Mùa hè nắng nóng: chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột

Ngày 27/04/2016 14:00 PM (GMT+7)

Mùa hè nắng nóng đang đến gần. Đây là thời gian mà các ký sinh trùng gây bệnh có dịp bùng phát mạnh. Nếu không biết cách giữ gìn vệ sinh, trẻ sẽ dễ bị nhiễm giun đường ruột gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bé nhiễm giun: Mẹ lo lắng

Được về quê ngoại tại Khánh Hòa chơi, bé An Ngọc (5 tuổi) được dịp thưởng thức rất nhiều món ngon đặc sản như: hải sản, nem chua, cá sống,… Thời gian này, chị Tuyết Mai – mẹ của An Ngọc cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh trong vui chơi và sinh hoạt của cháu. Hậu quả là sau khi trở về nhà tại Q.8 – Tp.HCM, bé phải nhập viện vì lý do bị nhiễm giun đường ruột.

Kể lại chuyện, chị Tuyết Mai cho biết: “Hồi đầu mình thấy cháu thường xuyên buồn nôn, mặt nhợt nhạt. Mình nghĩ chắc do đường tiêu hóa của cháu hoạt động không tốt. Nhưng sau một ngày, cháu càng trở nặng. Đưa vào bệnh viện thì mình mới biết cháu bị nhiễm giun đường ruột”.

Thường xuyên đi công tác, cả hai vợ chồng chị Phùng Lệ (Q12, Tp.HCM) rất hay gửi cháu Tiểu Mỹ ở nhà ông bà ngoại. Vì cả ông và bà đều già yếu nên ít chú ý đến vấn đề vệ sinh trong ăn uống của cháu. Hậu quả là dạo gần đây cháu có những phản ứng khó chịu về tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… Đến lúc đưa bé vào bệnh viện Nhi Đồng 1 thì mới biết bé bị nhiễm giun đường ruột.

Rút ra được bài học sau lần nhập viện này của Tiểu Mỹ, chị Lệ chia sẻ: “Lần nhập viện này của con gái càng làm tôi nhận thấy được việc tẩy giun định kỳ cho Tiểu Mỹ và cho cả cha mẹ của tôi rất quan trọng. Đó là cách để tôi bảo vệ cả gia đình mình khỏi những sự cố nhập viện như lần này”.

Nhiễm giun đường ruột: Triệu chứng không rõ, dễ bị bỏ qua, hậu quả nghiêm trọng

Khi bị nhiễm giun đường ruột, dấu hiệu sớm nhất sẽ xuất hiện tại hệ tiêu hóa với các rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, đau bụng, đôi khi phân có máu hay có đàm nhớt… Vì vậy, không ít người nhầm lẫn bệnh do nhiễm giun đường ruột với các bệnh rối loạn tiêu hoá khác.

Tuy vậy, mỗi triệu chứng do nhiễm giun đường ruột gây ra đều có một tác hại khác nhau. Theo đó, tiêu chảy sẽ làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của thức ăn qua ruột đưa đến nguy cơ suy dinh dưỡng nếu tình trạng này kéo dài, và khi cơ thể bị suy dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Đau bụng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động/làm việc đối với người lớn và khả năng học tập đối với trẻ. Ngoài ra, nhiễm giun đường ruột lâu dài còn gây rối loạn về máu như số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc.

Ngoài ra, một ảnh hưởng của nhiễm giun đường ruột lâu dài là độc tố của nó sẽ tác động trên hệ thần kinh gây nên co giật ở trẻ em, rối loạn hoặc suy nhược thần kinh. Và nhiễm giun đường ruột lâu dài cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển như: thiếu vitamin, kiết lỵ, lao phổi... do sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Trị giun đường ruột hiệu quả là “2 lần 1 năm”

Không phải như những căn bệnh khác, việc tẩy giun cần làm định kỳ và cùng lúc cho cả gia đình. Điều trị nhiễm giun đường ruột không khó và dễ dàng đat hiệu quả an toàn, bền vững khi mỗi gia đình có ý thức chủ động tẩy giun. Đây cũng là lời khuyến cáo của PGS - TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tại Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116”.

Với khả năng làm tê liệt và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân, hoạt chất Mebendazol 500mg được nghiên cứu và chứng minh bởi các nhà khoa học trong việc tẩy giun một các hiệu quả. Cụ thể hơn, trong ba dạng thù hình của Mebendazol là polymorph A, B và C  thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên ít các tác dung phụ, an toàn khi sử dụng.

Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116”

Mùa hè nắng nóng: chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột - 1

PGS-TS Trần Thanh Dương_Viện trưởng VSR-KST-CT TW đánh trống phát động chương trình

Là hoạt động đặc biệt ý nghĩa nhằm chăm lo sức khỏe của người dân do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thực hiện dưới sự tài trợ của VPĐD Janssen Cilag Ltd. Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” khuyến cáo cách thực hiện cụ thể, dễ nhớ - đó là nên tẩy giun định kỳ 2 lần 1 năm vào ngày 6/1 và ngày 1/6.

  Mùa hè nắng nóng: chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột - 2

 Chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116 truyền tải thông điệp tẩy giun vào ngày 6_1 và 1_6 hàng năm

Mùa hè nắng nóng: chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột - 3

Học sinh tiểu học Đền Lừ tham gia trò chơi tiêu diệt giun

Mùa hè nắng nóng: chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột - 4

 TS Đỗ Trung Dũng – Trưởng khoa Ký sinh trùng giao lưu cùng học sinh

Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” một lần nữa nhắc nhớ vai trò quan trọng của việc tẩy giun nhằm bảo vệ sức khỏe của bé và cả gia đình trong vấn đề giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vui chơi sạch sẽ, kết hợp với việc tẩy giun cho cả gia đình.

(Nội dung do VPĐD Janssen Cilag Ltd. tài trợ)

Ngọc Minh.
Nguồn: [Tên nguồn].