Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào hàng tá “hiểm họa”

Ngày 09/10/2018 10:00 AM (GMT+7)

Ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ là 3 chức năng cơ bản của răng. Ở giai đoạn trẻ mới bắt đầu thay răng, nếu ba mẹ không quan tâm có thể làm răng trẻ bị xô lệch, ăn nhai khó khăn, nói ngọng, mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu…

Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào hàng tá “hiểm họa” - 1

Khám phá 3 chức năng chính của răng

Răng ngoài chức năng ăn nhai như chúng ta đã biết thì đây cũng là bộ phận quan trọng trong việc hỗ trợ phát âm và vấn đề thẩm mỹ của khuôn miệng, gương mặt.

*Chức năng ăn nhai:

Răng được xem là “tiền đề” của hệ tiêu hóa, thức ăn vào miệng nhờ răng, lưỡi và các thành phần nước bọt để cắt và nghiền nhỏ thức ăn. Hàm răng người chia làm 3 nhóm chính đảm nhận các chức năng:

- Răng cửa dùng để cắn thức ăn

- Răng nanh dùng để xé thức ăn

- Răng hàm và tiền hàm dùng để nghiền nát thức ăn

*Chức năng phát âm:

 Các Bác sĩ về Nha khoa Chuyên sâu cho biết: Với những trường hợp răng sữa mất sớm sẽ làm trẻ nói ngọng và phát âm không chính xác. Trẻ khi lớn lên có thể nói không đúng giọng, đặc biệt là khi học ngoại ngữ, các âm "s", "th", "ch", “f”, “ph”...

*Chức năng thẩm mỹ:

Một hàm răng đẹp và khỏe mạnh sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, làm nụ cười cân đối và hài hòa hơn. Những người có răng cửa xấu, lệch lạc cũng ảnh hưởng nhiều đến nét đẹp và nét duyên dáng chung của khuôn mặt. Chính vì thế cần phải chỉnh nha cho trẻ từ những ngày đầu thay răng. Bên cạnh đó việc lựa chọn niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt cũng là điều hết sức quan trọng đối với các bậc phụ huynh.

Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào hàng tá “hiểm họa” - 2

Răng có 3 chức năng chính: Ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ

Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào nhiều “hiểm họa”

“Hiểm họa” lớn đối với sức khỏe dạ dày

Nếu bị các vấn đề lệch lạc, hô, móm, thưa…răng hàm trên - dưới sẽ không khít vào nhau dẫn tới sai khớp cắn, chức năng ăn nhai kém đi, thức ăn không được xay nhuyễn đã được đưa vào bộ phận tiêu hóa dẫn tới tình trạng bị nghẹn ở cổ, tức bụng và rối loạn hệ tiêu hóa.

Khi ăn nhai trên hàm răng bị lệch lạc, không đều hoặc sai khớp cắn có thể làm cho thức ăn không nhuyễn, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Thông thường, thức ăn được răng cắt nhỏ và nhai kỹ mới chuyển đến hệ tiêu hóa bên trong cơ thể. Thế nhưng nếu răng trẻ bị lệch lạc, thức ăn không được nhai nhuyễn đã vào đến dạ dày, làm cho việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra kém hơn bình thường.

Bác sĩ Hoàng Tiến Phát - điều trị tổng quát tại viện Niềng răng Chuyên sâu Up Dental, khuyến cáo: “Về lâu dài, việc để trẻ ăn nhai trên một hàm răng sai lệch khớp cắn có thể là gây ra hội chứng trào ngược dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… Nguyên nhân là do cơ quan tiêu hóa phải làm việc “quá tải” trong tình trạng thiếu dịch vị, khó hấp thu chất dinh dưỡng”.

Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào hàng tá “hiểm họa” - 3

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm, trẻ dễ bị nói ngọng

Răng tham gia nhiều vào quá trình phát âm, đặc biệt là các răng cửa. Việc phát âm của trẻ cần sự ăn khớp của hai hàm răng, kết hợp với cơ chế đẩy của lưỡi hoặc tham gia của môi tạo ra âm thanh tròn, đều và chuẩn.

Một số ví dụ về từ tiếng Việt và tiếng Anh cần sự tham gia nhiều của răng như:

*Âm cần sự kết hợp lưỡi và răng:

Các từ như: thanh thoát, thỉnh thoảng, thông thường…

Hoặc những từ tiếng Anh: That, this, though…

*Âm cần sự kết hợp môi và răng:

Ví dụ các âm: v, f, ph…

Một số từ tiếng Việt: vui vẻ, va vấp, phong phú, phung phí, phơi phới...

Một số từ trong tiếng Anh như: volunteer, vacation, vote, food, film, fat...

Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào hàng tá “hiểm họa” - 4

Bác sĩ Hoàng Tiến Phát (ĐH Y Dược TP. HCM, viện Niềng răng Chuyên sâu Up Dental)

Mối đe dọa đến sức khỏe của nướu răng

Nếu ba mẹ không quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng như: Thăm khám răng định kỳ, vệ sinh răng miệng… có thể là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe răng miệng của trẻ khi trưởng thành.

Những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng, xỉn màu răng… có thể hình thành do các mảng bám, thức ăn thừa, vôi răng tích tụ nhiều trên răng không được làm sạch.

Tại sao phải khám răng cho con 06 tháng/ lần?

Các Bác sĩ nha khoa Chuyên sâu khuyên ba mẹ nên dẫn trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ 06 tháng/lần để kiểm tra mức độ phát triển của răng, xương hàm, cạo vôi răng và có biện pháp điều trị kịp thời đối với các bệnh lý sâu răng, viêm nha chu…

- Sức khỏe răng miệng của một người đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cần được khám răng định kỳ để biết được tình trạng khỏe mạnh của răng. Hầu hết bệnh nhân thường gặp phải những vấn đề nghiêm trọng mới tìm tới nha sĩ, điều này khiến việc điều trị các bệnh lý răng miệng cho trẻ tốn nhiều thời gian và khó khăn.

- Khoảng thời gian 06 tháng khá dài để các mảng bám, vôi răng, vi khuẩn sinh ra ra từ thức ăn sót lại gây nên các bệnh răng miệng như: Sâu răng, vôi răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng... Những bệnh này không điều trị sẽ khiến răng bị mất sớm. Do đó, cột mốc khám răng 06 tháng/lần giúp ba mẹ bảo vệ và chăm sóc răng miệng của trẻ tốt hơn.

Lơ là chuyện răng miệng, ba mẹ vô tình đẩy con vào hàng tá “hiểm họa” - 5

Nên đưa trẻ khám răng định kỳ 06 tháng/lần để bảo vệ răng miệng trẻ tốt hơn

Đặc biệt, khám răng định kỳ giúp phát hiện và can thiệp kịp thời những trường hợp trẻ bị răng hô, móm, thưa, lệch lạc… Những trang thiết bị Nha khoa Chuyên sâu giúp ba mẹ biết được chính xác mức độ phát triển răng, xương hàm của trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện răng mọc lệch lạc, hô, móm… bác sĩ có thể sớm đề ra phương pháp niềng răng cho trẻ em, giúp trẻ có hàm răng đều, đẹp, khuôn miệng cân đối khi trưởng thành.

UP DENTAL – NHA KHOA CHUYÊN NIỀNG RĂNG

100% ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM –  ĐƯỢC ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ NIỀNG RĂNG

Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline tư vấn: 0981 805 250 – 0902 657 078

Hotline CSKH: 0983 770 146 – 0962 607 039

Website: http://updental.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/


 

Nguồn: [Tên nguồn].