Ho gà đang 'hoành hành', các mẹ phải làm ngay những việc này để con không nhiễm bệnh

Ngày 09/03/2017 14:21 PM (GMT+7)

Với liên tiếp các trường hợp trẻ nhập viện do mắc bệnh ho gà, nhiều phụ huynh đang hoang mang, lo lắng không biết làm sao để phát hiện và phòng bệnh.

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong những tháng đầu năm 2017, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 50 trẻ mắc bệnh ho gà có biến chứng nặng, trong đó có 5 ca tử vong.

Trong số các trẻ nhập viện đa phần là ở độ tuổi rất nhỏ, chưa đến tuổi tiêm chủng, hoặc chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Đáng nói là, nhiều trẻ khi được phụ huynh đưa đến viện thì đã ở giai đoạn nặng do nhầm lẫn với những căn bệnh khác.

Để phòng căn bệnh này, TS Lâm cho rằng: “Cách tốt nhất để dự phòng ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên và người lớn là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch (loại vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván – DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b – Quinvaxem)”.

Ho gà đang amp;#39;hoành hànhamp;#39;, các mẹ phải làm ngay những việc này để con không nhiễm bệnh - 1

Ngoài ra, để phòng bệnh ho gà, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

Lịch tiêm phòng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem như sau: Mũi thứ 1 khi trẻ 2 tháng tuổi và các mũi thứ 2, 3 cách mũi trước 1 tháng. Mũi thứ 4 là khi trẻ 18 tháng tuổi và nên nhắc lại mũi 5 lúc 17-18 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nhiều trẻ bị ho gà chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi, thậm chí có trẻ còn chưa đến tuổi tiêm phòng. Cũng chính vì vậy, khi bà mẹ mang thai trên 20 tuần nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi trẻ chào đời để có hệ miễn dịch cho các bé từ sớm.

Ngoài ra, để phòng bệnh ho gà, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Cần đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ.

Khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ bị biến chứng.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu dù là nhỏ nhất

Một vấn đề nữa cũng được nhiều cha mẹ quan tâm, đó là làm sao để phát hiện sớm khi trẻ mắc ho gà. Theo TS Lâm, ho gà có biểu hiện và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một điều đáng lo ngại nữa là bệnh có thời gian ủ bệnh dài, khoảng 1-2 tuần, khó nhận biết sớm, trong khi đây lại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan rất cao. Đối với trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà, bệnh tiến triển nặng lên rất nhanh, ở trẻ sơ sinh tỉ lệ tử vong lên đến 90%.

Ngoài ra, còn gây nên một số biến chứng nguy hiểm khác như: viêm phổi nặng, viêm não, uất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác…Do vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Ho gà đang amp;#39;hoành hànhamp;#39;, các mẹ phải làm ngay những việc này để con không nhiễm bệnh - 2

Nhiều bệnh nhi mắc ho gà có biến chứng nặng phải thở máy. Ảnh: Khánh Chi.

Về những biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm này, BS Lâm thông tin, ho gà có biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu trứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp): Bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp. Cũng chính những con ho dài dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Giai đoạn 3 của ho gà: Là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.

Chính vì thế, khi phụ huynh thấy trẻ có những triệu chứng trên không nên chủ quan mà cần đưa ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết tìm ra chính xác căn bệnh.

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp