COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng

HÀ ANH - Ngày 30/07/2021 12:10 PM (GMT+7)

Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng thông báo về 54 ca bệnh nhiễm COVID-19 và các địa điểm liên quan đến bệnh nhân trên địa bàn. Đáng chú ý có có nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, có lịch trình di chuyển phức tạp.

Theo Ban chỉ đạo, trong số ca mắc COVID-19 phát hiện trong ngày, có 28 ca đã được cách ly; 5 ca từ khu vực phong tỏa, 18 ca chưa được cách ly khi lấy mẫu xét nghiệm. Cộng dồn từ ngày 10/7 đến 14h30 ngày 29/7 Đà Nẵng ghi nhận 565 ca mắc COVID-19.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2021/images/2021-07-30/covid-19-307-lich-trinh-phuc-tap-cua-hang-chuc-ca-mac-moi-trong-cong-dong-untitled-2-1627621031-801-width650height570.jpg /

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 2

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2021/images/2021-07-30/covid-19-307-lich-trinh-phuc-tap-cua-hang-chuc-ca-mac-moi-trong-cong-dong-untitled-4-1627621031-768-width650height640.jpg /

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 4

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2021/images/2021-07-30/covid-19-307-lich-trinh-phuc-tap-cua-hang-chuc-ca-mac-moi-trong-cong-dong-untitled-6-1627621031-308-width650height627.jpg /

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 6

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2021/images/2021-07-30/covid-19-307-lich-trinh-phuc-tap-cua-hang-chuc-ca-mac-moi-trong-cong-dong-untitled-8-1627621031-894-width650height592.jpg /

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 8

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2021/images/2021-07-30/covid-19-307-lich-trinh-phuc-tap-cua-hang-chuc-ca-mac-moi-trong-cong-dong-untitled-10-1627621031-656-width650height637.jpg /

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 10

TP.HCM chấn chỉnh việc mua bán bán test nhanh Covid-19 tại các nhà thuốc.

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi các Phòng y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức về việc chấn chỉnh việc mua bán các sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trong đó có test nhanh COVID-19 tại các nhà thuốc.

Theo Sở Y tế TPHCM, tình hình dịch bệnh ở thành phố diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều người dân tự tìm đến các nhà thuốc mua các test nhanh để tự thực hiện xét nghiệm.

Để đảm bảo việc sử dụng các sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đúng mục đích và có kết quả chính xác, Sở Y tế yêu cầu các Phòng y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức khẩn trương triển khai đến tất cả các nhà thuốc đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn về việc mua, bán thiết bị này.

Cụ thể, các nhà thuốc chỉ được bán các sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (ví dụ các test nhanh) phải đăng ký chức năng kinh doanh trang thiết bị y tế.

Nhà thuốc chỉ được mua các loại sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV 2 do Bộ Y tế cấp phép lưu hành và phải mua từ các nhà cung ứng hợp pháp (đã được công bố theo quy định).

Bên cạnh đó, dược sĩ phụ trách chuyên môn nhà thuốc có trách nhiệm hướng dẫn người mua sử dụng đúng mục đích theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đồng thời, hướng dẫn người dân liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp chuyên môn kịp thời khi có kết quả nghi ngờ dương tính.

Sở Y tế cho biết sẽ thành lập đoàn kiểm tra về việc thực hiện của nhà thuốc trong mua bán các loại sinh phẩm trang thiết bị chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2, test nhanh.

Hữu Huy

Công an TP. HCM sẽ xử phạt người và phương tiện đi đường không có đặc điểm nhận biết sau đây

Ngày 30/7, Công an TP.HCM vừa có báo cáo gửi lãnh đạo Thành ủy, UBND TPHCM về việc triển khai một số biện pháp nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị 16.

Theo đó, Công an TP sẽ kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp không có đặc điểm nhận biết được phép lưu thông vi phạm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 11

Công an TP.HCM lưu ý, chỉ có những người có đặc điểm nhận diện theo quy định mới được lực lượng công an làm nhiệm vụ tại các chốt, trạm kiểm soát, tổ tuần tra kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 giải quyết cho lưu thông.

Người và phương tiện được phép lưu thông trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 12 gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội phải đeo thẻ của cơ quan, đơn vị hoặc mặc đồng phục ngành... (có văn bản xác nhận hoặc phân công của cơ quan, đơn vị).

- Lực lượng làm công tác phòng chống dịch, các lực lượng hỗ trợ phòng chống dịch: có thẻ công tác phòng, chống dịch do cơ quan, đơn vị cấp, đeo băng tay nền đỏ có in chữ “cứu trợ” hoặc “hỗ trợ” phòng chống dịch và tên địa bàn cụ thể... Riêng cán bộ, công chức, viên chức, người đi làm bằng xe ô tô phải có thêm giấy xác nhận công tác..

- Người đi tiêm vắc xin: phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Có giấy mời tiêm hoặc tin nhắn điện thoại hoặc thẻ, phiếu nhận diện do chính quyền địa phương cấp. 

- Shipper công nghệ: Phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông như: đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành, ứng dụng quản lý đơn hàng, bảng tên (có hình ảnh)...

- Người dân đi chợ, siêu thị: Có phiếu do UBND phường, xã nơi cư trú cấp.

- Các phương tiện vận chuyển hàng thiết yếu, đưa lực lượng đi làm nhiệm vụ phòng chống dịch; phương tien đưa đón công nhân; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa, xuất nhập khẩu; phương tiện vận chuyển cung cấp suất ăn cho các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hữu Huy

Đà Nẵng áp dụng biện pháp chống dịch mạnh hơn Chỉ thị 16

Chiều 30/7, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ban hành nghị quyết về tăng cường một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Trong đó, có việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và một số hoạt động trong thời gian nhất định, trừ trường hợp được cơ quan thẩm quyền cho phép.

