Các nước châu Á cũng bắt đầu "run" với dịch Ebola

Ngày 30/10/2014 08:08 AM (GMT+7)

Đẩy mạnh giám sát tại sân bay, theo dõi nhiệt độ hành khách, nhanh chóng cách ly nếu phát hiện có chứa mầm bệnh là những biện pháp được các quốc gia châu Á áp dụng để phòng chống bệnh dịch Ebola.

Thời gian dịch Ebola hoành hành ở Tây Phi càng lâu thì khả năng lây lan tới các thành phố Châu Á thông qua khách du lịch là càng lớn.

Tây Phi với hàng tỉ người vẫn sống cuộc sống nghèo khổ và hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đông vẫn còn yếu. Thời gian các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện sẽ quyết định có hay không việc virus vẫn tồn tại trong khu vực này. 

Rất nhiều chính phủ ở châu Á đang lên các kế hoạch đối phó với bệnh dịch, đẩy mạnh giám sát tại sân bay, có thêm biện pháp kiểm dịch. Các chuyên gia y tế ở đây lo sợ dịch bệnh chết người này sẽ ngày càng lan rộng và trở nên khó kiểm soát.

Yatin Mehta, một chuyên gia chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Medanta Medicity gần New Delhi, Ấn Độ cho biết: ”Đây là một căn bệnh không thể điều trị với tỷ lệ tử vong rất cao. Và ngay cả một quốc gia như Hoa Kỳ cũng không có biện pháp ngăn chặn nó hoàn toàn. Chính phủ Ấn Độ vẫn đang nỗ lực. Đang chuẩn bị và mọi nhân viên y tế đều được huấn luyện đào tạo bài bản về Ebola. Tuy nhiên, kinh nghiệm đối phó với nạn dịch có khả năng lây lan nhanh vẫn còn yếu kém”.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, đã có hơn 10.000 ca nhiễm bệnh và gần một nửa trong số đó đã tử vong. Dịch Ebola ở Tây Phi hiện nay là sự bùng nổ lớn nhất trong các căn bệnh nguy hiểm từ trước đến nay, với số người chết tăng một cách nhanh chóng, nhất là ở Guinea, Liberia, Sierra Leone. Ngoài ra còn có nhiều ca nhiễm khác ở đất nước Tây Phi, Tây Ban Nha và Mỹ.

Các nước châu Á cũng bắt đầu quot;runquot; với dịch Ebola - 1

Hình ảnh nhân viên y tế đang mặc bộ đồ chuyên dụng để phòng chống sự lây nhiễm của Ebola.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân có Ebola đó là sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Người bị bệnh có thể truyền bệnh cho người khác ngay từ khi có những biểu hiện trên. Virus Ebola lây lan khi tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Nhân viên y tế và các thành viên trong gia đình chăm sóc những người bệnh là hai đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất.

Châu Á, chiếm đến 60% dân số thế giới, vượt trội hơn Tây Phi trên hầu hết các chỉ số phát triển và bao gồm các nước đang phát triển hoặc phát triển như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Indonesia, người nghèo chiếm số lượng lớn, nhiều người vẫn phải sống trong các khu ổ chuột đông đúc, và thiếu thốn cơ sở y tế trầm trọng.

Chính phủ Philippines ước tính có đến 1.700 người lao động Philippines ở Liberia, Sierra Leone và Guinea, cộng với hơn 100 binh sĩ gìn giữ hòa bình tại Liberia. Người phát ngôn của Bộ Y tế, Lyndon Lee Suy cho biết, công dân Philippines đang sinh sống tại quốc gia có dịch, phải bị cách ly trong 21 ngày trước khi trở về nước.

Tjandra Yoga Aditama, chủ tịch hội đồng nghiên cứu và phát triển của Bộ Y tế Indonesia cho biết Indonesia đã đưa vào sử dụng 100 bệnh viện từng có kinh nghiệm về điều trị bệnh nhân mắc cúm gia cầm, để cứu chữa bệnh nhân mắc Ebola.

