Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây suy hô hấp nặng

Ngày 26/10/2017 16:08 PM (GMT+7)

Viêm tiểu phế quản sẽ được điều trị kịp thời nếu phát hiện sớm, trái lại việc chẩn đoán muộn dễ dẫn đến biến chứng suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Mùa lạnh, đề phòng bệnh viêm tiểu phế quản biến chứng nguy hiểm

Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất. Đặc biệt theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, thường gặp nhất phải kể đến bệnh viêm tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây suy hô hấp nặng - 1

BS.CK2 Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 cho biết: “Đây là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất vào mùa lạnh và dễ tái phát trong 2 năm đầu đời, trong đó trẻ 3- 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt, ngược lại chẩn đoán muộn có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi do dễ nhiễm thêm vi trùng, xẹp phổi do tắc đàm, viêm tai giữa, suy hô hấp, thậm chí là tử vong”.

Bệnh có diễn tiến nghiêm trọng, tuy nhiên các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết và phòng ngừa bằng cách nâng cao kiến thức, quan tâm theo dõi trẻ sát sao.

Theo BS Khanh, trong 2-3 ngày đầu lúc mới mắc bệnh, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, sau đó ho tăng dần, khò khè, khó thở. Nặng hơn nữa, trẻ có thể sốt cao, bỏ bú, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái.

Thông thường, trẻ sẽ bớt khò khè, khó thở sau khoảng 5-7 ngày, sau khoảng thời gian này ho cũng sẽ giảm dần rồi khỏi hẳn trong khoảng 10-14 ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây suy hô hấp nặng - 2

Với những trẻ bị suy giảm miễn dịch, dưới 3 tháng tuổi, tiền sử sanh non hoặc nhẹ cân, suy dinh dưỡng nặng, có bệnh lý về tim - phổi thì cần đặc biệt lưu ý bệnh có thể sẽ kéo dài hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng và tử vong cũng cao hơn.

Vì thế, cha mẹ không được chủ quan, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao thì cần được thăm khám với bác sĩ để có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác.

Lưu ý, trước khi đến bệnh viện nếu trẻ sốt cao thì cần cho uống thuốc hạ sốt và không được ủ ấm quá mức sẽ làm thân nhiệt trẻ càng tăng cao hơn, gây nguy cơ sốt co giật.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Trong các tình huống thông thường, trẻ có thể uống thuốc hạ sốt thành phần paracetamol với liều lượng là 10-15mg/kg vì loại này tác dụng nhanh, an toàn, ít biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà

Các trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ, trẻ không có biến chứng hay yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.

Để trẻ chóng khỏi bệnh hay ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng, cần cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đàm, giúp trẻ dễ thở. Người lớn cũng cần biết cách vỗ lưng cho trẻ để tiêu đàm, hoặc khai thông đường thở bằng cách nhỏ mũi mỗi lần 2-3 giọt nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) rồi lau sạch mũi cho trẻ.

Ngoài ra, cần tiếp tục cho bé bú đầy đủ sữa mẹ hay sữa ngoài và ăn uống đủ chất nếu trẻ đã biết ăn dặm. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú, bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. 

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây suy hô hấp nặng - 3

Các bà mẹ phải cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và số lần trong ngày theo chỉ định của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý mua thuốc theo lời mách bảo của những người không phải bác sĩ, vì như thế có thể khiến bệnh của trẻ tăng nặng hơn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Những ông bố khi hút thuốc lá, thuốc lào cần lưu ý tránh xa trẻ, vì khói thuốc có thể làm bệnh nặng lên hoặc dễ bị hen suyễn trong lúc bệnh đang nặng và sau khi khỏi bệnh.

Trong quá trình chăm sóc trẻ phải theo dõi sát diễn tiến của bệnh. Khi phát hiện các triệu chứng như khó thở tăng lên, da tím tái, bú kém hoặc bỏ bú, ngủ li bì, khó đánh thức, sốt cao, dùng thuốc hạ sốt cũng không giảm, xuất hiện các biến chứng suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi cần báo ngay cho bác sĩ nếu đang ở bệnh viện hoặc phải đưa đến bệnh viện ngay nếu đang ở nhà” - BS Khanh khuyến cáo.

Viêm tiểu phế quản là bệnh có khả năng lây lan cao nên khi có trẻ bệnh, môi trường nhà trẻ, lớp mẫu giáo cần được chú ý bảo vệ, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm, ho, sổ mũi...

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh bằng cách đeo khẩu trang, mặc ấm cho trẻ, nhất là cần giữ ấm vùng cổ, ngực. Luôn chú ý rửa tay cho trẻ mỗi khi trẻ tiếp xúc với đồ vật và trước khi ăn. 

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây suy hô hấp nặng - 4

Hoàng Thúy.
Nguồn: [Tên nguồn].