Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi: Không phải vì chữ “hiếu”

Ngày 01/06/2021 20:00 PM (GMT+7)

Gục ngã bên giường bệnh khi người mẹ bệnh ung thư bắt đầu vào giai đoạn 3, anh Tâm ôm nỗi ân hận khi sai lầm của anh đã đẩy mẹ gần với cửa tử.

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi: Không phải vì chữ “hiếu” - 1

(Hình minh họa)

Bà Nguyễn Thị Mười (65 tuổi, quê Ninh Thuận) mắc ung thư đại tràng ở gia đoạn 3b. Bà đã qua thời gian vàng trị liệu kéo dài vì rơi vào tình trạng suy kiệt nặng. Các phương pháp hóa trị, xạ trị hầu như không còn đáp ứng. Một trong những lý do được các bác sĩ đưa ra: bệnh nhân quá sai lầm trong chế độ dinh dưỡng dẫn đến cơ thể suy kiệt, lượng hồng cầu, bạch cầu xuống quá thấp. Suốt một thời gian dài, gia đình bà Mười đã tin theo một số lời quảng cáo và truyền miệng rằng, dùng gạo lứt muối mè và sừng tê giác có thể làm chậm tế bào ung thư tăng sinh.

Quay cuồng với chữ “Hiếu”

“Cầm kết quả chẩn đoán mẹ ung thư chúng tôi rụng rời. Việc đầu tiên là chúng tôi lên mạng tham khảo về cách làm chậm tiến trình phát triển ung thư, rồi thì người cao tuổi nên ăn gì, thuốc đông y nào làm giảm khối u”, anh Tâm, con trai bà Mười, nhớ lại.

Sau những lần hội ý trong nhà anh Tâm “săn lùng” sừng tê giác mài cho mẹ uống hỗ trợ thêm, cũng như chuyển chế độ ăn bình thường sang “thực dưỡng” gạo lứt, muối mè.  Thế nhưng thứ tưởng chừng “thần dược” đã không giúp người mẹ vượt qua bạo bệnh mà gần với cửa tử hơn. Bà Mười được đưa vào viện với thể trạng suy kiệt, những cơn đau hành hạ khiến các con đứt ruột gan.

Những trường hợp như của gia đình anh Tâm không phải là hiếm. Theo các bác sĩ giai đoạn bệnh mà bắt bệnh nhân ăn uống như vậy thì không khác gì bỏ đói. Các món ăn đều có lượng dinh dưỡng thấp, cơ thể người bệnh không đủ năng lượng để chống lại bệnh tật.

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi: Không phải vì chữ “hiếu” - 2

Thể trạng của người cao tuổi dễ dàng bị tổn thương hơn, chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể gây ra tình trạng suy kiệt cho cơ thể.(Hình minh họa)

Dinh dưỡng cho người cao tuổi: Khi khoa học lên tiếng

Có những con số thực sự cần ngẫm nghĩ liên quan đến dinh dưỡng của người bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Có 10-20% người bệnh ung thư không thể vượt qua căn bệnh, không phải vì sự hoạt động của những tế bào ung thư mà vì suy dinh dưỡng. Nghiên cứu trong các bệnh nhân ung thư tại châu Âu thì có tới 80% bệnh nhân bị sụt cân. Nghiên cứu cũng chỉ ra, khái niệm ăn nhiều dinh dưỡng sẽ khiến tế bào ung thư phát triển là hoàn toàn sai lầm. Người bệnh cần nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đạm, để cơ thể đủ sức chống chịu các đợt hoá trị nguy hiểm.

Theo Thạc sĩ Dinh dưỡng Hoàng Ngọc Lan – Chuyên gia Nghiên cứu phát triển Công ty CP Dinh dưỡng Nutricare, người cao tuổi Việt Nam không chỉ đối mặt với rủi ro về dinh dưỡng khi gặp bệnh. Ngay cả trong tiến trình lão hóa thông thường, họ cũng có nguy cơ đối mặt với suy dinh dưỡng tuổi già, một phần nguyên nhân do thói quen ăn uống qua nhiều năm khó thay đổi.

Một ví dụ, người cao tuổi thường qua 60 bắt đầu có triệu chứng lão hóa hệ cơ xương khớp. Đó là những dấu hiệu đầu của tuổi già nên cần phải có một chế độ ăn bổ trợ cơ xương khớp. Hỗ trợ cho xương phải luôn nhớ tổ hợp thực phẩm: giàu canxi, phốt pho, vitamin K… Chế độ ăn giàu vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ưu tiên thực phẩm như cá, thịt nạc và các loại đậu đỗ, bổ sung amino axit, magie, kẽm sẽ hỗ trợ tốt hệ miễn dịch và hệ cơ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu các kiến thức này không phải là sở trường của mọi đứa con – dù họ thực tâm muốn báo hiếu.

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi: Không phải vì chữ “hiếu” - 3

Theo dõi các chỉ số cơ thể và cân nhắc bổ sung các nguồn dinh dưỡng thiết yếu là cách để đồng hành cùng người cao tuổi trong hành trình chăm sóc sức khoẻ

Là đơn vị tập hợp những chuyên gia hàng đầu và có nhiều năm nghiên cứu hệ thống dinh dưỡng theo vòng đời, lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare là “nếu không có quá nhiều thời gian, vẫn có nhiều cách để những người con có thể hoàn thành chữ “hiếu” với sức khoẻ của những người cao tuổi trong gia đình”.

Cụ thể, bắt đầu bằng việc ghi nhận chỉ số sức khoẻ thường kỳ của người cao tuổi như chỉ số mỡ máu, huyết áp và đặc biệt là cân nặng. Theo dõi các chỉ số này có thể giúp các con nhanh chóng thấy được dấu hiệu suy giảm dinh dưỡng. Sau đó là theo dõi 2 thói quen cực kỳ quan trọng gồm thói quen ăn uống và thói quen dùng thuốc. Hãy chú ý xem cha mẹ có ăn quá mặn hoặc quá nhạt, cảm nhận vị giác như thế nào cũng như đang uống những thuốc gì, có ảnh hưởng tới vị giác hay không. Đi khám cùng thường xuyên cũng giúp các con kịp thời nắm bắt thông tin sức khoẻ cha mẹ. Và việc cân nhắc bổ sung thêm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như sữa là hoàn toàn cần thiết. Các dòng sản phẩm Nutricare cho người cao tuổi đậm đặc chất dinh dưỡng với liều lượng phù hợp với khuyến nghị nhu cầu của người cao tuổi, tối ưu tình trạng sức khỏe, phòng chống bệnh tật hoặc hồi phục sau khi ốm.

Dinh dưỡng đúng và đủ sẽ giúp người cao tuổi có một bộ giáp để kháng với bệnh tật. Trong một nền văn hóa rất đặc trưng với tới hơn 70% người cao tuổi sống cùng con cháu (thống kê của Bộ Y tế năm 2018), nhưng có tới gần 50% bệnh nhân cao tuổi được phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng sau khi nhập viện – ngay lúc này, dinh dưỡng dành cho cha mẹ có lẽ là điều mà mỗi người trưởng thành cần lưu tâm nhiều hơn là những món hàng “thấy bảo bổ lắm”.

Nguồn: [Tên nguồn].