COVID-19 1/12: Ổ dịch phức tạp có 14 bé tiểu học dương tính, địa phương hỏa tốc truy vết

H.A - Ngày 01/12/2021 12:15 PM (GMT+7)

Trong 24 giờ qua, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận thêm hàng chục ca mắc Covid-19 ngoài cộng động, trong đó có 1 ổ dịch mới với 16 ca được phát hiện qua khám sàng lọc y tế.

10 diễn biến

Thanh Hóa phát hiện ổ dịch mới có 14 ca mắc Covid-19 là học sinh tiểu học

Ngày 30-11, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết trong 24 giờ qua (16 giờ ngày 29-11 đến 16 giờ ngày 30-11), trên địa bàn ghi nhận 89 ca mắc Covid-19 mới.

Trong đó, ổ dịch tại tại huyện Triệu Sơn ghi nhận thêm 26 bệnh nhân (xã Dân lý 24, Tiến Nông 1, thị trấn huyện Triệu Sơn 1).

Lực lượng chức năng thực hiện phong tỏa một số khu dân cư có F0 ngoài cộng đồng để phòng chống dịch Covid-19

Lực lượng chức năng thực hiện phong tỏa một số khu dân cư có F0 ngoài cộng đồng để phòng chống dịch Covid-19

TP Thanh Hóa ghi nhận 6 bệnh nhân, trong đó có 1 bệnh nhân địa chỉ thôn Quan Nội 3, xã Long Anh phát hiện qua sàng lọc y tế.

Đáng chú ý, trong 24 giờ qua, Thanh Hóa phát hiện thêm 1 ổ dịch cộng đồng mới tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân với 20 ca mắc Covid-19 được phát hiện qua sàng lọc y tế. Trong số này, có tới 14 ca là học sinh Trường tiểu học Xuân Sinh.

Xác định các ca bệnh có lịch sử tiếp xúc phức tạp, huyện Thọ Xuân đã yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn xã Xuân Sinh tạm dừng cho học sinh đến trường. Đồng thời, thực hiện khoanh vùng tạm thời 5 thôn có F0 với tổng số 874 hộ dân để truy vết và triển khai các biện pháp khống chế dịch.

Đến chiều 30-11, huyện Thọ Xuân đã truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm hơn 200 trường hợp F1 và 346 trường hợp F2. Đồng thời, mở rộng xét nghiệm tầm soát Covid-19 đối với toàn bộ người dân của 5 thôn có F0 và các mốc dịch tễ liên quan.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/thanh-hoa-phat-hien-o-dich-moi-co-14-ca-mac-covid-19-la-hoc...

NÓNG: TP HCM ban hành kế hoạch mở cửa trường học, dạy học trực tiếp từ ngày 13-12

TP HCM sẽ tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp từ ngày 13-12 đến 25-12 trong 2 tuần, dành cho tất cả học sinh lớp 1, 9 và 12. Từ tuần thứ 2, TP HCM bắt đầu cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường.

UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.

Theo đó, yêu cầu của kế hoạch học tập trực tiếp là đảm bảo an toàn, phù hợp tình hình dịch bệnh Covid-19 khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp tại các cơ sở; tận dụng tối đa khoảng thời gian học tập trực tiếp ở những địa phương, những cơ sở giáo dục đủ điều kiện về an toàn phòng chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và giúp ổn định xã hội.

Kế hoạch được chia thành các giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn chuẩn bị: Tổ chức họp phụ huynh, triển khai các vấn đề cần lưu ý trước ngày 5-12; tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên vào ngày 8-12; tổ chức sinh hoạt, hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh vào ngày 10-12.

Giai đoạn tổ chức dạy học trực tiếp: Từ ngày 13 đến ngày 25-12: Thí điểm dạy học trực tiếp 2 tuần dành cho tất cả học sinh lớp 1, 9 và 12. Từ tuần thứ 2: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

Đối với huyện Cần Giờ: Trường Mầm non Thạnh An, Tiểu học Thạnh An, THCS-THPT Thạnh An học trực tiếp ở tất cả các khối lớp từ ngày 13-12.

