10 sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết đến

LONG NGUYỄN - Ngày 01/02/2023 08:18 AM (GMT+7)

Mì ăn liền mà một món ăn vô cùng phổ biến hiện nay do chúng dễ chế biến, lại vô cùng tiện lợi, có thể sử dụng ở bất cứ đâu. Thế nhưng ẩn sâu bên trong là những sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết, có thể gây sốc cho bất kỳ ai.

Mì ăn liền là một món ăn gần như bất cứ ai cũng đã từng ăn trong suốt cuộc đời của mình. Nó không chỉ là một món ăn “quốc dân”, mà còn là có nhiều hương vị cũng như cách chế biến khác nhau, phù hợp cho tất cả các đối tượng từ bình dân cho đến sang trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những sự thật độc đáo, có thể gây sốc của mì ăn liền.

1. Mì ăn liền có tuổi đời còn lâu hơn bạn tưởng

Có thể bạn không tin, thế nhưng mì ăn liền đã được người cổ đại sáng tạo ra từ hơn 4.000 năm về trước. Vào năm 2002 tại Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bát dùng để ăn mì có niên đại 400 năm tuổi. Chiếc bát được làm bằng đất nung, những thứ bên trong bát vẫn được bảo quản một cách kỳ diệu mặc dù được tìm thấy ở độ sâu 3m.

10 sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết đến - 1

2. Nguồn gốc của mì ăn liền ngày nay

Mặc dù được tạo ra từ hơn 4.000 năm về trước, tuy nhiên mì ăn liền hiện đại mà chúng ta biết đến ngày nay lại do một doanh nhân người Nhật Bản tên là Momofuku Ando tạo ra nhằm giúp xoa dịu cơn đói cho người dân sau thất bại của Nhật Bản ở Thế chiến 2, khiến cho kinh tế rơi vào khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng, thất nghiệp và đói kém bủa vây khắp nơi. Mì ăn liền được bán chính thức tại Nhật từ năm 1958 và đã phổ biến trên toàn thế giới cho tới nay.

3. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới

Có thể bạn chưa biết, khoảng 270 triệu sản phẩm mì ăn liền được toàn thế giới tiêu thụ mỗi ngày. Số liệu này được tiết lộ bởi Hiệp hội mì ăn liền thế giới. Trong đó Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới, với hơn 46 tỷ gói mì được người dân sử dụng mỗi năm. Tính ra người Trung Quốc mỗi ngày sử dụng hết 126 triệu gói mì ăn liền, chiếm 48% nhu cầu tiêu thụ của cả thế giới.

10 sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết đến - 2

4. Mì ăn liền là biểu tượng văn hóa

Tại Nhật Bản, việc bạn húp mì xì xụp trong khi ăn được coi là dấu hiệu cho thấy bạn đánh giá món ăn rất ngon. Trong khi đó, mì ăn liền tại Trung Quốc được coi là biểu tượng văn hóa, sợi mì khi chế biến càng dài thì cuộc sống của con người càng trường thọ.

5. Kỷ lục thế giới về sợi mì dài nhất

Sợi mì dài nhất thế giới có chiều dài hơn 3km. Nó được tạo ra bởi một công ty thực phẩm Trung Quốc tên là Xiangnian Food Co. Ltd. Các nhân viên của công ty đã giành ra tới 17 tiếng đồng hồ để tạo nên sợi mì dài nhất bằng cách trộn các thành phần cơ bản như nước, bột bánh mì và muối.

10 sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết đến - 3

6. Mì ăn liền không hề gây khó tiêu như bạn nghĩ

Nhiều người cho rằng ăn mì ăn liền sẽ gây khó tiêu hóa, dễ mắc phải các chứng bệnh về dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế món ăn này lại tiêu hóa vô cùng nhanh, thậm chí còn nhanh hơn so với việc bạn ăn cơm, thịt, cá,... Chỉ mất khoảng 5 tiếng là cơ thể đã tiêu hóa xong mì ăn liền, trong khi với thịt phải mất 14 tiếng, với cá phải mất 10 tiếng. Để không bị đầy bụng khó tiêu, bạn chỉ cần cân đối chế độ dinh dưỡng hàng ngày, với sự có mặt của các loại rau xanh, trái cây là đủ.

7. Mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người

Mì ăn liền thường bị coi là tác nhân gây nóng trong người, dễ nổi mụn nhọt cho nên rất ít phụ nữ thích ăn loại thực phẩm này hàng ngày. Thế nhưng theo như nhiều nghiên cứu, một gói mì ăn liền chỉ cung cấp khoảng 300 calo, chiếm khoảng 15% nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần mỗi ngày. Vậy nên nó hoàn toàn không thể nào là nguyên nhân chính gây nóng trong người được. Điều đó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, hoặc thói quen sinh hoạt của bạn.

10 sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết đến - 4

8. Tại sao sợi mì ăn liền lại có dạng lượn sóng?

Bạn có thắc mắc tại sao những sợi mì ăn liền không được thiết kế thẳng ra mà lại có dạng lượn sóng độc đáo như vậy hay không? Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa đến từ nhà sản xuất. Trước hết, bản thân mì ăn liền khi chế biến phải được chiên qua dầu, do đó các sợi mì sẽ giãn nở ra trong quá trình chiên. Do đó các sợi mì được thiết kế dạng lượn sóng để giúp giãn nở dễ dàng hơn.

Thứ hai, việc thiết kế dạng lượn sóng sẽ giúp quá trình đóng gói sản phẩm được tốt hơn, tiết kiệm đáng kể diện tích bao bì. Cuối cùng, sợi mì có dạng lượn sóng giúp tăng khả năng chịu lực so với sợi mì thẳng, nhờ đó sợi mì sẽ khó có thể bị gãy vụn trong quá trình vận chuyển.

9. Có phải nhà sản xuất “ăn gian” lượng mì có trong sản phẩm dạng cốc?

Nếu bạn mổ xẻ mì ăn liền dạng cốc, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy phần sợi mì không bao giờ được lấp đầy đáy cốc mà chỉ treo lửng lơ ở giữa. Nhiều người sẽ nghĩ đây là cách mà nhà sản xuất “ăn gian”, tăng thêm lợi nhuận trong khi cắt giảm được chi phí sản xuất. Thế nhưng việc sợi mì nằm lửng lơ ở giữa cốc sẽ giúp chúng không bị vỡ nát khi vận chuyển, va đập. Ngoài ra khi bạn rót nước nóng vào cốc sẽ giúp sợi mì được ngâm toàn diện, nước nóng lưu thông trong cốc sẽ tốt hơn, giúp sợi mì nở đều và đẹp.

10 sự thật bất ngờ về mì ăn liền ít người biết đến - 5

10. Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 3 thế giới

Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, ngoài Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất, đứng thứ hai là Nhật Bản, thì Việt Nam bất ngờ là quốc gia tiêu thụ đứng thứ 3 toàn thế giới. Điều này đạt được là do tốc độ tăng trưởng về nhu cầu sử dụng mì ăn liền của người dân ngày càng tăng cao. Cộng thêm với việc Việt Nam là quốc gia sản xuất mì ăn liền uy tín và nằm trong top của thế giới. Lượng tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua đã tăng lên hơn 30% chỉ trong năm 2020.

LONG NGUYỄN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h