Siro ho-cảm Ích Nhi – nói “không” với dược liệu bẩn

Ngày 29/07/2016 08:00 AM (GMT+7)

Những năm gần đây thực phẩm bẩn với những hiểm họa khôn lường với sức khỏe gây nên một nỗi hoang mang lớn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ngay trong ngành dược, cũng tồn tại một mảng tối mang tên “dược liệu bẩn” – tác nhân đã và đang gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh.

Dược liệu bẩn là gì?

Dược liệu bẩn là dược liệu không đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm (không đủ hàm lượng hoạt chất), dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat).

Thực trạng dược liệu tại Việt Nam

Hiện nay 90% nguồn dược liệu tại Việt Nam vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nghiên cứu đánh giá đều cho thấy có rất nhiều vấn đề tồn tại ở nguồn dược liệu này. Theo nghiên cứu tổ chức Hòa Bình Xanh Toàn Cầu, các dược liệu truyền thống dùng để chữa bệnh của Trung Quốc đều nhiễm thuốc trừ sâu với tỉ lệ khá cao. Tại Canada, lập tức đã có những kiểm tra đánh giá về chất lượng dược liệu trên thị trường, kết quả cho thấy hầu hết các dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều có hàm lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Một số loại dược liệu có thể định lượng rõ ràng hàm lượng thuốc BVTV như kim ngân hoa với 24mg thuốc BVTV/ 1gr dược liệu, gấp 100 lần giới hạn cho phép. Tại Việt Nam, trong 65 mẫu dược liệu được nghiên cứu 85% phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Những dược liệu này khi sử dụng sẽ gây tác hại vô cùng do gây tích lũy thuốc BVTV trong người bệnh.

Chưa kể, vấn đề nổi cộm của dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc là hàm lượng dược chất thấp do đã bị chiết trước khi xuất. Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2015 cơ quan này đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng (không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu). Điển hình là sâm, một loại dược liệu khá phổ biến, nhìn bên ngoài thì hình dáng, kích thước của loại 2, 3 hay 5 năm tuổi là không khác nhau, ngay cả khi kiểm nghiệm cũng khó nhận biết. Do đó, với củ sâm đã bị chiết đi 1/3 chất so với củ sâm nguyên nhìn không có sự khác biệt. Nhiều trường hợp sâm về Việt Nam chỉ còn 1/3 hoạt chất. Các dược liệu phổ biến như bán hạ, ngũ vị tử, viễn chí…cũng chủ yếu nhập bằng con đường tiểu ngạch nên việc kiểm soát chất lượng rất khó khăn.

Dù chất lượng không đảm bảo nhưng giá cả dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thường rất rẻ. Đứng trước bài toán lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn nhập khẩu nguồn nguyên liệu này.

Siro ho-cảm Ích Nhi: Nói không với dược liệu bẩn

Không chủ động được nguồn nguyên liệu dược phẩm, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài đã dẫn tới nhiều hệ lụy như khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo do hiểm họa dược liệu bẩn, và rủi ro từ những biến động thị trường khiến doanh nghiệp dược phải dừng sản xuất một khi nguồn nguyên liệu bị thao túng. Chưa kể, đây còn là sự lãng phí tài nguyên quốc gia khi Việt Nam được đánh giá là có khoảng 4.000 loài cây thuốc và một kho tàng các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Chuẩn hóa để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu trong nước là một hướng đi đúng đắn giúp các doanh nghiệp dược giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dược có lợi thế như đông dược. Tuy nhiên để chuẩn hóa dược liệu đầu vào đòi hỏi rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian. Do đó, dù phát triển ngành dược liệu nằm trong định hướng phát triển của ngành dược tầm nhìn tới 2030 nhưng vẫn không nhiều công ty dám mạnh dạn đầu tư.

Với phương châm phát triển bền vững, Công ty Cổ Phần Nam Dược đã đặt mục tiêu chuẩn hóa tất cả các dược liệu đầu vào để mang những sản phẩm tốt nhất tới cho khách hàng. Siro ho-cảm Ích Nhi là một trong những sản phẩm đầu tiên của Nam Dược đã tự chủ đầu vào của tất cả các nguyên liệu đảm bảo chất lượng và hiệu quả tối ưu cho sản phẩm. Tới nay, gần như tất cả các thành phần của siro Ho-cảm Ích Nhi đều đã có vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO như:

-Vùng trồng Quất  ở Nam Trực, Nam Định-Vùng trồng Cát cánh ở Bắc Hà, Lào Cai-Vùng trồng Húng Chanh ở Phú Yên-Vùng trồng mạch Môn ở Phú Thọ

Những tiêu chuẩn theo định hướng GACP-WHO được thiết lập nhằm đảm bảo dược liệu không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng và kiểm soát hoạt chất. 

Việc thực hiện nuôi trồng, thu hái được các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của công ty Cổ Phần Nam Dược kiểm soát tại tất cả các khâu trong trồng, thu hái, bảo quản. Dược liệu trước khi đưa vào dây chuyền lại được kiểm tra đánh giá chất lượng một lần nữa để đảm bảo hàm lượng hoạt chất và độ an toàn khi sử dụng.

Chính vì thế, dù mới ra đời được 6 năm nhưng siro Ho-cảm Ích Nhi đã được hàng triệu mẹ lựa chọn tin dùng khi trẻ cảm, ho, sổ mũi. Điều này tạo động lực cho công ty cổ phần Nam Dược tiếp tục phát triển các sản phẩm từ thuốc Nam, phát huy lợi thế của dược liệu nước nhà.

Siro ho-cảm Ích Nhi – nói “không” với dược liệu bẩn - 1

Nguồn: [Tên nguồn].