Giai đoạn từ ngày 27-12: Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm. Căn cứ kết quả học tập trực tiếp sau 2 tuần và tình hình dịch Covid-19, Sở GD-ĐT TP HCM phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho UBND TP xem xét và quyết định tiếp tục mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn TP từ ngày 3-1-2022.

TP HCM sẽ thí điểm mở cửa trường học cho học sinh lớp 1, 9, 12 trong 2 tuần

TP HCM sẽ thí điểm mở cửa trường học cho học sinh lớp 1, 9, 12 trong 2 tuần

Kế hoạch của UBND TP HCM nêu rõ: Tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh ở một số khối lớp để một số cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Sau đó, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi tổ chức dạy học trực tiếp đại trà.

Ưu tiên các cơ sở giáo dục đáp ứng được các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực và có kế hoạch cho học sinh đi học trực tiếp hoàn chỉnh.

Nguyên tắc tổ chức dạy học trực tiếp: UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện ban hành kế hoạch và quyết định việc dạy học trực tiếp, chuyển trạng thái hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Cơ sở giáo dục cấp THPT hoạt động theo cấp độ dịch của TP HCM; các cơ sở giáo dục còn lại hoạt động theo quy định của TP Thủ Đức hoặc quận, huyện mà trường đang trú đóng. Ưu tiên tổ chức dạy học trực tiếp trước ở những cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất tốt, đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19.

Cơ sở giáo dục chuyển trạng thái tổ chức dạy học theo cấp độ dịch được công bố vào sáng thứ 2 hằng tuần do UBND TP HCM công bố theo quy định.

Các cơ sở giáo dục phải được đánh giá an toàn trường học theo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục trước khi tổ chức dạy học trực tiếp và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học trực tiếp.

Cá nhân tham gia dạy và học trực tiếp là các cá nhân không thuộc diện phải cách ly y tế để phòng chống dịch.

Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nong-tp-hcm-ban-hanh-ke-hoach-mo-cua-truong-hoc-da...

Hà Tĩnh ghi nhận 43 ca mắc, rà soát người về từ vùng dịch

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, Hà Tĩnh vừa ghi nhận thêm 43 ca mắc COVID-19, trong đó có 17 ca cộng đồng.

Các ca mắc mới được phát hiện tại địa bàn các huyện/thành phố: huyện Kỳ Anh 7 ca, huyện Cẩm Xuyên 3 ca, Thạch Hà 14 ca, Hương Khê 2 ca, Nghi Xuân 3 ca, Đức Thọ 11 ca, Can Lộc 1 ca và Lộc Hà 2 ca.

Ngay sau khi ghi nhận các ca mắc, ngành Y tế Hà Tĩnh tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.

Ngay sau khi ghi nhận các ca mắc, ngành Y tế Hà Tĩnh tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.

Ngay sau khi ghi nhận các ca mắc, ngành chức năng Hà Tĩnh truy vết được 725 trường hợp F1, 925 trường hợp F2 liên quan đến các ca bệnh để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.

Đến nay, các cơ sở y tế trong tỉnh đã điều trị khỏi cho 691 người. Hiện còn 350 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, Khu cách ly F0 Mitraco (TX Kỳ Anh), Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, BVĐK khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và cách ly, điều trị tại nhà.

Ngoài ra, có 74 bệnh nhân chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đến nay, đã điều trị khỏi cho 65 bệnh nhân, 5 ca tử vong.

Trong ngày 30/11, Hà Tĩnh rà soát được 215 công dân trở về từ các vùng dịch, trong đó có 169 người về từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Tất cả đều được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng hướng dẫn khai báo y tế và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Sở Y tế Hà Tĩnh cũng vừa có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc quản lý, theo dõi cách ly người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Trước đó, ngày 10/11/2021, Sở Y tế đã ban hành Hướng dẫn số 4319/HD- SYT về việc Hướng dẫn tạm thời triển khai tổ chức trạm y tế lưu động phòng, chống dịch COVID-19 và cách ly, theo dõi người nhiễm COVID-19 (F0) không có triệu chứng tại nhà.

