Đây là điều cần làm trước khi cưới nhưng chị em thường quên

Ngày 20/05/2019 14:00 PM (GMT+7)

Chuẩn bị áo cưới, chụp ảnh cưới, địa điểm tổ chức tiệc cưới, kế hoạch sinh con, dự định mua nhà… là những vấn đề được nhiều cặp đôi quan tâm tại triển lãm cưới Marry Wedding năm nay. Tuy nhiên, hầu hết chị em lại quên mất việc tiêm phòng trước khi cưới.

Tiêm phòng tiền hôn nhân: Vì sao không thể đợi?

Trong khuôn khổ triển lãm cưới Marry Wedding Day năm nay, chương trình tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân miễn phí với chủ đề “Chung đôi sánh bước, làm chủ tương lai”. Bên cạnh sự dẫn dắt duyên dáng của MC Lan Nhi, chương trình còn có sự tham gia của hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và tiêm phòng: ThS. BS Nguyễn Minh Ngọc - Phó Khoa Xét Nghiệm Lâm sàng - Viện Pasteur TP.HCM, và BS Chuyên khoa 1 Đặng Lê Dung Hạnh - Trưởng khoa hậu phẫu - Bệnh viện Hùng Vương.

Đây là điều cần làm trước khi cưới nhưng chị em thường quên - 1

BS. Minh Ngọc (chính giữa) và BS. Dung Hạnh (bên phải) chia sẻ những thông tin hữu ích về việc phòng bệnh tiền hôn nhân

Theo đó, nhiều thông tin về chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi cưới, đặc biệt là tiêm phòng một số bệnh như ung thư cổ tử cung (UTCTC), thuỷ đậu, sởi, quai bị, rubella... đã được các bác sĩ giải đáp cặn kẽ.

Đây là điều cần làm trước khi cưới nhưng chị em thường quên - 2

Tại buổi tư vấn, BS. Minh Ngọc đã đưa nhiều lời khuyên hữu ích đến các cặp đôi đang dự tính lên kế hoạch cưới

Theo BS. Minh Ngọc: “Nhiều cặp đôi mới cưới không có kế hoạch hóa gia đình nên sẵn sàng sinh con ngay sau đám cưới, như vậy, cô dâu sẽ phải tiêm phòng sớm.” Đối với thủy đậy, sởi quai bị, rubella trong thời gian mang thai, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất thì nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (gây dị tật), đồng thời có thể gây sảy thai. Do đó, phụ nữ cần tiêm phòng những căn bệnh này tối thiểu 3 tháng trước khi có con.

Đây là điều cần làm trước khi cưới nhưng chị em thường quên - 3

BS. Dung Hạnh chia sẻ về sự nguy hiểm của UTCTC

Riêng UTCTC, “Đây là căn bệnh diễn tiến âm thầm, thường kéo dài từ 15-20 năm. Triệu chứng bệnh thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Điều này nhiều khả năng tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ”, BS. Dung Hạnh cho biết.

Nếu dưới 26 tuổi, hãy tiêm phòng UTCTC ngay!

UTCTC hiện là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44. Mỗi ngày, căn bệnh này tước đi sinh mạng của khoảng 7 người phụ nữ Việt. “Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, đi cùng với tầm soát định kì nhằm phát hiện sớm điều trị kịp thời UTCTC”, BS. Dung Hạnh nhấn mạnh. Lý giải về lý do vì sao phải kết hợp tiêm vắc xin và tầm soát định kỳ, BS. Dung Hạnh cho biết thêm: “Do UTCTC vẫn có thể do các chủng HPV không có trong vắc-xin nên việc tầm soát hàng năm bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung vẫn rất cần thiết để phát hiện các tổn thương tiền ung thư do các chủng khác gây ra. Việc tiêm phòng vắc-xin giúp làm giảm số lần tầm soát và làm giảm các bất thường tế bào ở cổ tử cung, do đó làm giảm gánh nặng chi phí và thời gian cho người phụ nữ.”

Đây là điều cần làm trước khi cưới nhưng chị em thường quên - 4

Buổi tư vấn đã được phát trực tiếp trên HPV Fanpage. Xem clip Tại đây.

Tham gia buổi tư vấn, nhiều người cũng thắc mắc, liệu có quan hệ tình dục rồi thì có thể tiêm ngừa UTCTC không? Các bác sỹ cho biết: “Tại Việt Nam, vắc xin ngừa HPV được chỉ định cho nữ giới từ 9-26 tuổi, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi, không quan tâm là đã có quan hệ tình dục hay chưa.”

Đây là điều cần làm trước khi cưới nhưng chị em thường quên - 5

Chương trình cũng gửi tặng những bó hoa tươi thắm cảm ơn các bác sĩ đã tận tình giải đáp thắc mắc cho các cặp đôi.

Tại buổi tư vấn, BS. Dung Hạnh cũng khuyên các bạn nữ nếu chưa muốn có con ngay nên tiêm ngừa UTCTC càng sớm càng tốt vì bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào.

Những lưu ý khi tiêm phòng bệnh UTCTC

 - Lịch chủng ngừa chuẩn: 0-2-6 tháng. Điều này có nghĩa là mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng.

- Nếu bạn chưa có kế hoạch sinh con, có thể chờ tiêm xong mũi thứ 3 và sau khi hoàn thành mũi thứ 3 khoảng 3 tháng, bạn có thể dừng biện pháp tránh thai để có thai.

- Nếu bạn đang mang thai, nên tạm dừng chủng ngừa và tiếp tục lại sau khi sinh xong.

- Bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 545 459, hoặc vào fanpage https://www.facebook.com/hpvvietnam/, hoặc website http://hpv.vn/ để biết thêm thông tin hữu ích về bệnh UTCTC, vi rút HPV và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Hải Anh.
Nguồn: [Tên nguồn].