Phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa

Ngày 19/06/2017 16:00 PM (GMT+7)

Vào thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Cùng trang bị những kĩ năng phòng tránh và kiến thức để bệnh không trở nên nặng hơn.

Không nên chủ quan với cúm

Cúm là một bệnh rất dễ lây truyền, có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn ở mọi lứa tuổi. Bệnh cúm lây lan dễ dàng qua ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp. Điều đáng nói, không ít người vẫn cho rằng, cảm cúm là chuyện xoàng, vài ba ngày sẽ khỏi.

Tuy nhiên, theo BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình (BV Chợ Rẫy), không nên coi thường chứng bệnh này bởi các triệu chứng của cảm cúm thường ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, hay nặng hơn bệnh sẽ có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi do cúm, viêm cơ tim do cúm...

Phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa - 1

Không nên coi thường bệnh cảm cúm vì chúng gây cho người bệnh những biến chứng nghiêm trọng

Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý về phổi là những đối tượng dễ bị bệnh cúm.

Nếu bị cảm cúm thường (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy), người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Thuốc có thành phần Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt như Hapacol; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của paracetamol.

Liều thông thường giảm sốt cho trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60 mg/kg/ngày. Người lớn mỗi lần uống 500-1.000 mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.

Nếu bị cảm cúm có ho kèm các triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao thì người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê toa thuốc cụ thể. Cần chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi... Khi bị những triệu chứng này làm phiền, người bệnh thường khó có thể tập trung vào công việc.

“Tuyệt chiêu” bảo vệ gia đình khi khỏi cúm giao mùa

Theo BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số tuyệt chiêu để tránh xa “vị khách không mời” cảm cúm vào mỗi dịp giao mùa:

- Tiêm vắc-xin ngừa cúm: Vắc-xin cúm hiện nay được điều chế từ virus cúm bất hoạt, thuộc các týp virus cúm A và B lưu hành từ mùa dịch trước. Tiêm vắc-xin trước vụ dịch có thể giúp bảo vệ được 50 - 80%. Mức giá dao động từ 195.000 - 275.000 đồng (đối với trẻ em) và 245.000 - 300.000 đồng (đối với người lớn). Bạn có thể tới các Trung tâm Y tế dự phòng hoặc các bệnh viện để tiêm ngừa.

- Giữ trong, ngoài nhà sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt.

Phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa - 2

Chích vắc-xin ngừa cúm là phương pháp phòng chống hiệu quả nhất hiện nay

- Với trẻ em, người già, gần sáng và đêm lạnh nên cho trẻ mặc quần áo ấm, trưa nóng có thể cởi bớt ra. Không mặc nhiều, dày vì mồ hôi toát ra thấm ngược, gây ốm sốt. Tránh loại áo liền quần thít vào ngực khiến khó thở. Ốm sốt vẫn cần lau rửa, tắm giặt, vệ sinh mũi họng, cơ thể hàng ngày sạch sẽ.

- Cần phát hiện sớm và cách ly các trường hợp nghi ngờ cúm để tránh bệnh lây lan. Hạn chế sinh hoạt, tụ họp đông đúc trong thời gian dịch bùng phát. Người nghi ngờ bị bệnh cúm nên đeo khẩu trang, tránh ho, hắt hơi khạc lung tung để tránh lây bệnh sang cho người khác. Người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân cúm cũng nên mang khẩu trang để tránh bị lây bệnh, khử khuẩn mũi họng với nước muối, thuốc sát khuẩn.

- Virus cảm cúm dễ lây lan khi tiếp xúc với những vật trong nhà như: Điện thoại, điều khiển tivi/máy lạnh, ho, hắt hơi… Do đó nên rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để loại bớt tác nhân gây bệnh. Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.

Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn... Không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số bệnh cúm còn gây tử vong. Khi có các dấu hiệu trên hãy đi khám sớm (đặc biệt là khi kèm theo sốt cao), kẻo dễ bị biến chứng.

- Khi bị cảm cúm, không nên gắng gượng đi làm và vận động nhiều. Liều thuốc hiệu nghiệm nhất là “quẳng gánh lo” để ngủ một giấc thật sâu, nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất là 1 ngày, tránh xa đám đông, tránh tụ tập... Bước thứ 2 là bổ sung các loại trái cây giàu vitamin như chanh, cam, quýt, bưởi… Vitamin C có trong những trái cây này sẽ giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm cúm.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa - 3

Lê Bình.
Nguồn: [Tên nguồn].