5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2021: Những đối tượng nào được nâng lương?

HÀ ANH - Ngày 01/08/2021 16:24 PM (GMT+7)

Từ tháng 8/2021, nhiều chính sách mới liên quan đến tiền lương, giá nước sinh hoạt... người dân cần biết để thực hiện.

img src/upload/3-2021/images/2021-07-10/1625927906-54edb31ff5cec5662b0f68f65cad5784.jpg width660 /

Có nhiều điểm mới tại Thông tư 03/2021/TT-BNV, Bộ Nội vụ sửa đổi chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn của cán bộ, công chức, viên chức.

Thông tư quy định sửa đổi chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, Thông tư 3 bổ sung thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự là một trong các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2021: Những đối tượng nào được nâng lương? - 2

Thông tư 03 sửa đổi và đưa ra các tiêu chuẩn mới về nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức

Thông tư cũng bổ sung thêm 4 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:

Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên thì tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Như vậy, cùng với 3 trường hợp khác hiện hành vẫn đang áp dụng bao gồm: Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, thì sẽ có 7 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Thông tư 03 cũng đưa ra các tiêu chuẩn mới về nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức

Thông tư 03 sửa đổi tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức. Theo quy định hiện hành tại Thông tư 08 thì tiêu chuẩn 1 để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức là: “Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên”.

Tuy nhiên, Thông tư 03 sửa đổi tiêu chuẩn này như sau: “Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên”.

Về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn, Thông tư quy định rõ “Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ”.

Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2021: Những đối tượng nào được nâng lương? - 3

Từ ngày 15/8, Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ có hiệu lực và thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT.

Theo Thông tư 18, có một số thay đổi trong đào tạo trình độ tiến sĩ. Cụ thể, quy định hiện hành quy định thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng. Còn Thông tư 18 quy định thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 3 năm (36 tháng) đến 4 năm (48 tháng); Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 1 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 6 năm (72 tháng).

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

Các quy định về công bố khoa học khi dự tuyển, yêu cầu đầu ra của nghiên cứu sinh, số lượng nghiên cứu sinh/người hướng dẫn tại cùng thời điểm, minh chứng năng lực nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn, phản biện độc lập, hội đồng đánh giá luận án ở cơ sở đào tạo… cũng có sự thay đổi so với Thông tư 08.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2021: Những đối tượng nào được nâng lương? - 4

Đây là nội dung tại Thông tư 44/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt, có hiệu lực từ ngày 5/8/2021.

Nước sạch được bán với khung giá mới từ tháng 8/2021. Ảnh minh hoạ.

Nước sạch được bán với khung giá mới từ tháng 8/2021. Ảnh minh hoạ.

Thông tư nêu rõ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng nước sạch và thu nhập của người dân để quyết định giá bán nước sạch phù hợp nhưng phải đảm bảo khung giá nước sạch như sau:

- Tại đô thị đặc biệt, đô thị loại 1: mức giá từ 3.500 đồng đến 18.000 đồng/m3

- Tại đô thị loại 2, 3, 4, 5: mức giá từ 3.000 đồng đến 15.000 đồng/m3

- Tại khu vực nông thôn: mức giá từ 2.000 đồng đến 11.000 đồng/m3

Mức giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo.

Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm, đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2021: Những đối tượng nào được nâng lương? - 6

Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.

Theo đó, phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định, bao gồm:

- Cá nhân kinh doanh lưu động;

- Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;

- Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam ".vn";

- Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2021: Những đối tượng nào được nâng lương? - 7

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 02/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Theo đó, Thông tư 02 sẽ siết chặt hơn hoạt động nhận trợ cấp xã hội của các đối tượng bảo trợ xã hội. Thông tư này quy định 3 trường hợp bị dừng nhận trợ cấp xã hội, gồm:

- Không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 3 tháng trở lên.

- Không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý.

- Người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị tạm giam từ 1 tháng trở lên.

Trước đây, Thông tư liên tịch 29/2014 của Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội và Bộ Tài chính chỉ quy định tạm dừng chi trả trợ cấp với trường hợp đối tượng không nhận tiền trợ cấp do chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn.

Thông tư 02/2021 có hiệu lực từ ngày 8/8/2021, nhưng các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 1/7/2021.

COVID-19 1/8:  Lịch trình phức tạp của nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, đi hàng loạt chợ và quán ăn
Tối 31/7, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng thông báo về các ca nhiễm mới và các địa điểm liên quan đến bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn.

Dịch COVID-19

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h