Bức ảnh cậu bé ôm gấu bông giữa đống đổ nát và câu chuyện lay động cả thế giới

Ngày 17/02/2019 19:00 PM (GMT+7)

Bức ảnh đen trắng chụp cậu bé bị bỏ rơi đang cầm thú nhồi bông giữa đống đổ nát sau khi Đức Quốc xã không kích nhằm vào London năm 1945 đã trở thành một trong những hình ảnh bất tử về Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Chiến tranh là điều mà không ai trên thế giới mong muốn và chiến tranh luôn tạo ra đau thương, chết chóc và mất mát. Không chỉ tổn thương tới người lớn, những đứa trẻ vô tội cũng là nạn nhân của chiến tranh. Trong cuộc không kích của Đức Quốc xã tại London vào năm 1945, hình ảnh một cậu bé đang ôm gấu bông đã trở nên nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn.

Trong bức ảnh, cậu bé ngồi bên ngoài đống đổ nát từng là ngôi nhà của mình nhưng tất cả đã bị phá hủy sau loạt bom của kẻ thù. Người chụp tấm hình, nhiếp ảnh gia Toni Frissell nói: "Tôi được biết cậu bé đi chơi rồi trở về thì thấy ngôi nhà chỉ còn là một đống đổ nát, cả mẹ, bố và anh trai đều đã nằm dưới đống gạch vụn. Cậu bé nhìn lên bầu trời, vẻ mặt đầy thách thức pha lẫn hỗn loạn. Sự thách thức khiến cậu bé trông như một "tiểu" Winston Churchill.

Bức ảnh này sau đó đã được IBM (một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia) sử dụng cho một chương trình của họ ở London. Cậu bé lớn lên trở thành một tài xế xe tải sau chiến tranh và khi đi qua văn phòng của IBM, cậu đã nhận ra ảnh mình".

Bức ảnh cậu bé ôm gấu bông giữa đống đổ nát và câu chuyện lay động cả thế giới - 1

Cậu bé ôm gấu bông giữa đống đổ nát với khuôn mặt nhiều cảm xúc.

Khuôn mặt của cậu bé được miêu tả là vừa ngây thơ, vừa thách thức và cũng vừa sợ hãi. Dường như cậu bé còn quá nhỏ nên chưa thể hiểu hết được độ khốc liệt của chiến tranh, cũng chưa thể biết được nỗi đau mất người thân là gì, chỉ biết ôm chú gấu bông vốn là "người bạn" thân thiết để cùng nhau vượt qua bom đạn chiến tranh. Bức ảnh này đã trở thành một trong những hình ảnh ám ảnh nhất mỗi khi người ta nhắc đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

Toni Frissell là một trong những nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Bà từng làm việc với cả Cecil Beaton và Edward Steichen, hai nhiếp ảnh gia có tiếng khác. Trong Thế chiến 2, Toni tình nguyện tham gia Hội chữ thập đỏ Mỹ, sau đó trở thành nhiếp ảnh gia chính thức của Quân đoàn Phụ nữ. Bà đã tới mặt trận châu Âu 2 lần, dành thời gian ở London để ghi lại sự khủng khiếp của chiến tranh ở cả trên và dưới mặt đất.

Nói về bức ảnh cậu bé ôm gấu bông ngồi giữa đống đổ nát, nhiếp ảnh gia Toni Frissell nói rằng đó là một trong những tác phẩm mà bà không thể quên suốt cả cuộc đời. Gương mặt của cậu bé giữa khung cảnh chiến tranh chết chóc vẫn ám ảnh bà tới mãi sau này.

Bức ảnh cậu bé ôm gấu bông giữa đống đổ nát và câu chuyện lay động cả thế giới - 2

Cậu bé đã sống sót sau cuộc chiến tranh và trở thành một tài xế xe tải.

Đức Quốc xã vẫn tiếp tục thả bom xuống London cho đến năm 1945 bằng nhiều vũ khí trong đó có tên lửa V-1 và V-2. Vương quốc Anh đã hứng tổng cộng 1.115 tên lửa V-2, phần lớn bắn vào London, khoảng 40 quả nhắm vào Norwich. Những cuộc không kích này đã giết chết khoảng 2.754 người ở London và làm 6.523 người khác bị thương. Hơn 2.917 binh sĩ đã thiệt mạng trong chiến dịch sử dụng tên lửa V của Đức Quốc xã.

Vì V-2 là vũ khí siêu âm, không thể nghe thấy và hiếm khi được nhìn thấy khi nó tiếp cận mục tiêu nên hiệu ứng tâm lý của nó "gây ảnh hưởng nhiều hơn so với V-1". Con số thương vong do loại vũ khí này gây ra lại ít hơn so với kỳ vọng của các nhà phát minh và nỗi sợ của các nạn nhân. Tuy nhiên, thiệt hại về tài sản mà V-2 mang đến lại rất lớn. Mỗi ngày, có khoảng 20.000 ngôi nhà bị phá hủy ở thời điểm chiến dịch cao trào.

Điều bất ngờ phía sau bức ảnh bé trai đặt tay lên vòng một của cô giáo ngực khủng
Bức ảnh đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội khi một cô giáo xinh đẹp với vòng một phồn thực đang để cho một bé trai đặt tay lên ngực...
Bảo Linh (Dịch từ Rare Historical)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Xã hội