Lực lượng chức năng Đà Nẵng kiểm tra, nhắc nhở người dân ra đường khi không cần thiết

Lực lượng chức năng Đà Nẵng kiểm tra, nhắc nhở người dân ra đường khi không cần thiết

Còn lơ là chống dịch, xử lý vi phạm chưa nghiêm

Theo Thành ủy Đà Nẵng, thời gian qua, thành phố có nhiều biện pháp để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp thiếu quyết liệt, có lúc, có nơi còn lúng túng, không chủ động, còn trông chờ vào văn bản, hướng dẫn dẫn đến kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

"Số lượng ca nhiễm trong thời gian gần đây tăng nhanh, nhất là trong cộng đồng, nhiều ca nhiễm chưa rõ nguồn lây. Thành phố đang ở mức độ nguy cơ dịch bệnh rất cao, cần có biện pháp phòng, chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân", Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu.

Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, quá trình triển khai thực hiện bộc lộ những hạn chế, như: Một bộ phận không nhỏ người dân, cán bộ, đảng viên vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

Trong khi đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho hay, mỗi ngày cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch. Từ 18/6 đến chiều 29/7, đã xử phạt 416 trường hợp với số tiền 738 triệu đồng.

Ngoài ra, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đánh giá công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa chặt chẽ.

Cấm đi lại trong thời gian nhất định

Nghị quyết của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu thực hiện các biện pháp mạnh hơn, cao hơn các biện pháp phòng, chống dịch theo nội dung Chỉ thị số 16 nhằm đảm bảo phong tỏa, giãn cách và cách ly trên địa bàn toàn thành phố.

"Vận dụng các quy định pháp luật để áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và một số hoạt động trong thời gian nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Bắt đầu thực hiện từ 18 giờ 00 ngày 31/7/2021", Nghị quyết nêu.

Đáng chú ý, Nghị quyết quyết định tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly tập trung và hướng dẫn thí điểm áp dụng cách ly F1 tại nhà.

Quyết tâm xử lý các ổ dịch theo phương châm: Làm đến đâu, sạch đến đó, tạo ra các khu vực dân cư, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… an toàn dịch bệnh (vùng xanh).

Nghị quyết của Thành ủy Đà Nẵng cũng yêu cầu dự trù nguồn kinh phí và có phương án, kịch bản dự trữ đủ nguồn sinh phẩm và vật tư phục vụ xét nghiệm, các máy móc phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.

"Chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở điều trị, nhân lực y bác sỹ, điều dưỡng và các trang thiết bị, vật tư y tế để đảm bảo việc phân tầng điều trị, nhất là đặc biệt lưu ý hệ thống hồi sức trong cơ sở điều trị ở tầng cao nhất, theo từng cấp độ dịch bệnh, kể cả cấp độ dịch bệnh xấu nhất", Nghị quyết nêu.

(Theo Báo Giao Thông)

Ngày thứ 7 thực hiện giãn cách xã hội, Hà Nội xử lý gần 1.000 trường hợp vi phạm

Ngày 30/7, Công an TP Hà Nội cho biết, từ 11h ngày 29/7 đến hôm nay, lực lượng chức năng phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp xử phạt 945 trường hợp vi phạm phòng chống dịch.

Trong đó, 220 trường hợp bị xử phạt về hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, 721 trường hợp vi phạm khác liên quan phòng, chống dịch COVID-19 (không thực hiện biện pháp cách ly; tập trung đông người nơi công cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách...).

Cơ quan chức năng cũng lập biên bản xử phạt hành chính 4 cơ sở không chấp hành việc tạm dừng hoạt động kinh doanh.

Trong ngày thứ 7 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, lực lượng chức năng xử phạt hành chính 945 trường hợp vi phạm phòng chống dịch.

Trong ngày thứ 7 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, lực lượng chức năng xử phạt hành chính 945 trường hợp vi phạm phòng chống dịch.

Như vậy, sau gần 1 tuần giãn cách xã hội toàn thành phố, các cơ quan chức năng thành phố xử phạt khoảng 7 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Theo Công an TP Hà Nội, sau 1 tuần thực hiện Chỉ thị 17, người dân đã có ý thức hơn trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Tại các tuyến đường, lượng phương tiện giảm hẳn. Tại các chốt cửa ngõ vào Thủ đô, lực lượng chức năng phân luồng đối với các xe có luồng xanh, các tài xế cũng đã nắm được các quy định nên không còn xảy ra tình trạng ùn tắc.

Tuy nhiên, có nơi, có chỗ, việc thực hiện giãn cách chưa thực sự triệt để; nhiều trường hợp chưa nâng cao ý thức tự giác, ra ngoài không có lý do, cá biệt có trường hợp chống đối, không hợp tác với lực lượng chức năng khi làm việc.

Thời gian tới, các đơn vị của Công an Thành phố sẽ tiếp tục tuyên truyền đồng thời tăng cường xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, quyết tâm cùng toàn thể hệ thống chính trị và người dân Thủ đô chung sức, đồng lòng chiến thắng được dịch bệnh.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Sự thật về 8 số điện thoại hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM

Những ngày qua, thông tin về 8 số điện thoại sẽ cấp cứu chở miễn phí bệnh nhân được nhiều các trang, nhóm trên mạng xã hội chia sẻ. Tuy nhiên, điều này lại gây khó khăn cho chính những hoạt động thiện nguyện chân chính khi những thông tin chia sẻ không đúng sự thật. 

Thông tin được nhiều người chia sẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Thông tin được nhiều người chia sẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Gọi cho các số điện thoại trong danh sách trên, chỉ có 4/8 số liên lạc được và xác nhận đang nhận chở các ca mắc Covid-19 đưa tới các bệnh viện trên địa bàn TP để điều trị. Tuy nhiên, họ chỉ nhận chở bệnh nhân F0 đã có giấy giới thiệu của y tế địa phương, không có trường hợp như thông tin được chia sẻ.

Liên lạc với anh Trần Phước Hòa, là chủ nhân số điện thoại 0967123xxx, anh Hòa cho biết: "Bản thân tôi cũng chưa từng chuyển một ca F0 nào mà tự ý đưa đến bệnh viện khi không có giấy chuyển viện từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên. Và cũng chưa từng điện thoại cho bất kỳ một người nào xin chuyển tiền. Xin các bạn hãy kiểm chứng thông tin và tránh hiểu lầm, để chúng tôi còn có tinh thần sẵn sàng dấn thân bất chấp hy sinh đến tính mạng để chiến đấu cùng các bạn và người thân. Trưa nay, tôi đã tắt số điện thoại trong này vì có quá nhiều người gọi cùng 1 lúc". 

Theo anh Hòa, mấy hôm nay, số điện thoại trên reo suốt đêm, anh phải nghe và giải thích một nội dung với rất nhiều người. Tuy nhiên, do số cuộc gọi đến quá nhiều, anh buộc phải tắt điện thoại. "Chỉ thương những bệnh nhân khi mà có giấy tờ đầy đủ nơi tiếp nhận không được xe của mình hỗ trợ thì đau lòng lắm" - anh Hòa nghẹn ngào. 

Anh Hòa cho biết thêm, đội của anh có 6 chiếc xe hỗ trợ về dịch Covid-19, tối thiểu mỗi ngày chở 3 chuyến. Trong đó, có 1 chiếc cấp cứu và 5 chiếc còn lại là xe du lịch 16 chỗ làm vách ngăn để chở bệnh nhân chạy thận ở những vùng nguy cơ cao đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM). 

(Theo Người Lao Động)

Nghệ An thêm 17 ca dương tính, giãn cách toàn huyện Quỳnh Lưu theo Chỉ thị 16

Tối 30/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 7h00 đến 19h00 ngày 30/7) trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ghi nhận 17 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Theo đó, xã Quỳnh Lâm có nhiều ca dương tính nhất với 7 ca bệnh, xã Quỳnh Lương 4 ca, xã An Hòa, xã Quỳnh Minh 2 ca, xã Tiến Mỹ, Quỳnh Giang mỗi xã 1 ca.

Cơ quan chức năng khẩn trương lấy mẫu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

Cơ quan chức năng khẩn trương lấy mẫu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

Trước diễn biến dịch phức tạp ở huyện Quỳnh Lưu, ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, ổ dịch này có thể đã xuất phát trước thời điểm ngày 21/7 và đã qua được vài chu kỳ. Vì vậy, có thể đang còn sót dịch trong cộng đồng. Việc cần kíp lúc này là phải thần tốc truy vết, điều tra cụ thể lịch trình của 31 F0 trên địa bàn. Từ đó, phân loại, cách ly từng trường hợp cụ thể.

Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đang rất "nóng", diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao. Thời điểm này, huyện cần tập trung ưu tiên toàn bộ nguồn lực, nhân lực cho công tác phòng chống dịch, phải rõ nhiệm vụ, rõ vai trò của từng người trong Ban chấp hành, Ban Thường vụ huyện uỷ để bám sát địa bàn, trực tiếp nắm tình hình chỉ đạo công tác phòng dịch tại cơ sở.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu, công tác truy vết phải thực hiện thần tốc, quyết liệt, triệt để, không được bỏ sót các trường hợp liên quan. Trên cơ sở kết quả truy vết để tổ chức cách ly, phải phân nhóm đối tượng để có hình thức cách ly phù hợp và phải quản lý chặt chẽ các trường hợp thực hiện cách ly. Đồng thời, đảm bảo an toàn không để xảy ra tình trạng lây chéo trong khu cách ly và đặc biệt không được để dịch lây nhiễm dịch ra cộng đồng.

Quan điểm chỉ đạo là phải ưu tiên cách ly tập trung F1, chỉ cho phép thực hiện cách ly tại nhà đối với các trường hợp F1 có nguy cơ thấp và phải có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền cơ sở và các lực lượng chức năng có liên quan. Cùng với đó, huyện cũng phải quan tâm bố trí các điểm cách ly và giám sát, quản lý chặt chẽ các trường hợp công dân tự phát trở về từ các tỉnh, thành có dịch.

Ông Nguyễn Đức Trung cũng đồng ý đề xuất của huyện Quỳnh Lưu là cách ly xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 31/7.

(Theo Gia Đình & Xã hội)

Thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine COVID-19

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 63 tỉnh/thành ngày 30/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vacine. 

Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ COVID-19 cộng đồng, người cao tuổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất, Thủ tướng tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vaccine cho TP HCM. 

Thủ tướng kêu gọi các địa phương trên cả nước chia sẻ, ưu tiên vaccine cho TP HCM, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương... Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn tính toán cụ thể mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình và khả năng cung ứng.

Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ ngày 30/7. Ảnh: VGP

Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ ngày 30/7. Ảnh: VGP

TP HCM và các tỉnh có diễn biến xấu về dịch bệnh phải tăng cường các bệnh viện hồi sức cấp cứu với mức độ cao hơn, việc chuẩn bị và khi thực hiện phải sớm hơn, cao hơn.

