Cô bé thiếu niên từng bị biệt giam và 2 năm ròng cứu bố nuôi khỏi "địa ngục" nhà tù

Ngày 07/10/2018 09:47 AM (GMT+7)

Nhà làm phim người Australia James Ricketson bị cầm tù ở Campuchia năm 2016 với tội danh gián điệp do vô tình thả một máy bay không người lái giữa một cuộc biểu tình phản đối. Kể từ đây, hành trình 2 năm không mệt mỏi của cô con gái nuôi để giải oan và cứu ông Ricketson khỏi nhà tù bắt đầu.

Giành lại tự do cho bố nuôi

Ông James Ricketson, 69 tuổi bất ngờ được thả vào tháng trước nhờ chiến dịch vận động không mệt mỏi của người con gái nuôi Roxanne Holmes, 52 tuổi trong suốt 2 năm qua để giải oan cho người bố nuôi.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Gary Nunn của đài BBC tại Sydney, ông Ricketson và bà Holmes đều mỉm cười rạng rỡ. Cả hai bố con đang tận hưởng niềm vui chiến thắng trong chiến dịch kiên cường để giành lại tự do cho ông Ricketson.

"Tôi mới chỉ biết rằng chúng tôi đã có một thủ tướng mới. Tôi đã hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài trong gần 15 tháng", ông Ricketson chia sẻ. 

Cô bé thiếu niên từng bị biệt giam và 2 năm ròng cứu bố nuôi khỏi amp;#34;địa ngụcamp;#34; nhà tù - 1

Bố con nhà làm phim Australia James Ricketson và Roxanne Holmes 

Theo BBC, nhà làm phim người Australia bị giam giữ vì tội gián điệp do vô tình thả một máy bay không người lái trong cuộc biểu tình của đảng đối lập với chính quyền Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Bất chấp ông Ricketson bác bỏ lời buộc tội, tuyên bố bị oan và phiên tòa xét xử ông bị Tổ chức Giám sát Nhân quyền lên án, nhà làm phim người Australia vẫn phải nhận bản án tù 6 năm tù, thụ án tại  nhà tù Prey Sar ở Phnom Penh.

Ông Ricketson bị giam chung trong một phòng giam vô cùng chật chội, điều kiện vệ sinh cực kém với 140 tù nhân khác. Phòng giam chật đến mức mọi người phải thay phiên nhau nằm ngủ. Ông Ricketson nhanh chóng tụt cân, có triệu chứng bị viêm phổi, rận cắn khắp người...

Điều này buộc bà Holmes và gia đình nhà làm phim đã sử dụng nền tảng kiến ​​nghị Change.org để kêu oan giúp ông. Ngay những ngày đầu tiên khi ông Ricketson bị tống giam, bản kiến nghị của bà Holmes giành được 70.000 chữ ký rồi lên đến 107.000 chữ ký ủng hộ thả nhà làm phim.

Thành quả này khiến cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Campuchia thả ông Ricketson. Bà Holmes mong muốn cựu Ngoại trưởng Julie Bishop giúp đỡ nhưng bà Bishop đã không đáp lại đề nghị hẹn gặp của bà Holmes.

Khi bà Marise Payne trở thành Ngoại trưởng Úc vào tháng 8 năm nay, bà Holmes đã đẩy mạnh chiến dịch bằng cách đề nghị toàn bộ 107.000 người ký vào kiến nghị kêu gọi bà Payne giúp sức. Cuối cùng, sau tất cả những nỗ lực không mệt mỏi đó, ông Ricketson được chính quyền Campuchia xá tội, trả tự do ngày 21.9 - điều khiến chính nhà làm phim và gia đình bất ngờ nhưng vô cùng hân hoan, hạnh phúc.

"Bố từng cứu tôi, nên tôi phải cứu bố"

Cô bé thiếu niên từng bị biệt giam và 2 năm ròng cứu bố nuôi khỏi amp;#34;địa ngụcamp;#34; nhà tù - 2

"Thật thật mà nói, tôi sẽ không còn trên đời này nếu không nhờ có bố James. Khi những người khác quay lưng lại với tôi, bố James đã ở bên cạnh tôi và giúp tôi mạnh mẽ. Tôi đã sử dụng sức mạnh đó để giành lại tự do cho bố. Ông hoàn toàn vô tội!", bà Holmes chia sẻ về ân tình sâu nặng với người bố nuôi khiến cô quyết tâm phải cứu bằng được bố khỏi nhà tù Campuchia.

Ông Ricketson nhận nuôi bà Holmes cách đây hơn 30 năm sau khi đến Campuchia để tìm tư liệu làm một bộ phim về những thanh thiếu niên bất hảo, quậy phá.

Trong cuốn tự truyện "Roxanne: Cuộc đời khác thường của tôi", Holmes chia sẻ, thời thơ ấu, bà từng bị bỏ bê, lạm dụng bao gồm lạm dụng tình dục từ một người bạn của mẹ mình. Ở tuổi 11, Holmes bị mẹ bỏ rơi và kể từ đó, bà trở thành một đứa trẻ bất hảo, không ngại phạm tội, nghiện ngập và nhiều lần nỗ lực tự tử. Holmes thậm chí còn là nạn nhân của một kẻ ấu dâm, 57 tuổi. Trong quá trình chạy trốn khỏi người đàn ông này, bà Holmes đã phạm các tội cướp vũ trang trên khắp nước Úc. Khi bị bắt, Holmes bị biệt giam - điều khiến một cô bé tuổi thiếu niên cảm thấy vô cùng sợ hãi.

"Trong cuộc đời mình, tôi đã bị bỏ rơi, xa lánh và cô lập", bà Holmes kể.

Khi ông Ricketson gặp Holmes, cả tòa án lẫn nhân viên hỗ trợ thanh thiếu niên phạm tội khi đó đều đang không biết nên gửi cô bé tới đâu. Holmes bị xem là nguy hiểm với người xung quanh và thậm chí chính cô do nghiện nặng. Khi đó, ông Ricketson đã đề nghị nhận nuôi Holmes.

Ban đầu, Holmes gây nhiều rắc rối cho ông Ricketson để thử thách tình cảm của cha nuôi. Cô bé nhiều lần ăn cắp và bỏ trốn. Holmes thậm chí từng cố đánh cắp một chiếc xe cảnh sát sau khi bị bắt vì ăn trộm. "Mỗi lần như thế, điều đầu tiên con bé hỏi tôi là, tôi vẫn yêu thương nó chứ?", ông Ricketson chia sẻ và nhấn mạnh rằng, ông luôn tin Holmes sẽ thay đổi.

Cuối cùng, nhờ sự kiên nhẫn và tình yêu của một người cha thực thụ, Ricketson đã cảm hóa Holmes, giúp bà tìm lại cuộc sống bình thường.

"Ông ấy là người đàn ông tốt bụng, nhân ái nhất mà bạn có thể gặp", bà Holmes nói.

Những hình ảnh khủng khiếp bên trong nhà tù khét tiếng bậc nhất Philippines
Nhà tù Quezon City tại thủ đô Manila, Philippines, được thiết kế dành cho 800 người nhưng có hơn 3.800 tù nhân đang giam giữ tại đây.
Theo Phương Đăng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Xã hội