Sau 3 tuần triển khai, đến nay, đã có 43 ca F0 được cách ly, theo dõi tại nhà, ở 10 địa phương. Qua theo dõi, kiểm tra, Sở Y tế nhận thấy các đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt việc chỉ định, quản lý cách ly F0 không có triệu chứng tại nhà; các trường hợp F0 cách ly tại nhà đã tuân thủ các quy định cách ly và diễn biến sức khỏe tốt.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ha-tinh-ghi-nhan-43-ca-mac-ra-soat-nguoi-ve-tu-vung-dich-1692...

TT-Huế kích hoạt điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà khi đạt mốc 5.000 ca F0

Tối 30/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan này đã giao Sở Y tế tỉnh tham mưu kế hoạch triển khai mô hình tổ y tế lưu động để hướng dẫn cụ thể về các điều kiện cách ly, điều trị F0 tại nhà.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế, việc cách ly, điều trị F0 tại nhà sẽ được kích hoạt ngay khi số ca F0 trên địa bàn tỉnh đạt mốc 5.000 ca.

Lấy mẫu tầm soát xét nghiệm Covid-19 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: C.T.V.

Lấy mẫu tầm soát xét nghiệm Covid-19 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: C.T.V.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên tinh thần nhanh gọn, thuận lợi và đảm bảo an toàn cho người dân. Tỉnh phấn đấu mục tiêu phủ ít nhất 1 mũi vaccine cho toàn bộ học sinh khối cấp 2, cấp 3 để các em đi học trở lại bình thường trước ngày 15/12/2021.

Tính đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3.328 ca F0. Trong đó, số ca đang điều trị là 1.543 ca, số ca đã được điều trị khỏi 1.776 ca. Số ca bệnh tử vong ở tỉnh là 9 ca, do già yếu và bệnh nền.

Thời gian qua, số ca F0 phát hiện trong cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cao, có nhiều ngày lên trên 100 ca. Các ca F0 tập trung nhiều ở TP Huế.

Trước tình trạng các ca F0 trong cộng đồng tăng cao, Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung tầm soát cho những vùng đang nguy cơ cao, huy động lực lượng xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Tại TP Huế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức Tuần cao điểm tầm soát Covid-19 trên địa bàn thành phố từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2021.

Theo đó, TP Huế sẽ kết hợp các lực lượng để khoanh vùng tầm soát toàn bộ các khu vực trọng điểm dịch, phấn đấu 100% hộ gia đình trên địa bàn thành phố đều có thực hiện test nhanh tầm soát trong tuần cao điểm thông qua nguồn test nhanh kháng nguyên do người dân tự mua và thành phố hỗ trợ.

Đối với việc triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh kháng nguyên tại địa bàn khu dân cư, số lần lấy mẫu chung trên toàn thành phố sẽ được thực hiện 3 lần. Cụ thể lần 1 ngày 29 - 30/11/2021, lần 2 ngày 2/12/2021 và lần 3 ngày 5/12/2021.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Huế yêu cầu chính quyền địa phương phân công nhiệm vụ triển khai đến từng thôn, tổ dân phố; huy động toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, các hội đoàn thể và các lực lượng tình nguyện cùng tham gia…

Nguồn: https://danviet.vn/tt-hue-kich-hoat-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-tai-nha-khi-dat-moc-500...

57 ca mắc Covid-19 trong ngày, Thái Nguyên lên phương án kích hoạt 64 trạm y tế lưu động

Tính từ 18h ngày 29/11 đến 16h ngày 30/11, tỉnh Thái Nguyên ghi nhận thêm 57 ca mắc Covid-19 mới. 

Trong đó, các ca bệnh chủ yếu là công nhân Công ty TNHH Newone Vina, KCN Điềm Thuỵ và 5 ca mới phát hiện trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây.

5 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng đều có địa chỉ thường trú tại TP Thái Nguyên, có lịch trình di chuyển phức tạp và tiếp xúc nhiều người. 

Trong 5 ca bệnh này, có 1 ca được phát hiện trong quá trình sàng lọc tại Bệnh viện A Thái Nguyên.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 Thái Nguyên. (Ảnh Hà Thanh)

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 Thái Nguyên. (Ảnh Hà Thanh)

Qua điều tra truy vết, cơ quan chức năng xác định được 50 trường hợp F1, 423 trường hợp là F2. 

