Người phụ nữ phát hiện có giun trong mật, thủ phạm là món ăn không ít người mê

Ngày 03/05/2020 19:00 PM (GMT+7)

Người phụ nữ phẫu thuật sỏi mật, nào ngờ phát hiện “ký sinh trùng” đang co duỗi trong ống mật, món ăn nhiều người thích là thủ phạm.

Vào ngày 24/3 năm nay, bà Trình ở Thâm Quyến, Trung Quốc đột nhiên bị đau bụng, kèm theo buồn nôn và nôn ói. Cơn đau dai dẳng không thuyên giảm, vì vậy bà Trình đã đến Bệnh viện Nhân dân thứ ba Thâm Quyến để kiểm tra. Sau khi kiểm tra CT, bác sĩ nhanh chóng tìm thấy nguyên nhân - ống mật bị kẹt với một "viên sỏi" có kích thước khoảng 4mm. Viên sỏi này đã bị mắc kẹt ở lối ra của dịch mật và dịch tụy, khiến bà Trình bị đau bụng.

Người phụ nữ phát hiện có giun trong mật, thủ phạm là món ăn không ít người mê - 1

Người phụ nữ bị đau bụng vì sỏi mật, nhưng sau đó phát hiện có "ký sinh trùng" trong mật.

Bác sĩ nói rằng nếu không được điều trị, có thể phát triển thành viêm tụy nặng và nguy cơ tử vong cao. Sau khi loại trừ bệnh COVID-19, bà Trình được đưa vào Khoa Phẫu thuật Gan mật của Bệnh viện Nhân dân thứ ba Thâm Quyến trong 2 ngày tiến hành điều trị. Sau đó, cơn đau bụng của bà đã thuyên giảm rất nhiều, nhưng những viên sỏi chặn đường mật và dịch tụy vẫn tồn tại.

Để tránh tổn thương gan và viêm tụy đi kèm, các bác sĩ sẽ loại bỏ sỏi thông qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Vào ngày 27/3, ca phẫu thuật kết thúc thành công. Bác sĩ còn đặt một “ống dẫn” trong cơ thể bà Trình để dịch mật có thể được dẫn lưu trực tiếp ra khỏi cơ thể.

Vào ngày thứ ba sau khi phẫu thuật, trong một lần kiểm tra, đột nhiên bác sĩ phát hiện ra một vật lạ trong cơ thể bà Trình. Trong ống thông dịch mật có 2 “lát thịt” màu hồng vừa phẳng vừa nhỏ, dài khoảng 1cm, vẫn co duỗi tự do trong dịch mật. Bác sĩ hết sức cảnh giác trong trường hợp này, suy đoán bà Trình có lẽ không phải là bị sỏi túi mật đơn giản, mà "lát thịt" co duỗi này rất có thể là một ký sinh trùng. Đây là trường hợp, ký sinh trùng chết có thể hình thành sỏi trong túi mật của bệnh nhân, và sỏi rơi vào ống mật chung, gây ra một loạt các biểu hiện tiếp theo.

Nói cách khác, "sỏi túi mật" của bà Trình rất có thể là một "xác chết ký sinh trùng", thay đổi trong cơ thể để tạo thành sỏi. Sau khi kiểm tra kỹ và làm các xét nghiệm, kết luận cuối cùng của bác sĩ, “lát thịt” có thể co duỗi này có tên Clonorchis sinensis (sán lá gan), một loại ký sinh trùng tồn tại trong cá và tôm.

Tại sao có ký sinh trùng xuất hiện trong lòng ống mật?

Người phụ nữ phát hiện có giun trong mật, thủ phạm là món ăn không ít người mê - 2

Chính món sashimi là thủ phạm gây nhiễm trùng sán lá gan, ẩn giấu trong mật của người phụ nữ

Theo bà Trình, tháng 12/2019  bà cùng người thân ăn sashimi Triều Sán (Triều Châu-Sán Đầu). Lần đầu tiên bà phát hiện sỏi mật cũng vào thời điểm này. Một thời gian ngắn trước khi phát bệnh, bà Trình đã tiêu thụ một lượng lớn sashimi Triều Sán cùng một lúc.

Bác sĩ kết luận rằng bà Trình ăn cá chưa nấu chín nên bị nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng sinh sôi hoặc chết trong đường mật, xác chết của ký sinh trùng sẽ ở trong ống mật, khi mật và xác chết của ký sinh được trộn lẫn với nhau, hình thành sỏi mật. Nếu bạn không làm sạch tất cả ký sinh trùng, bà Trình có thể sẽ tiếp tục bị tra tấn bởi các cơn đau bụng trước khi nhập viện, thậm chí còn có thể vì nguyên nhân này mà phát triển thành khối u ác tính thứ phát.

Sau khi tìm thấy "thủ phạm", khoa Phẫu thuật Gan-mật của bệnh viện đã ngay lập tức yêu cầu bác sĩ nhiễm trùng đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất. Sau một thời gian điều trị, vào ngày 3/4, bà Trình đã được xuất viện. Bác sĩ khuyên bà không nên ăn cá sống và các loại thực phẩm chưa được nấu chín kỹ.

Tạo sao "sán lá gan" có "sức mạnh" lớn như vậy?

Ký sinh trùng trong cá sống, có thể theo vật chủ mới tận 20 -30 năm và thậm chí gây ung thư gan. Sán lá gan ẩn mình trong cá và tôm, nó vào cơ thể con người khi mọi người ăn cá sống hoặc cá và tôm chưa nấu chín. Chúng sản sinh trứng và sản xuất các chất chuyển hóa trong gan và ống mật của con người, từ đó gây ra một loạt các biến chứng và ngăn chặn các ống dẫn mật.

Ăn sashimi ngon nhưng rất dễ nhiễm ký sinh trùng. Ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, những người bị nhẹ gần như không có triệu chứng, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, sẽ có các biểu hiện lâm sàng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, đau gan, cổ trướng, phức tạp hơn gây viêm túi mật, viêm đường mật, tắc nghẽn ống mật, và thậm chí gây ung thư gan. Nếu vật chủ là một đứa trẻ, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển, thậm chí gây lùn.

Người đàn ông bị nhiễm sán lá gan vì thích ăn loại thực phẩm không ít người cũng mê
Sán có mặt ở rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là các loại rau sống, thịt sống, gỏi cá… cảnh báo mọi người nên chú ý, tránh cơ thể bị mắc bệnh.
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác