Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn "thần chết"

Ngày 13/01/2014 19:39 PM (GMT+7)

Đầu tháng 1, tại Hà Nội có nhiều bệnh nhân suýt chết do ăn tiết canh. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi vẫn gặp không ít người vẫn ăn sống nuốt tươi món "tử thần" này.

Khảo sát một số hàng quán bán lòng lợn tiết canh vào sáng ngày 13/1, chúng tôi vẫn bắt gặp nhiều thượng đế thưởng thức món này.

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 1

Dù đã được cảnh báo nhưng rất nhiều người vẫn ham hố món ăn "chết người" - tiết canh

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 2

Tiết canh thường được các thượng đế nhắm cùng với rượu

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 3

Những người ăn tiết canh vẫn vô tư thưởng thức

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 4

Cận cảnh bát tiết canh
 

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 5

Trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 6

Nơi rửa chén bát của một quán bán cháo lòng tiết canh

 Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 7

Điểm bán tiết và nội tạng tại chợ đầu mối Thanh Trì, Hà Nội

Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 8

Hoại tử chân tay do ăn tiết canh

Bợm nhậu vẫn dửng dưng với món ăn quot;thần chếtquot; - 9

Bệnh nhân này điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng suýt chết vì ăn tiết canh

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đến nay, tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.

BS Cấp cho biết, tại các địa phương, vào dịp Tết Nguyên đán, người dân thường có thói quen mổ lợn và đánh tiết canh để liên hoan và nghĩ rằng tiết canh do nhà làm sẽ an toàn. Họ không biết rằng, trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn…Ngoài ra, quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu.

Theo BS Cấp, khi mắc liên cầu lợn, bệnh nhân thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.

Các chuyên gia cảnh báo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.

Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người… cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Theo Hồng Phú - Thu Trịnh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan