Chăm trẻ ốm sốt mùa dịch như thế nào?

Ngày 26/08/2020 14:00 PM (GMT+7)

“Nhiều mẹ cứ thấy con sốt là cho uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cách này sẽ phản tác dụng với trẻ sốt nhẹ, sốt vừa”, TS Phúc cảnh báo.

Tiến sĩ, bác sĩ Cao Hồng Phúc, Học viện Quân Y 103, khuyến cáo trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý tới trẻ. Bởi hiện nay đang là giai đoạn chuyển mùa, đồng thời cũng là thời điểm bùng phát của nhiều loại virus, không chỉ SARS-CoV-2. Do đó, trẻ dễ bị ốm sốt. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mối nguy với trẻ càng trở nên lớn hơn.

Để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần cách ly trẻ với mầm bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tuyệt đối không tiếp xúc người ốm, sốt, ho. Bên cạnh đó, chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ngủ đủ giấc, tăng chất đạm trong thực đơn, tăng cường trái cây, vitamin C...

Chăm trẻ ốm sốt mùa dịch như thế nào? - 1

Đặc biệt, khi trẻ bị sốt, điều cha mẹ băn khoăn là có nên đưa trẻ vào viện hay không. Về điều này, TS Phúc cho rằng: “Không nên tức tốc đưa trẻ đến viện ngay. Hiện nay, đó không phải là biện pháp ưu tiên, bởi khi vào viện trong mùa dịch căng thẳng này, trẻ có thể lây nhiễm thêm một số mầm bệnh khác, làm phức tạp quá trình điều trị. Nên để trẻ ở nhà theo dõi trong vòng 24 tiếng nếu trẻ sốt dưới 38,50C”.

Theo chuyên gia này, sốt do các mầm bệnh thông thường và do Covid-19 không có sự khác biệt rõ ràng đến mức chỉ cần dựa vào sốt mà phân biệt được. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu gợi ý.

“Chẳng hạn sốt do cúm có 3 dấu hiệu điển hình: Sốt rất cao (thường xuyên trên 390C), đau mỏi khắp mình mẩy, nhức đầu như búa bổ. Sốt do Covid-19 khác một chút: sốt vừa phải (thường là 38,50C trở xuống) nhưng có kèm theo đau tức ngực, khó thở. Cúm không bao giờ có đau tức ngực và khó thở trừ khi có biến chứng”, TS Phúc nhấn mạnh.

Chăm trẻ ốm sốt mùa dịch như thế nào? - 2

Do đó, khi trẻ sốt, đầu tiên, cha mẹ phải đo thân nhiệt, 1-2 tiếng/lần đồng thời theo dõi diễn tiến cơn sốt. Nếu trẻ sốt thông thường, nhiệt độ không cao và không biến chứng, không nên tới viện. Bé chỉ cần theo dõi tại nhà. Lúc này, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng, lau người bằng nước ấm, để thoát nhiệt. Trẻ nên được bù nước đầy đủ để cơ thể dễ dàng ra mồ hôi, từ đó khuếch tán nhiệt độ ra ngoài, giúp hạ sốt.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt để chườm thay khăn mát; hoặc dùng giữa mỗi lần uống thuốc hạ sốt (cách mỗi 4 tiếng) giúp trẻ dễ chịu, nhất là vào ban đêm.

“Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Khi chúng ta dán miếng hạ sốt lên trán trẻ, nhiệt độ của da trán sẽ làm nóng lớp nước chứa trong đó, khiến nước bay hơi, khuếch tán nhiệt độ ra bên ngoài. Nhờ đó hạ nhiệt của da trán, gián tiếp hạ nhiệt của cơ thể”, TS Phúc cho hay.

Chăm trẻ ốm sốt mùa dịch như thế nào? - 3

Chuyên gia lưu ý nhiều mẹ thấy con sốt vội cho uống thuốc hạ sốt ngay. Tuy nhiên, cách này sẽ phản tác dụng với trẻ sốt nhẹ, sốt vừa. Bởi sốt nhẹ là giai đoạn cơ thể đang tạo hiệu ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh. Thuốc hạ sốt sẽ làm giảm quá trình tương tác tạo hiệu ứng miễn dịch bên trong. Lúc này, các biện pháp như dùng miếng dán hạ sốt, bù nước, lau người...tỏ ra tối ưu hơn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại miếng dán hạ sốt khác nhau. Một trong các sản phẩm được tin dùng và tạo được uy tín từ người dùng là miếng dán Koolfever. Koolfever được ghép từ 2 chữ tiếng Anh, có thể hiểu nghĩa tiếng Việt là làm mát cho các cơn sốt. Miếng dán hạ sốt Koolfever của Nhật Bản khác biệt về công nghệ lẫn độ an toàn cho làn da trẻ so với các sản phẩm khác.

Theo TS Phúc, bên cạnh dùng miếng dán hạ sốt, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định khi nhiệt độ trẻ cao hơn 38,5 độ C. Nếu có các triệu chứng khác như nôn, phát ban, co giật, khó thở, ho nhiều... phải đưa trẻ đi viện ngay.

Chăm trẻ ốm sốt mùa dịch như thế nào? - 4

Điểm vượt trội của Koolfever: Koolfever tối ưu cơ chế làm mát vật lý bằng cách

+ Tăng khối lượng, độ ẩm lớp hydro gelso với các sản phẩm thông thường, giúp kéo dài thời gian làm mát.

+ Lớp màng ngoài, thay vì sử dụng chất liệu polyester có thể in lên được nhưng lại gây bức bí, không thoát được nhiệt, đeo lâu bị khó chịu, Koolfever sử dụng sợi bông ém để thông khí, tạo điều kiện để nước bốc hơi.

+ Koolfever không sử dụng keo dính ở bề mặt gel tiếp xúc với da. Lớp keo này tuy giúp dính chắc trên da nhưng làm cản trở sự khuếch tán nhiệt, đồng thời tạo tâm lý chủ quan cho bố mẹ khi thấy miếng dán vẫn dính chắc (8 - 10 tiếng) mặc dù tác dụng làm mát đã hết từ lâu. Vì vậy quan niệm miếng dán hạ sốt cứ dính chắc mới là hiệu quả hiện đã không còn là tiêu chí của các bậc phụ huynh khi lựa chọn sản phẩm cho con.

Nguồn: [Tên nguồn].