Nấu ăn cho mẹ bầu đơn giản hơn bao giờ hết nhờ phần mềm xây dựng thực đơn dinh dưỡng

Ngày 29/03/2021 14:00 PM (GMT+7)

Chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ trong và sau thai kì trở nên đơn giản nhờ Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Dinh dưỡng cho mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong suốt thời gian mang thai, sinh con, cho con bú. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ quyết định sức khỏe người mẹ mà còn tác động đến sự hình thành của thai nhi và sự tăng trưởng của trẻ nhỏ. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển tầm vóc, thể lực và trí lực của trẻ khi trưởng thành.

Nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé, Bộ Y tế đã chính thức công bố triển khai Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”. Phần mềm do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phát triển, với sự tư vấn, hướng dẫn, thẩm định và phê duyệt về chuyên môn dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế.

Phần mềm cung cấp một ngân hàng hơn 80 ngày thực đơn phong phú, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho mẹ trong và sau thai kì. Trong tương lai, ngân hàng thực đơn của Phần mềm sẽ được bổ sung thực đơn cho bé, với số món ăn lên đến 2.500, mẹ có thể thay đổi linh hoạt, đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày của mẹ và bé.

Phần mềm cũng cho phép người dùng xây dựng những thực đơn mới dựa vào các món ăn sẵn có trong ngân hàng thực đơn nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện, sở thích, thu nhập cá nhân.

Tất cả thực đơn của Phần mềm được phát triển theo quy trình bài bản trong gần 3 năm, bắt đầu từ nghiên cứu thói quen ẩm thực, xác định tiêu chuẩn và dữ liệu dinh dưỡng, phát triển thực đơn, tính toán dinh dưỡng, hướng dẫn chế biến, thực nghiệm và hoàn thiện. Cách chế biến các món ăn được tư vấn bởi các chuyên gia ẩm thực để đảm bảo phù hợp với khẩu vị của mẹ và bé ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Để hoàn thiện thực đơn, các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ được mời tham gia khảo sát, thực nghiệm và cho ý kiến đóng góp trong suốt quá trình phát triển thực đơn.

Phần mềm hiện đang được cung cấp hoàn toàn miễn phí tại website: dinhduongmevabe.com.vn. Chỉ cần đăng kí một tài khoản là người dùng có thể sử dụng toàn bộ các tính năng trong Phần mềm.

Nấu ăn cho mẹ bầu đơn giản hơn bao giờ hết nhờ phần mềm xây dựng thực đơn dinh dưỡng - 1

Giao diện phần mềm đơn giản, dễ thao tác để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Không chỉ cung cấp ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi, người dùng còn được giới thiệu các công cụ theo dõi tình trạng sức khỏe cảu mẹ và bé, kiểm tra chế độ dinh dưỡng hiện tại cùng nhiều thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe dưới dạng các bài viết và video.

Nấu ăn cho mẹ bầu đơn giản hơn bao giờ hết nhờ phần mềm xây dựng thực đơn dinh dưỡng - 2

Chức năng kiểm tra & Tư vấn chế độ ăn dinh dưỡng của Phần mềm.

Ngày 30/11/2020, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4976/QĐ-BYT về việc ban hành Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” sử dụng tại các cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc, kể cả y tế ngoài công lập và tại cộng đồng.  Ngày 07/12/2020, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em thuộc Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 6782/BYT-BM-TE về việc hướng dẫn các cơ sở y tế kế hoạch triển khai và sử dụng Phần mềm trên phạm vi toàn quốc.

Trong thời gian tới, cùng với sự tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn về dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng Quốc gia, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và Công ty Ajinomoto Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp triển khai Phần mềm đến Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các cơ sở y tế; Phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và những người chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên quy mô toàn quốc. Đây được xem là một trong những nỗ lực góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ và trẻ em Việt Nam, một nội dung quan trọng của "Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn năm 2011 – năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030".

Nguồn: [Tên nguồn].