sẽ không mua gì. Ví dụ “hai mẹ con mình sẽ đi siêu thị mua thực phẩm bây giờ nhé”. Nếu trong lúc đi siêu thị, con vòi vĩnh đòi mua bánh kẹo hay đồ chơi thì hãy nhắc lại lời giao kèo của hai mẹ con trước khi đi.

Tuy rất nghiêm khắc, nhưng các mẹ Anh cũng rất thương yêu và dạy trẻ một cách kiên nhẫn. Mẹ Anh rất ít khi la mắng, dọa dẫm hoặc to tiếng với trẻ, vì những “động thái” này của bố mẹ không thật sự hiệu quả với trẻ.

Tại Anh, các mẹ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi con, chăm sóc con từ khi mang thai đến khi con chập chững biết đi thông qua cộng đồng nuôi dạy con trực tuyến lớn nhất nước Anh – Aptaclub. Nay Aptaclub đã có mặt tại Việt Nam, giúp cho các mẹ Việt thêm kiến thức và tự tin nuôi con để bé phát triển theo chuẩn Anh quốc.

Truy cập www.aptaclub.com.vn hoặc https://www.facebook.com/AptaclubVietnam để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguồn: [Tên nguồn].