Vì sao ít ăn ngọt, bé vẫn bị sâu răng?

Ngày 21/09/2018 18:00 PM (GMT+7)

Bên cạnh thói quen chải răng và cách chải chưa đúng, bản thân một số loại thức ăn tuy không ngọt, nhưng lại chứa đường ở dạng tiềm ẩn. Đây chính là tác nhân gây nên vấn đề sâu răng mà nhiều người ít biết.

Đường tiềm ẩn - tác nhân gây sâu răng mẹ ít biết

Mới đây, gia đình Tùng Xoài đăng clip khuyến khích bé Xoài đánh răng và nhận được hơn 42.000 lượt xem, 3.100 lượt tương tác. Clip hot hơn thường lệ vì mẹ Trang Lou có đưa ra thông tin khá mới: trong sữa uống và bánh mì có rất nhiều đường, mang tên đường tiềm ẩn.

Vì sao ít ăn ngọt, bé vẫn bị sâu răng? - 1

Khái niệm đường tiềm ẩn còn khá mới mẻ với nhiều người

Đây là khái niệm chưa được nhắc đến nhiều ở Việt Nam, nhưng lại là tác nhân nguy hiểm gây sâu răng cho người lớn và trẻ con. Đường có thể ẩn giấu trong các loại thức ăn không ngọt, một số loại đồ uống hàng ngày của chúng ta.

Theo trang WebMD, nhiều loại thức ăn thậm chí không có vị ngọt như bánh mì, sữa chua, cháo bột yến mạch, ngũ cốc, cereal của bé, trái cây đóng hộp hay sấy khô, trà đóng chai, nước tăng lực có chứa đường tiềm ẩn. Ví dụ, trong một hộp sữa chua ít béo nặng 226,8g chứa đến 17-13g đường. Còn ứng dụng về dinh dưỡng lành mạnh Atkins, nhiều thức ăn chúng ta nghĩ là lành mạnh nhưng cũng chứa lượng đường tiềm ẩn không nhỏ. 1 chén cơm gạo lứt có chứa 7 thìa cà phê đường. 1 chén bột hoặc yến mạch chứa 5 thìa cà phê đường.

Điều này lý giải vì sao thói quen chăm sóc răng miệng, chải răng của người Việt được cải thiện, nhưng tình trạng sâu răng, viêm nha chu vẫn chưa được cải thiện. Cụ thể, theo Thầy Thuốc Nhân Dân, Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Đồng Khanh- Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh, với 3 cột mốc năm 1995 - 2005 - 2015 thói quen có chải răng, tăng từ 30% - 89,9% và lên 91,6%. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, tăng từ 17,2 - 44,5 - 76,3%. Tuy nhiên, số trung bình răng sâu mất trám ở lứa 5 - 6 tuổi khoảng trên 50 - 60%; đặc biệt ở lứa 12 tuổi là rất cao đến 80 - 85%. Ở trẻ em còn có tỉ lệ sâu răng sữa, tỉ lệ này cũng rất cao là 85 - 90%.

Loại bỏ đường tiềm ẩn hay học cách "sống chung với lũ"?

Trong khi mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên tiêu thụ 6 thìa cà phê đường mỗi ngày. Các chuyên gia nha sĩ thì khuyên bố mẹ nên hạn chế các thức ăn có đường cho bé để tránh bị sâu răng hay các vấn đề răng miệng khác. Chúng ta khó mà có thể nói không với đường tiềm ẩn.

Đầu tiên, loại đường được ẩn giấu khỏi bao bì, các mẹ lại khó định lượng hàm lượng này trong thức ăn. Nguyên nhân quan trọng hơn, đường tiềm ẩn xuất hiện trong các các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ, loại bỏ chúng, đồng nghĩa với việc chúng ta không được ăn bánh mì, sữa chua, bánh gạo, phô mai, nước cam..

Vì sao ít ăn ngọt, bé vẫn bị sâu răng? - 2

Giải pháp đơn giản là thay vì hạn chế các thức ăn tốt cho sức khoẻ nhưng chứa đường tiềm ẩn, bố mẹ giúp bé hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Nhiều bà mẹ nổi tiếng và chuyên gia chia sẻ cách phòng ngừa sâu răng tối đa cho bé. Theo mẹ Khánh Vân: "Đừng quên nhắc con đánh răng, đừng chủ quan đồ ăn không ngọt là không có đường, phải ngăn ngừa sâu răng hết mức có thể, vì hàm răng theo con suốt đời".

Vì sao ít ăn ngọt, bé vẫn bị sâu răng? - 3

Mẹ Thu Hà - tác giả cuốn sách ăn khách "Con nghĩ đi, mẹ không biết" và "Để con được ốm" thì tập cho hai bé Xu Xim đánh răng cả sau bữa trưa, để đảm bảo đánh răng sau 3 bữa ăn mỗi ngày.

Ngoài "đầu tư" một Vlog nói về đường tiềm ẩn và cách phòng tránh, mẹ Minh Trang Nguyễn còn chia sẻ nhiều bí quyết ngừa sâu răng: "Đánh răng thật sạch trước khi đi ngủ. Sáng thì đánh răng sau khi ăn sáng. Ăn đồ không ngọt xong vẫn đánh răng như thường".

Cuối cùng và quan trọng nhất, theo TTND.TS.Bs. Ngô Đồng Khanh, đó là tìm được một loại kem đánh răng phù hợp và chải răng đúng cách: "Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem đánh răng có chứa Pro fluor, chất can xi siêu nhỏ… chất lượng tốt, rất có hiệu quả phòng ngừa bệnh sâu răng". Khi đánh răng, hãy: "Chải ít nhất 2 lần trong ngày, trước khi ngủ và sáng sau khi ăn sáng. Khi chải răng với kem có fluor, nên ngậm bọt kem và tráng đều fluor trên mặt răng ít phút sau đó mới súc miệng. Hạn chế súc miệng liên tục, súc miệng với nhiều nước".

Mẹ có biết, Pro Fluor linh hoạt và Canxi thiên nhiên siêu nhỏ trong kem đánh răng P/S sẽ giúp cả gia đình ngừa sâu răng tối ưu. Từ nay, mẹ và gia đình nhớ đánh răng với P/S để ngừa sâu răng, ngại gì đường tiềm ẩn nhé!

Nguồn: [Tên nguồn].