Một cách hiệu quả nhất để đề phòng bệnh dịch lây lan sang nhiều nước, đó là tăng cường kiểm dịch tại sân bay đối với tất cả hành khách, nhất là những người đến từ ổ dịch.

Mọi sân bay ở châu Á đã tăng cường biện pháp phòng thủ: sàng lọc hành khách đã đi du lịch từ các nước bị ảnh hưởng. Đo nhiệt độ cơ thế,nếu nhiệt độ cao, sẽ bị giữ lại để lấy thông tin và bị theo dõi tới 21 ngày - thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên, nếu như, các biện pháp này được thực hiện có hiệu quả, nhưng mọi người không hợp tác, nói dối về lịch trình du lịch của họ, và dùng các loại thuốc thông thường như Paracetamol để giảm sốt, thì cũng chẳng có cách nào khác để ngăn chặn dịch bệnh.

Các nhà chức trách ở Trung Quốc nói rằng 8.672 người từ khu vực Ebola  trở về miền nam, Quảng Đông kể từ 23/8 cho đến nay.

Hiện có hơn 160 chuyến bay trực tiếp mỗi tháng từ châu Phi tới Quảng Châu. Điều đó phản ánh quan hệ kinh tế đang phát triển giữa Trung Quốc và châu Phi. Tất cả các hành khách được  nhân viên y tế đến tận nhà hoặc gọi điện vào mỗi buổi sáng và buổi tối trong thời gian 21 ngày để theo dõi nhiệt độ của họ. Những người có nhiệt độ cao hơn bình thường, được đưa đi cách ly ngay lập tức trong ba tuần.

Tại Hong Kong, giám đốc y tế cảng hàng không, tiến sĩ Edwin Tsui Lok-kin cho biết có khoảng 15 hành khách mỗi ngày đến từ các khu vực bị ảnh hưởng của Ebola.

Chính phủ Singapo cho hay, trước khi bùng phát dịch Ebola, trung bình mỗi tháng khoảng 30 người từ Guinea, Liberia và Sierra Leone đến nước này.

Dale Fisher, người quản lý về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện đại học quốc gia Singapore cho biết chính phủ các nước trong khu vực cần phải lên chương trình giáo dục cho nhân viên y tế về căn bệnh nguy hiểm này và phải yêu cầu bất cứ ai có biểu hiện sốt cao ở cơ sở y tế, phải trình bày rõ về những địa điểm họ đi đến trong thời gian gần đây.

Fisher, người đã đến Liberia hai lần để giúp bệnh nhân trong chương trình của WHO nói rằng bệnh dịch có thể được kiểm soát nếu như bệnh nhân được đưa đi cách ly một cách nhanh chóng và truy tìm được tất cả những người từng tiếp xúc với bệnh nhân. Ví dụ trường hợp ở Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi. Họ đã tuyên bố hết dịch Ebola sau khi xác nhận 19 trường hợp mắc bệnh, bảy trong số đó tử vong.

Thực tế là, hệ thống y tế châu Á và nhân viên đã có kinh nghiệm trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm, phải kể đến là hội chứng đường hô hấp cấp, SARS, lần đầu tiên xuất hiện tại Hồng Kông vào năm 2003, lây nhiễm hơn 8.000 người và giết chết khoảng 800. Khu vực này cũng từng vật lộn với dịch cúm gia cầm, khiến cho khoảng 800 người bị chết tại 12 quốc gia. Các chủng virus mới ngày càng diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn.

Sujatha Rao, một cựu Bộ trưởng y tế Ấn Độ, cho biết hệ thống y tế của Ấn Độ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng y tế, trong đại dịch H1N1 vào năm 2009. “Chúng tôi đã phản ứng kịp thời trong cuộc khủng hoảng ấy, nhưng việc chăm sóc ý tế định kỳ cho nhân dân thì chúng tôi chưa đảm bảo được. Chúng tôi chưa sẵn sàng để đối phó với Ebola".

Theo Thanh Nga (CBS/Infonet)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch Ebola