Đối phó với viêm mũi dị ứng khi chuyển mùa

Ngày 26/10/2016 10:00 AM (GMT+7)

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây nhiều phiền toái cho người bệnh với triệu chứng như liên tục sụt sịt, sổ mũi, nghẹt mũi khiến người bệnh không thể tập trung, nếu kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm xoang... Bệnh đặc biệt tăng khi thời tiết chuyển mùa.

Khổ vì trời đẹp

Đối phó với viêm mũi dị ứng khi chuyển mùa - 1

Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi … là những triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng

Mỗi năm đến tiết trời vào thu, khi mọi người khen thời tiết đẹp, thì chị Nguyễn Thu Nga (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) lại khổ sở vì bệnh viêm mũi dị ứng, cứ sáng dậy là ngứa mũi, hắt hơi hàng chục cái, rồi chảy nước mũi trong. Chị than thở: “Không biết nước mũi ở đâu ra nhiều thế, tôi cứ phải vo hai cục giấy ăn nhét vào hai bên lỗ mũi để thấm hút nước mũi. Sáng ra đi làm hôm nào hai mũi cũng đỏ ửng, mắt thì húp cả lại vì hắt hơi, sổ mũi nhiều quá. Có những hôm đau hết cả vùng trán và hốc mắt, rất khó chịu”. Mà khổ nhất là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nước mũi lại thường bị mọi người nhầm là cảm cúm và bắt chị Nga phải cách ly.

Đồng cảnh ngộ với chị Nga, anh Trần Duy Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng bị viêm mũi dị ứng nhiều năm nay, những lúc không chảy mũi trong thì lại nghẹt mũi, đến mức không thở được, cứ phải há mồm ra thở đằng miệng. “Sáng dậy mồm miệng khô khốc, y như rằng lại đau họng. Nhiều khi đi ngủ còn phải đeo cả khẩu trang, vừa giữ ấm mũi vừa để miệng thở đỡ bị khô. Thế mà những lần viêm mũi nặng còn dẫn đến sưng viêm mũi họng, viêm có mủ trong hốc xoang, phải điều trị kháng sinh”, anh Định chia sẻ.

Bệnh miễn dịch do phản ứng quá mẫn của cơ thể

Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài gây dị ứng (gọi là các dị ứng nguyên) như phấn hoa, bụi nhà, thời tiết thay đổi,…, gây ra phản ứng quá mẫn của cơ thể làm giải phóng ra histamin và vận chuyển đến cơ quan đích. Khi lượng histamin vượt ngưỡng bình thường, lập tức các triệu chứng của viêm mũi dị ứng xuất hiện: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, tắc ngạt mũi. Dị ứng mũi thường đồng thời xảy ra ở mắt, họng vì cùng tiếp xúc với dị nguyên. Viêm mũi dị ứng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng như: Viêm xoang, nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng, viêm thanh quản...

Điều khổ nhất cho người bị viêm mũi dị ứng là gần như không thể điều trị khỏi dứt điểm, ngoại trừ việc tách khỏi môi trường có dị nguyên; tuy nhiên nếu dị ứng nguyên là do thay đổi thời tiết thì chỉ có thể giải quyết khi thay đổi môi trường khí hậu sinh sống. Vì vậy, người bệnh đa phần là chấp nhận chung sống với bệnh và dùng thuốc để điều trị triệu chứng. Tin vui cho người bệnh là, mới đây Việt Nam đã lần đầu tiên sản xuất thuốc Nozeytin với Azelastin dạng xịt là thuốc kháng Histamin thế hệ 2 dùng ngoài, có tác dụng vô hiệu hóa Histamin và ngăn chặn được các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là Nozeytin có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng nên tốt nhất sử dụng ngay khi có những dấu hiệu báo trước dị ứng mũi như ngứa mũi, hắt hơi… Các nghiên cứu đã cho thấy thuốc xịt mũi Nozeytin tác dụng tại chỗ với liều rất thấp mà hiệu quả nhanh, lại kéo dài nhiều giờ nên bệnh nhân không cần phải uống thuốc để ngăn chặn triệu chứng khó chịu của dị ứng mũi: ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và đỡ chịu các tác dụng phụ không mong muốn lên các cơ quan khác trong cơ thể.

Nozeytin chứa Azelastin HCl là một chất tác dụng kháng histamin. Ngoài tác dụng kháng histamin do gắn vào thụ thể H1, qua đó có tác dụng làm giảm sự co cơ trơn, làm mất tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của histamin lên mao mạch còn ức chế giải phóng chất trung gian gây viêm từ tế bào mast. Vì vậy Nozeytin được sử dụng tại chỗ trong giảm triệu chứng của bệnh dị ứng bao gồm cả viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng.

Đối phó với viêm mũi dị ứng khi chuyển mùa - 2

Nozeytin cũng được sử dụng trong điều trị viêm mũi không dị ứng.

Nozeytin dạng xịt, tiện dùng và hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi.

Số XNQC: 107/2016/XNQC-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Website: www.chuaviemmui.vn

Hotline: 1900 6436

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Viêm mũi dị ứng