Tính từ ngày 11/10 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận 289 ca mắc Covid-19. 

Chỉ tính riêng từ ngày 25/11 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 200 ca mắc Covid-19 chủ yếu tại ổ dịch KCN Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình. 

Còn tại TP Thái Nguyên, tính từ ngày 1/11 đến nay đã ghi nhận 84 ca mắc Covid-19.

Số bệnh nhân hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 Thái Nguyên là 216 ca.

Hiện nay, 3 khu cách ly tập trung của TP Thái  Nguyên với quy mô 1.500 giường bệnh hiện chỉ còn trống khoảng 600 chỗ. 

Do đó, Trung tâm Y tế TP Thái Nguyên đã xây dựng phương án đưa vào hoạt động 64 trạm y tế lưu động khi cấp độ dịch nâng lên.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 30/11, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 TP Thái Nguyên đã tổ chức họp khẩn để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Trong đó, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân, nhất là tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thực hiện tốt quy định 5K trong phòng, chống dịch. 

Đồng thời, khẩn trương rà soát thêm các địa điểm có thể sử dụng làm khu cách ly tập trung khi diễn biến dịch phức tạp.

Ngoài ra, xây dựng phương án để xin chủ trương của tỉnh về việc thực hiện cách ly các trường hợp F1 nguy cơ lây nhiễm thấp tại nhà, trường học, xã, phường.

Nguồn: https://danviet.vn/99-ca-mac-covid-19-trong-ngay-thai-nguyen-len-phuong-an-kich-hoat-64...

Hà Nội cho phép cách ly, điều trị F1, F0 thể nhẹ tại nhà ở 4 quận

Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 6 ngày 30/11, các đại biểu đồng ý thống nhất với chủ trương cho phép cách ly, điều trị F1, F0 thể nhẹ tại 4 quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ các tiêu chí, điều kiện, phải đảm bảo an toàn.

Trước đó, thành phố đã cho phép cách ly, điều trị F1, F0 thể nhẹ tại nhà ở 26 quận, huyện trên địa bàn thành phố nếu đủ điều kiện theo quy định.

Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cũng cho biết, việc Hà Nội cho phép điều trị F0 thể nhẹ tại nhà nếu đủ điều kiện là quyết định quan trọng, phù hợp với chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay. Bởi trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 tăng cao, đặc biệt là số ca bệnh nhẹ, không triệu chứng.

Việc điều trị F0 tại nhà, theo bà Hà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như đảm bảo đáp ứng công tác y tế kịp thời.

"Việc điều trị F0 tại nhà sẽ giúp người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa theo đúng tinh thần của Thủ tướng và phù hợp với chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt hiện nay", bà Hà nói.

Bà Hà cho biết thành phố đã chuẩn bị các phương án, kịch bản từ rất sớm cho việc này. Tuy nhiên, việc triển khai phải phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, với các trường hợp đủ điều kiện điều trị tại nhà, nhân viên y tế sẽ chăm sóc, theo dõi sức khỏe người dân qua hệ thống tổng đài 1022, hoặc qua các phần mềm. Trong quá trình theo dõi sức khỏe, ngành y tế cũng tư vấn, cấp phát thuốc, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.

Để thực hiện được việc này, chính quyền quận, huyện, xã, phường và tổ COVID-19 cộng đồng kiểm tra điều kiện cách ly F1 và điều trị F0 thể nhẹ tại nhà. Từ danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện sẽ phân tầng bằng phần mềm.

"Khi phát hiện F0, chúng tôi sẽ xem xét điều kiện, thể trạng bệnh và dựa vào điều kiện gia đình để quyết định điều trị tại nhà hay tập trung", bà Hà nói.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Hà Nội cho thấy, số ca dương tính SARS-CoV-2 liên tiếp tăng cao trong những ngày gần đây.

Ngày 30/11, thành phố Hà Nội ghi nhận 468 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 274 trường hợp ở cộng đồng, 138 trường hợp ở khu cách ly và 56 trường hợp trong khu phong tỏa.

Cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 10.597 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 4.237 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 6.360 ca.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một chuyên gia phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay, việc tăng ca mắc COVID-19 ở Hà Nội nằm trong dự báo.

Thành phố cũng đã chuẩn bị các phương án khi có 10.000; 50.000; 100.000 ca bệnh; đảm bảo kiểm soát tốt tình hình, thích ứng linh hoạt, phù hợp với dịch bệnh.

Nguồn: http://tienphong.vn/ha-noi-cho-phep-cach-ly-dieu-tri-f1-f0-the-nhe-tai-nha-o-4-quan-pos...

Số ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu không ngừng tăng

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 30/11 cho biết, tính từ 18h ngày 29/11 đến 18h ngày 30/11/2021, tỉnh này ghi nhận 860 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

Cụ thể, thành phố Vũng Tàu có 487 ca, trong đó 9 ca trong khu cách ly tập trung; 50 ca đang cách ly tại nhà; 209 ca trong khu vực phong tỏa; 219 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa có 70 ca, gồm 7 ca trong khu cách ly tập trung; 63 ca ngoài cộng đồng.

COVID-19 1/12: Ổ dịch phức tạp có 14 bé tiểu học dương tính, địa phương hỏa tốc truy vết - 6

Thị xã Phú Mỹ 146 ca, trong đó 1 ca trong khu cách ly tập trung; 131 ca đang cách ly tại nhà; 1 ca trong khu vực phong tỏa; 13 ca ngoài cộng đồng. Huyện Châu Đức ghi nhận 81 ca, gồm 73 ca trong khu cách ly tập trung; 5 ca đang cách ly tại nhà; 3 ca ngoài cộng đồng.

Huyện Đất Đỏ 13 ca, trong đó 8 ca trong khu vực phong toả; 5 ca ngoài cộng đồng. Huyện Long Điền ghi nhận 37 ca, gồm 2 ca trong khu cách ly tập trung; 11 ca đang cách ly tại nhà; 2 ca trong khu vực phong tỏa; 22 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc 26 ca, trong đó 1 ca đang cách ly tại nhà; 25 ca ngoài cộng đồng.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng không ngừng tăng. Các ca nhiễm lây lan nhanh trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong khu công nghiệp. Nguyên nhân phần lớn là do các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; một số người dân còn chủ quan, chưa chấp hành tốt các nguyên tắc, biện pháp phòng dịch.

Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, tự giác chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch; đẩy mạnh kiểm tra, quản lý chặt chẽ quy trình phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; vận động doanh nghiệp thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho các đối tượng trước khi đến làm việc, giao dịch để kịp thời phát hiện ca F0, không để lây lan; tiếp tục hướng dẫn người dân việc cách ly, điều trị F0 tại nhà và nơi làm việc; nhanh chóng thành lập các trạm y tế lưu động, y tế chăm sóc trực tuyến cho F0.

Nguồn: http://tienphong.vn/so-ca-mac-moi-covid-19-trong-cong-dong-o-ba-ria-vung-tau-khong-ngun...

WHO: Cấm đi lại không thể ngăn biến thể Omicron lây lan

"Các lệnh cấm đi lại không những không ngăn chặn (Omicron) lây lan mà còn tạo ra gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế. Bên cạnh đó, chúng có thể tác động tiêu cực đến các nỗ lực y tế toàn cầu trong thời kỳ đại dịch do (biện pháp này) không khuyến khích các quốc gia báo cáo và chia sẻ dữ liệu dịch tễ học", WHO cho biết ngày 30/11.

Hơn 262,94 triệu người trên toàn cầu đã mắc COVID-19. Ảnh minh hoạ

Hơn 262,94 triệu người trên toàn cầu đã mắc COVID-19. Ảnh minh hoạ

Omicron, biến chủng mới được phát hiện đầu tiên tại Botswana vào ngày 11/11 và thuộc danh sách biến chủng đáng lo ngại của WHO, đã khiến nhiều quốc gia quyết định siết chặt kiểm soát biên giới trong bối cảnh các ca nhiễm liên tục được ghi nhận ở nhiều nước.