Tăng cường huy động hơn nữa nguồn lực tư nhân về cơ sở y tế, khách sạn, nhà hàng, các nguồn lực của doanh nghiệp..., nhất là tại một số nơi được xem như trong tình trạng khẩn cấp; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác công tư về cơ sở vật chất y tế, mua sắm trang thiết bị…

Quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chiến lược vaccine, đặc biệt là đẩy mạnh ngoại giao vaccine, hợp tác công tư để mua được nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Tổ chức tiêm kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để lãng phí vaccine và thời gian. 

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu rút gọn các thủ tục về hành chính để tập trung thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, kịp thời việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và công nhận vaccine trong nước để có thể làm chủ trong vấn đề này. Khuyến khích các đơn vị nghiên cứu, nhập khẩu, sản xuất thuốc phục vụ phòng chống dịch. Tăng cường chuyển giao công nghệ, sản xuất máy thở.

Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao, bổ sung trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề, năng lực cho các cán bộ y tế từ các chuyên khoa khác để tăng cường nhân lực cho công tác hồi sức cấp cứu. Động viên, bảo đảm điều kiện làm việc đầy đủ cho bác sĩ, nhân viên điều dưỡng, kỹ thuật viên để sức chiến đấu lâu dài.

(Gia đình & Xã hội)

Người đàn ông 72 tuổi ở Hải Dương mắc COVID-19, từng đếm khám cho ca bệnh 120277

Tối nay (30/7), Bộ Y tế phát đi thông báo tại thôn Thượng, xã Thái Tân, huyện Nam Sách (Hải Dương) ghi nhận 1 ca bệnh mắc COVID-19 được đánh mã số 137232. Trường hợp này sinh năm 1949 (nam giới), là F1 của bệnh nhân 120277 và được đưa đi cách ly tập trung ngày 29/7.

Qua điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng, trường hợp này từng đến chăm sóc, điều trị tại nhà cho bệnh nhân 120277 khi ca bệnh có biểu hiện mệt mỏi. Chiều 29/7, bệnh nhân 137232 sốt 38 độ được điều trị thuốc hạ sốt, hiện tại đã hết sốt, sức khỏe bình thường và đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh. Kết quả xét nghiệm chiều nay của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương khằng định dương tính với SARS-CoV-2.

Liên quan đến ổ dịch tại huyện Nam Sách, chiều nay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã điều tra và lấy mẫu cho 16.659 lượt người tại ổ dịch huyện Nam Sách; trong đó 298 F1, 1.624 F2, 14.737 khu phong tỏa. Kết quả xét nghiệm có 16 trường hợp dương tính, 1500 mẫu khu phong tỏa đang xét nghiệm, số còn lại cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, vào sáng 28/7 Bộ Y tế công bố bệnh nhân 114265 là người phụ nữ sinh năm 1990, thường trú thôn Tân Thắng (xã Thái Tân), hiện tạm trú khu Gia Binh (thị trấn Nam Sách) làm nghề bán hàng ăn mắc COVID-19.

Trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân này bán hàng tại nhà hàng Tuân Thỏ (khu Gia Binh, chợ Hóp, thị trấn Nam Sách), có đi siêu âm tại phòng khám Phúc An (cạnh Hiệu Sách nhân dân huyện Nam Sách). Đến khoảng 16h chiều 26/7, bệnh nhân có biểu hiện sốt, không ho, không có thở và đến Trung tâm Y tế huyện Nam Sách khám. Vào sáng 27/7 bệnh nhân được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Đến trưa 28/7, huyện Nam Sách ghi nhận thêm 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến bệnh nhân 114265. Riêng trong ngày hôm qua (29/7), có thêm 10 bệnh nhân mắc COVID-19. Như vậy tính đến đến hôm nay (30/7), huyện Nam Sách đã ghi nhận 17 ca bệnh, trong đó có 16 trường hợp cùng trú tại xã Thái Tân.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Chuyến bay đặc biệt chở 190 người Bình Định rời TP.HCM về quê

Chiều 30/7, chuyến bay của hãng hàng không Bamboo Airways hạ cánh xuống Cảng hàng không Phù Cát, tỉnh Bình Định, chở theo 190 hành khách là công dân Bình Định về từ TP.HCM. Chuyến bay này là chuyến bay miễn phí thứ tư do UBND tỉnh tổ chức đưa người dân TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Vân Canh đang sinh sống, làm việc TP.HCM về quê.

Hình ảnh cháu bé ôm gấu bông cũ mèm với nhiều đường khâu theo người thân hồi hương khiến nhiều người có mặt ở sân bay thương cảm. Các trường hợp được tỉnh Bình Định thuê máy bay đưa về quê là những người khó khăn, công nhân, lao động tự do, sinh viên, trẻ em.

Hình ảnh cháu bé ôm gấu bông cũ mèm với nhiều đường khâu theo người thân hồi hương khiến nhiều người có mặt ở sân bay thương cảm. Các trường hợp được tỉnh Bình Định thuê máy bay đưa về quê là những người khó khăn, công nhân, lao động tự do, sinh viên, trẻ em.

Chị Hoa (quê Bình Định, một hành khách trên chuyến bay), cho biết: “Do dịch bệnh, 2 tháng nay tôi không có lương vì quán ăn chỗ làm đóng cửa, không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, cuộc sống khó đủ đường. Tôi may mắn biết được thông tin chuyến bay về quê thông qua Hội đồng hương Bình Định tại TP.HCM và đăng ký. Được về quê tôi rất vui. Dù về bị cách ly nhưng được có quê hương che chở sẽ an tâm hơn”, chị Hoa chia sẻ.

Đến nay, Bình Định đã tổ chức 4 chuyến bay miễn phí đưa gần 800 người dân Bình Định ở TP.HCM về quê. Các chuyến bay vào ngày 20, 23, 27 và 30/7.

Người dân sau khi về đến Bình Định được đưa đi cách ly tập trung 7 ngày, sau đó tiếp tục tái xét nghiệm sàng lọc, đủ điều kiện sẽ được chuyển về tiếp tục cách ly tại gia đình. Mọi chi phí liên quan đến vé máy bay, xét nghiệm COVID-19  sinh hoạt tại khu cách ly tập trung… phục vụ người dân sẽ được hỗ trợ 100% từ nguồn lực xã hội hóa.

(Theo Dân Việt)

Hà Nội thần tốc xây dựng Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Hàng trăm công nhân chia ca hối hả làm việc 24/24 giờ để xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 - 700 giường trên địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Được Chính phủ chấp thuận chủ trương, UBND TP Hà Nội giao cho Bệnh viện Đại học Y xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch trên phần đất 3,5 ha của bệnh viện. Dự kiến quy mô bệnh viện có hơn 500 - 700 giường bệnh, dùng để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 chuyển biến nặng.

Bệnh viện xây dựng tại Khu vực ngõ 587 Tam Trinh (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).

Bệnh viện xây dựng tại Khu vực ngõ 587 Tam Trinh (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).

Dự án khởi công ngày 24-7, dự kiến hoàn thiện 30-8. Nhà thầu dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta đang huy động công nhân làm việc liên tục 24/24 giờ.

Ông Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết đây là công trình cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, vì vậy Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đề nghị các sở, ban, ngành thành phố và các tỉnh lân cận tạo điều kiện để người, phương tiện, vật tư, thiết bị có thể ra vào và lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội.

Trên khoảng đất trống rộng lớn vừa được san lấp, hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị cơ giới đã ngày đêm thi công. Bên trong công trường, nhiều xe lu, xe tải trọng lớn chở đất đá, cát nối đuôi vào, ra.

Dự kiến, bệnh viện dã chiến này có thể đưa vào sử dụng cuối tháng 8. Để đảm bảo tiến độ, hơn 400 công nhân chia ca làm việc 24/24 giờ.

Để đối phó với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội cũng đã có kế hoạch trưng dụng 10 nhà tái định cư để sử dụng làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến.

(Theo Người Lao Động)

TP.Hải Dương dừng dịch vụ ăn uống, không tập trung quá 2 người

Chủ tịch UBND TP.Hải Dương Trần Hồ Đăng vừa ban hành quyết định áp dụng bổ sung biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Theo đó, từ 21h ngày 30/7, TP Hải Dương yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh ăn uống, kể cả bán mang về. Riêng 3 phường, xã là Ái Quốc, Nam Đồng và An Thượng (giáp với huyện Nam Sách) sẽ thực hiện từ 12h ngày 30/7.

Chính quyền yêu cầu người dân không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học.

TP.Hải Dương dừng dịch vụ ăn uống, không tập trung quá 2 người

TP.Hải Dương dừng dịch vụ ăn uống, không tập trung quá 2 người

Đối với các chuyên gia, lãnh đạo quản lý, lao động về TP Hải Dương làm việc, địa phương này yêu cầu phải có xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Các tổ chức sử dụng lao động phải bố trí nơi ăn, ở, làm việc, phương tiện đi lại, lập danh sách báo cáo ban chỉ đạo thành phố. Người lao động khi vào TP Hải Dương chỉ được di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

Người lao động khi vào TP.Hải Dương chỉ được di chuyển từ nơi làm ở đến nơi làm việc và ngược lại. Quá trình ăn, uống, sinh hoạt chỉ được thực hiện tại nơi làm việc hoặc nơi ở, đảm bảo nguyên tắc “5K” không tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày kể từ ngày đến TP Hải Dương, xe vận chuyển không dừng, đỗ dọc đường. Trong vòng 14 ngày kể từ ngày đến TP Hải Dương phải thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp  Realtime-PCR ít nhất 3 lần.

UBND TP Hải Dương đưa ra các biện pháp nêu trên do địa phương giáp ranh là huyện Nam Sách vừa bùng phát dịch COVID-19.

(Theo Dân Việt)

TP HCM có thể thực hiện Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, sau ngày 1-8

Sáng 30-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Trung ương tiếp tục chuyến làm việc tại TP HCM.

Theo đó, Chủ tịch nước đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

TP HCM đã điều trị khỏi cho gần 25.200 bệnh nhân Covid-19

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo, của Tổng Bí thư, chia sẻ những khó khăn, vất vả của TP HCM – TP lớn nhất cả nước trong việc phòng, chống dịch. Đó là những tình cảm lớn lao mà toàn Đảng, toàn dân dành cho TP HCM trong giai đoạn khó khăn này.

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay TP HCM đã trải qua 61 ngày giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau.

Trong 19 ngày thực hiện Chỉ thị 16 (từ ngày 9-7 đến nay), bình quân mỗi ngày TP HCM phát hiện hơn 3.300 ca mắc, trong đó phần lớn trong khu cách ly, phong tỏa. TP HCM đã điều trị khỏi gần 25.200 bệnh nhân, hiện đang điều trị hơn 36.700 bệnh nhân, trong đó có hơn 875 bệnh nhân đang thở máy và 8 bệnh nhân đang can thiệp ECMO.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM, từ khi áp dụng Chỉ thị 15, siết chặt theo Chỉ thị 16, tốc độ tăng ca nhiễm bình quân/ngày đã chậm lại, hiện nay chỉ tăng bình quân 1,5 lần /ngày so với lúc áp dụng Chỉ thị 15 (hơn 6 lần bình quân/ ngày).

Tuy nhiên, số tuyệt đối ca mắc hàng ngày vẫn lớn do dịch đã lây lan sâu vào cộng đồng. Do đó để kiểm soát được dịch có thể mất hàng tháng, TP HCM có thể sẽ tiếp tục kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 2 tuần nữa, sau ngày 1-8.

Chủ tịch UBND TP HCM cho biết trong thời gian tới sẽ áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo thực thi triệt để các biện pháp siết chặt Chỉ thị 16, đặc biệt là từ sau 6 giờ sáng đến 18 giờ. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trường hợp cố tình vi phạm.

Bên cạnh đó, TP HCM sẽ tập trung điều trị F0 nặng có bệnh nền, đưa hệ thống oxy dòng cao vào sử dụng sớm, tránh chuyển biến nặng, tăng điều trị tầng 3, 4, 5, rút ngắn thời gian điều trị F0.

Về tiêm vaccine đợt 5, Chủ tịch UBND TP HCM cho hay kể từ ngày 22-7 đến nay TP HCM đã tiêm được hơn 390.000 liều, lũy kế đến nay đã tiêm được 1,3 triệu lượt. TP HCM cũng đẩy mạnh sản xuất an toàn theo mô hình 3 tại chỗ, với 2.038 doanh nghiệp thực hiện với 100.000 lao động.

Đề nghị TP Thuận An tiếp tục thực hiện giãn cách mạnh mẽ

Sau khi làm việc với TP HCM, sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng dẫn đầu đoàn công tác các bộ ngành Trung ương làm việc và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Báo cáo với Chủ tịch nước và đoàn công tác, bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Thuận An cho biết từ đợt dịch thứ tư đến ngày 29-7, địa phương đã ghi nhận tổng cộng 3.824 trường hợp dương tính và 6.783 trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Hiện có 17.180 trường hợp F1 và 19.630 trường hợp F2 được chỉ định cách ly tập trung và cách ly y tế tại nhà, TP đã tổ chức khoanh vùng, cách ly y tế đối với 267 khu vực, tổ chức lấy 33.342 mẫu xét nghiệm Realtime-PCR đơn, 8.661 mẫu xét nghiệm Realtime-PCR gộp và test nhanh kháng nguyên cho khoảng 415.847 lượt người.

(Theo Người Lao Động)

Trình phiếu đi chợ hết hạn khi qua chốt, thanh niên bị phạt 2 triệu đồng

Chiều 30-7, UBND quận Phú Nhuận triển khai chốt kiểm soát dịch COVID-19 do UBND phường 9 phối hợp với lực lượng CSGT-TT quận thực hiện. Tại đây, người dân được kiểm tra các loại giấy tờ chứng minh lý do ra đường. Một số trường hợp ra đường không chính đáng, vi phạm Chỉ thị 16 bị lực lượng chức năng xử phạt.15 giờ 30, tổ công tác kiểm tra anh NTK (21 tuổi, ngụ quận Tân Bình). Anh K. điều khiển xe máy di chuyển trên đường Hoàng Minh Giám và được ra hiệu dừng xe tại chốt. Anh K. trình bày với một cán bộ tại chốt là ra đường để mua thực phẩm và trình phiếu đi chợ do chính quyền địa phương cấp.

COVID-19 30/7: Lịch trình phức tạp của hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng - 20

Tuy nhiên, phiếu đi chợ của anh K. có hạn áp dụng đến ngày 13-7 và hiện tại đã không còn giá trị sử dụng. Sau đó, anh K. bị tổ công tác lập biên bản, xử phạt lỗi ra đường không có lý do chính đáng.

“Thời gian ra ngoài mua thực phẩm có hiệu lực đúng vào ngày ghi trên phiếu đi chợ. Một số người sử dụng phiếu đi chợ hết hạn để ra đường là không chính đáng”, một cán bộ nói.

Cũng trong buổi chiều, anh NVT (31 tuổi) cũng bị kiểm tra và cho biết đang trên đường từ quận 12 qua quận 7 làm công trình xây dựng. Anh T. cho biết được chủ thầu điều đến công trình làm việc vì đang thiếu người. Anh này trình giấy thông hành nhưng không được cán bộ ở chốt kiểm soát dịch chấp nhận. Một cán bộ giải thích: “Thời điểm giãn cách xã hội, tất cả công trình xây dựng không thiết yếu phải tạm dừng. Anh T. ra ngoài thời điểm này là không cần thiết”.

Chiều cùng ngày, nam thanh niên tên T.V.H. (19 tuổi) chạy xe máy từ nhà ở quận Phú Nhuận qua quận Gò Vấp tìm mua mì gói cũng bị tổ công tác xử phạt 2 triệu đồng.

Tính đến 16 giờ, tổ công tác tại công viên Gia Định đã lập biên bản 5 trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng, xử phạt 10 triệu đồng.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Người đàn ông đi ôtô cùng bạn từ Bình Dương về quê dương tính SARS-CoV-2

Sáng 30-7, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An, cho biết qua lấy mẫu xét nghiệm cơ quan chức năng đã phát hiện thêm 3 trường hợp tại tỉnh này có kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ nhất là ông H.X.H. (SN 1978), trú khối Hạ Long, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ông H. là F1 của bệnh nhân L.A.N. đã được công bố trước đó. Ngày 21-7, ông H. cùng với bạn đi ôtô cá nhân từ Tân Uyên, Bình Dương về đến Nghệ An. Ngày 23-7, khi về quê ông H. được cách ly tại Trạm Y tế thị trấn Nam Đàn (cũ) và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần vào các ngày 23-7, 26-7 đều cho kết quả âm tính. Ngày 29-7, ông H. được lấy mẫu lần 3 gửi CDC Nghệ An, sáng ngày 30-7 cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ hai là anh H.V.H. (SN 1988), làm nghề lái xe trú xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Anh H. là F1 của bệnh nhân H.V.C. và T.T.T. đã được công bố trước đó. Ngày 27-7, anh H. được cách ly tại Trường Mầm non Quỳnh Thuận và được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 cho kết quả âm tính. Ngày 29-7, anh H. có biểu hiện mệt mỏi, đau tức ngực được làm test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR gửi CDC Nghệ An, sáng ngày 30-7 cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ ba là anh T.B.N. (SN 1990), trú xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ngày 28-7, anh N. từ An Phú, Thủ Đức, TP HCM về được cách ly tại Trường Mầm non Nghi Đồng. Ngày 29-7, anh N. được lấy mẫu gửi CDC Nghệ An, sáng ngày 30-7 cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

Lực lượng chức năng lấy mẫu test Covid-19 trên địa bàn TP Vinh, Nghệ An.

Lực lượng chức năng lấy mẫu test Covid-19 trên địa bàn TP Vinh, Nghệ An.

Như vậy, tính đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 210 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 14 địa phương: Thành phố Vinh: 90, Quỳnh Lưu: 26, Tương Dương: 23, Diễn Châu: 20, Yên Thành: 13, Kỳ Sơn: 10, Nam Đàn: 8, Hoàng Mai: 6, Quỳ Hợp: 5, Nghi Lộc: 5, Đô Lương: 1, Nghĩa Đàn: 1, Tân Kỳ: 1, Thanh Chương: 1.

(Theo Người Lao Động)

Tham gia chống dịch, thêm 3 nhân viên y tế ở Bình Định mắc Covid-19

Sáng 30-7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về 9 ca Covid-19 mới ghi nhận trên địa bàn. Trong đó, có 5 ca ở TP Quy Nhơn, 2 ca ở thị xã An Nhơn và 2 ca ở huyện Phù Cát.

Bình Định hiện có 10 cán bộ, nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch bị nhiễm Covid-19

Bình Định hiện có 10 cán bộ, nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch bị nhiễm Covid-19

Tại TP Quy Nhơn, có 3 ca là những người thân trong một gia đình ở phường Quang Trung, gồm cha, mẹ và con trai. Trong đó, người cha làm nghề lái xe tải đường dài, 2 người còn lại là F1 của người đàn ông này. Ngoài ra, địa phương này còn ghi nhận 2 ca là nhân viên y tế, đang làm việc tại cơ sở 1 Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng – nơi đang điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn.

Hai ca Covid-19 ghi nhận tại thị xã An Nhơn, gồm 1 ca ở xã Nhơn Hạnh, làm nghề lái xe tải đường dài và 1 ca là nữ nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 tại phường Nhơn Hưng.

Hai ca Covid-19 ghi nhận tại huyện Phù Cát đều là nữ sinh viên về từ TP HCM. Trước đó, ngày 24-7, 2 nữ sinh này đi trên chuyến bay Vietnam Airlines số hiệu VN1394, từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Phù Cát, hạ cánh lúc 12 giờ 50 phút cùng ngày.

Tính đến sáng 30-7, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã ghi nhận 144 ca mắc Covid-19. Trong đó, có 31 ca đã được điều trị khỏi bệnh.

(Theo Người Lao Động)

57 công nhân một doanh nghiệp "3 tại chỗ" ở Đồng Nai dương tính Covid-19

Sáng 30/7, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 367 ca dương tínhCovid-19 mới trong ngày 29/7. Trong đó, có 104 ca sàng lọc và 263 ca trong khu cách ly, phong tỏa.

Tổng số ca nhiễm tại tỉnh này lên đến 3.953 ca. Đáng chú ý một số doanh nghiệp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính.

Nhân viên y tế đi tầm soát lấy mẫu phòng chống dịch ở một xóm trọ ở Đồng Nai. Ảnh minh họa

Nhân viên y tế đi tầm soát lấy mẫu phòng chống dịch ở một xóm trọ ở Đồng Nai. Ảnh minh họa

Sở Y tế cho biết, tại huyện Nhơn Trạch có ổ dịch tại một doanh nghiệp ở xã Hiệp Phước, có 57 ca dương tính qua xét nghiệm sàng lọc. Qua điều tra ban đầu cho thấy doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về xét nghiệm tầm soát. Việc thực hiện “3 tại chỗ” không bảo đảm các yêu cầu về phòng chống dịch; các cơ quan quản lý chưa thực hiện được công tác kiểm tra.

Cũng theo Sở Y tế Đồng Nai, qua test nhanh phát hiện nhiều ca mới rải rác trong cộng đồng ở nhiều địa phương trong tỉnh, nguồn lây nhiễm trong cộng đồng đã khá phức tạp, lan rộng, khó kiểm soát.

Các khu nhà trọ hiện tại là nơi có nguy cơ bùng phát dịch và nguy cơ trở thành các ổ dịch lớn cao nhất do tập trung đông người, mật độ lớn, vệ sinh kém và ý thức phòng chống dịch thấp.

Các địa phương phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp, cần có giải pháp đối với việc phòng dịch tại các khu nhà trọ.

(Theo Báo Giao Thông)

Trà trộn vào khu phong tỏa y tế để trốn lệnh truy nã

Ngày 30-7, Công an quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) cho biết vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Đà Nẵng bắt giữ đối tượng bị truy nã Nguyễn Bá Tùng (SN 1976, tạm trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ).

Trước đó, khuya ngày 12-5-2021, Tùng bị lực lượng 8394 Công an phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu) bắt quả tang đang trộm sắt thép tại một công trình xây dựng trên đường Phan Đăng Lưu (TP Đà Nẵng).

Nguyễn Bá Tùng bị bắt giữ tại cơ quan công an

Nguyễn Bá Tùng bị bắt giữ tại cơ quan công an

Trong quá trình điều tra, Tùng được gia đình bảo lãnh nhưng sau đó đã rời khỏi địa phương, đi đâu làm gì không rõ. Ngày 12-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hải Châu đã ra Quyết định truy nã bị can đối với Nguyễn Bá Tùng về hành vi "Trộm cắp tài sản".