Kể từ khi các nhà khoa học Nam Phi cảnh báo về biến chủng mới và WHO tuyên bố Omicron là biến chủng đáng lo ngại, hàng chục quốc gia đã áp đặt các hạn chế đi lại đối với Nam Phi và các nước láng giềng. 

Việc nhiều nước đột ngột ngừng các chuyến bay đã khiến ngành du lịch của Nam Phi rơi vào hỗn loạn. Trước tình hình đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kêu gọi các quốc gia đảo ngược các hạn chế đi lại do đây là biện pháp “phi lý về mặt khoa học”.

Theo ông Ramaphosa, "công cụ mạnh mẽ nhất" để hạn chế sự lây lan của biến chủng mới là vaccine, đồng thời, ông cũng kêu gọi người dân Nam Phi tiêm phòng.

Trong thông điệp gửi tới các nước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên (WHO) áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương xứng, hợp lý. Phản ứng toàn cầu phải bình tĩnh, phối hợp và chặt chẽ".

Ông Ghebreyesus bày tỏ thấu hiểu khi các nước muốn bảo vệ công dân của mình "trước một biến thể mà chúng ta chưa hiểu đầy đủ về nó", song cho biết WHO lo ngại việc phong tỏa đi lại có thể không công bằng và cản trở nỗ lực giám sát tình hình y tế toàn cầu.

Hiện mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng lây truyền của biến thể Omicron thậm chí có thể cao hơn so với biến thể Delta. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền cao của biến thể này.

Để đối phó với các biến thể đáng lo ngại, WHO kêu gọi tất cả các nước tăng cường giám sát và giải trình tự gen, báo cáo các ca nhiễm mới và tiến hành các cuộc điều tra để biết thêm về khả năng lây truyền của biến thể.

Trong khi các nghiên cứu sâu rộng hơn được thực hiện, có thể kiểm soát biến thể Omicron bằng cách xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly, áp dụng các biện pháp phòng dịch và liên tục giám sát biến thể.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/who-cam-di-lai-khong-the-ngan-bien-the-omicron-lay-lan-...

Biến thể Omicron đã xuất hiện ở châu Âu một tuần trước khi Nam Phi báo cáo

Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia Hà Lan (RIVM) ngày 30/11 (theo giờ địa phương) cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện ở nước này khoảng một tuần trước khi Nam Phi đưa ra báo cáo đầu tiên. Theo đó, RIVM nói rằng biến thể này đã được xác định khi giải trình tự gene lại các mẫu bệnh phẩm được lấy vào ngày 19 và 23/11.

Tiết lộ này đã tạo ra một bước ngoặt mới cho câu hỏi về nguồn gốc và địa điểm nơi biến thể Omicron xuất hiện và liệu các lệnh cấm du lịch đối với Nam Phi cùng các nước láng giềng có phải là một phản ứng thích hợp đối với biến thể này hay không.

Hà Lan cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện ở đây từ một tuần trước khi Nam Phi báo cáo. Ảnh: AFP

Hà Lan cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện ở đây từ một tuần trước khi Nam Phi báo cáo. Ảnh: AFP

Cụ thể, sau khi Nam Phi thông báo về biến thể mới, Hà Lan đã báo cáo hơn một chục trường hợp nghi mắc biến thể Omicron, được phát hiện thông qua việc xét nghiệm tại sân bay Amsterdam vào ngày 26/11. Trong đó, chuyến bay này có 624 người đến từ Nam Phi.

Theo đó, các nhà chức trách Hà Lan đã kiểm tra kỹ các mẫu bệnh phẩm cũ hơn sau khi các xét nghiệm PCR ban đầu phát hiện thấy những bất thường trong protein đột biến của SARS-CoV-2. RIVM cho biết các mẫu bệnh phẩm trên được lấy tại một địa điểm xét nghiệm dịch vụ y tế công cộng và nhận định: "Hiện vẫn chưa rõ liệu những người này có từng đến các nước miền Nam châu Phi hay không".

Được biết, sau khi biến thể Omicron được báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhanh chóng phân loại biến thể này là "biến thể đáng lo ngại" do có nhiều đột biến "chưa từng thấy". Theo đó, nhiều quốc gia đã có nhanh chóng áp đặt các lệnh hạn chế nhập cảnh với các quốc gia ở phía Nam châu Phi. 

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa  sau đó đã chỉ trích gay gắt động thái trên từ các nước, nói rằng Nam Phi đang bị "trừng phạt" vì thông tin về biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện. Ông Ramaphosa cho biết không thể kiểm soát sự lây lan của virus thông qua việc "áp đặt các lệnh cấm một cách bừa bãi". Theo tổng thống Nam Phi, việc kiểm soát dịch có thể được thực hiện thông qua xét nghiệm toàn bộ người nhập cảnh.

Các quan chức y tế Nam Phi là những người đầu tiên đưa ra cảnh báo về biến thể Omicron, khi ấy được gọi là biến thể B.1.1.529, vào ngày 25/11 vừa qua. Cơ quan y tế thế giới nhấn mạnh biến thể này có nguy cơ "rất cao" vì đột biến của nó làm tăng khả năng dễ dàng hơn và có thể lây nhiễm sang những người đã có kháng thể với những biến thể trước.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/bien-the-omicron-da-xuat-hien-o-chau-au-mot-tuan-truoc-...

Trên 500 ca mắc/ngày, Bạc Liêu phong tỏa “thật chặt, thật hẹp”, sớm tách F0

Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều vừa chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tăng cường triển khai cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 (F0) không triệu chứng tại nhà.

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn đang diễn biến phức tạp, tổng số ca mắc tính đến ngày 29/11/2021 là 12.898 ca (trong đó 52 ca nhập cảnh, 12.846 ca ghi nhận trên địa bàn tỉnh).

Lực lượng y tế lẫy mẫu test nhanh sàng lọc cộng đồng trên địa bàn phường 5, TP Bạc Liêu.

Lực lượng y tế lẫy mẫu test nhanh sàng lọc cộng đồng trên địa bàn phường 5, TP Bạc Liêu.

Có 5.017 ca đang điều trị, trong đó có nhiều trường hợp chuyển biến nặng và rất nặng đang điều trị ở tầng 2, tầng 3 (theo mô hình tháp điều trị 3 tầng).

Đặc biệt trong tuần qua, số ca nhiễm bệnh tăng cao liên tục, có ngày lên đến trên 600 ca và liên tục dao động ở mức trên 500 ca/ngày, nhiều khả năng sẽ kéo theo số ca chuyển nặng và tử vong, do đó, cần phải tìm cách giảm số ca lây nhiễm trên địa bàn càng sớm càng tốt.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các địa phương khi phát hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 thì tiến hành tách F0 (những trường hợp không đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà) đưa đến cơ sở thu dung, điều trị.

Đồng thời, tiến hành phong tỏa trên tinh thần thật chặt, thật hẹp và sát với điều kiện tình hình thực tế.

Những người còn lại trong hộ gia đình (F0 đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà; F1) cần được quản lý, giám sát chặt chẽ tại nhà và đảm bảo cao nhất các điều kiện về chăm sóc y tế, hậu cần.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao Giám đốc Sở Y tế khẩn trương hướng dẫn cách ly điều trị người F0 tại nhà sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, làm cơ sở để các địa phương triển khai nhân rộng, đồng thời, đảm bảo an toàn cho người bệnh Covid-19 (F0) và cộng đồng.

Chủ động phối hợp thường xuyên với đoàn công tác hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy để được hỗ trợ tư vấn và triển khai có hiệu quả công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 với mục tiêu là giảm thiểu số ca tăng nặng và chuyển viện.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tren-500-ca-macngay-bac-lieu-phong-toa-that-chat-that-hep-s...

Từ tháng 12/2021, 8 chính sách mới có hiệu lực: Giấy tờ này bắt buộc phải đổi trước ngày 31/12
Từ sau ngày 31/12/2021, thẻ ATM công nghệ từ (thẻ từ ATM) sẽ không được chấp nhận sử dụng tại các cây ATM rút tiền, cũng như các điểm hay thiết bị...

Tin tức 24h

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19