Bị truy nã, Tùng ban đầu định vào miền Nam để làm thuê, nhưng các tỉnh thành đều giãn cách, không có phương tiện di chuyển. Tùng quyết định lẩn trốn tại một khu phong tỏa y tế vì dịch Covid-19 ở phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để chờ tình hình dịch tạm lắng.

Ngay sau khi khu vực dỡ phong tỏa khu vực này, Công an quận Hải Châu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự bí mật tiếp cận, vây bắt được Tùng. Sáng ngày 29-7, khi tra tay vào còng, Tùng vẫn còn ngơ ngác vì 14 ngày qua chỉ quanh quẩn trong khu phong tỏa, chưa kịp đi đâu thì lại tiếp tục bị Công an bắt giữ.

(Theo Người Lao Động)

TP HCM: Xem xét tiêm vắc-xin cho người trong khu phong tỏa, nhân viên giao hàng

Sáng 30-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết TP ghi nhận thêm 2.740 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.

Đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, TP đã có hơn 84.500 trường hợp mắc Covid-19.

Bệnh viện dã chiến Covid-19 thứ 16 vừa đưa vào hoạt động tại quận 7-TP HCM (Ảnh: BÁ LONG)

Bệnh viện dã chiến Covid-19 thứ 16 vừa đưa vào hoạt động tại quận 7-TP HCM (Ảnh: BÁ LONG)

Vắc-xin là yếu tố quan trọng trong chiến lược phòng, chống dịch Covid-19. TP cần đẩy nhanh tiến độ tổ chức tiêm chủng cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền. 

Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng. 

Đồng thời xem xét ưu tiên tổ chức tiêm vắc-xin cho 62.000 đối tượng là nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper trong thời gian TP thực hiện chỉ thị 16.

(Theo Người Lao Động)

Đà Nẵng: Một phường có 7 chung cư bị phong tỏa

Sáng 30-7, ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng cho biết, 7 khu chung cư trên địa bàn phải áp dụng lệnh phong tỏa, cách ly y tế do liên quan các ca mắc Covid-19.

Các khu chung cư bị phong tỏa gồm Khu chung cư 1B Làng Cá, 2A Làng Cá, 4B Làng Cá, 1A Làng Cá, B2 Vicoland (tổ 15), D2 (tổ 34) và 12T3 (tổ 43). Tổng số hộ sinh sống trong các khu chung cư bị phong tỏa tại phường Nại Hiên Đông là 590 hộ với hơn 2.300 nhân khẩu.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân ở các chung cư tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân ở các chung cư tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Bác sĩ Phạm Hồng Nam, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Sơn Trà cho biết tại phường Nại Hiên Đông hiện ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại cảng cá Thọ Quang. Hiện ngành y tế đang đề xuất các biện pháp mạnh hơn tại phường này để tránh nguy cơ lây lan dịch.

Sóc Trăng lập chốt ở các cửa ngõ ra vào từng xã, phường, thị trấn

Ngày 30-7, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng có Công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các địa phương trong tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.Chủ tịch tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn khẩn trương lập các chốt kiểm soát có rào chắn tại tất cả các cửa ngõ ra vào từng xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt trên các tuyến đường liên xã, đường hẻm nhỏ liên thông nhiều địa bàn để đảm bảo thực hiện nghiêm túc tinh thần gia đình cách ly với gia đình; ấp, khóm cách ly với ấp, khóm; xã, phường, thị trấn cách ly với xã, phường, thị trấn.

Thời gian áp dụng từ 17 giờ ngày 30-7 cho đến khi có quyết định thôi áp dụng giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16.

Sóc Trăng lập các chốt kiểm soát có rào chắn tại tất cả các cửa ngõ ra vào từng xã, phường, thị trấn để tăng cường phòng dịch. Ảnh: DIỄM HẰNG

Sóc Trăng lập các chốt kiểm soát có rào chắn tại tất cả các cửa ngõ ra vào từng xã, phường, thị trấn để tăng cường phòng dịch. Ảnh: DIỄM HẰNG

Trong Công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung của  Công văn này.

“Nếu đơn vị nào thực hiện không nghiêm túc, còn xảy ra tình trạng người dân ra khỏi nhà không thật sự cần thiết, từ địa bàn này qua địa bàn khác thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh” – Công văn thể hiện.

Trước đó, ông Trần Văn Lâu cũng đã có lời kêu gọi gửi bà con quê hương Sóc Trăng đang sinh sống, lao động, học tập tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương. Cụ thể, trong thời gian chờ sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh Sóc Trăng và UBND TP.HCM, Bình Dương để xây dựng kế hoạch đón rước bà con về quê an toàn, chu đáo.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị bà con chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi đang tạm trú. Trường hợp người dân nếu về địa phương trong thời gian này bằng xe hai bánh hoặc các phương tiện khác thì phải tự giác đến Trạm Y tế gần nhất để khai báo y tế và thực hiện cách ly tập trung theo đúng quy định.

Còn đối với những người đang gặp khó khăn, tỉnh sẽ miễn phí toàn bộ chi phí ăn uống, sinh hoạt, xét nghiệm trong thời gian cách ly tập trung.

(Pháp luật TP.HCM)

Những shipper đặc biệt mang thực phẩm đến khu cách ly ở Sài Gòn: Ai nhận đồ cũng hớn hở
Với nhiều xóm lao động nghèo đang phải cách ly vì dịch bệnh, các tình nguyện viên kiêm shipper giao đồ nhu yếu phẩm, đồ ăn thức uống là những người...

Chuyện Sài Gòn

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19