COVID-19 4/12: Số ca mắc nhiều nhất toàn tỉnh, 1 địa phương trở thành vùng nguy cơ rất cao

Bảo Anh. - Ngày 04/12/2021 12:13 PM (GMT+7)

TP Vũng Tàu vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc Covid-19 nhiều nhất toàn tỉnh với 168 ca, trong đó có 133 ca mắc ghi nhận trong cộng đồng.

11 diễn biến

Số ca Covid-19 tăng, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành vùng nguy cơ rất cao – cấp độ 4

Tối 3-12, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết tính từ 18 giờ ngày 2-12 đến 18 giờ ngày 3-12 toàn tỉnh ghi nhận 560 ca mắc mới trong ngày, trong đó có 189 ca trong khu cách ly tập trung, 54 ca trong khu vực phong tỏa, 317 ca trong cộng đồng.

TP Vũng Tàu vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều nhất toàn tỉnh với 168 ca, trong đó có 133 ca mắc ghi nhận trong cộng đồng; Thị xã Phú Mỹ ghi nhận 161 ca, trong đó 19 ca ngoài cộng đồng…. Số ca F0 ghi nhận trên địa bàn tỉnh từ khi tỉnh bùng phát dịch ngày 28-6 đến nay là 16.865.

Bà Rịa-Vũng Tàu lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xã Long Sơn

Bà Rịa-Vũng Tàu lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xã Long Sơn

Đến ngày 3-12, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chỉ còn 22 vùng xanh (cấp 1- vùng nguy cơ thấp); 24 vùng vàng (cấp 2 - vùng nguy cơ trung bình); có đến 31 vùng cam (cấp 3 - vùng nguy cơ cao) và 6 vùng đỏ (cấp 4 - vùng nguy cơ rất cao).

Trước diễn biến phức tạp của dịch ngày 3-12, Bộ Y tế đã đánh giá cấp độ dịch với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng đỏ (cấp 4 - vùng nguy cơ rất cao).

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nâng cao hiệu quả phòng chống dịch và phục hồi kinh tế; thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, tạo sự đồng thuận của người dân yên tâm trong việc thực hiện cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề nghị các địa phương củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tư vấn sức khỏe tại nhà, nhất là khi tổ chức cách ly F1 và quản lý, điều trị F0 tại nhà; đẩy nhanh độ bao phủ vắc-xin, nhất là lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi và mũi thứ 3 nhắc lại cho các đối tượng theo quy định, bảo đảm thuốc điều trị, nâng cao năng lực y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do Covid-19 gây ra, đi đôi với từng bước phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/so-ca-covid-19-tang-ba-ria-vung-tau-tro-thanh-vung-nguy-co-r...

Cục Hàng không đề nghị dừng chuyến bay từ 10 nước châu Phi có biến chủng Omicron

Theo VOV.VN, ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản 8706 giao các bộ ngành tăng cường công tác kiểm soát biến chủng Omicron.

Trong đó, Thủ tướng giao bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các bộ ngành kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan biến thể này.

Chủ động ứng phó, kiểm soát tình hình dịch COVID trong nước đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới vào Việt Nam từ các quốc gia khác, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị bộ GTVT báo cáo Thủ tướng cho phép không thực hiện các chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi (Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia ) đến Việt Nam; cấm nhập cảnh đối với hành khách có lịch sử đi qua các quốc gia này trong vòng 30 ngày trước khi vào Việt Nam.

Cơ quan này cũng đề nghị bộ GTVT có ý kiến với bộ Y tế để có hướng dẫn cụ thể về kiểm soát y tế đối với hành khách đến từ một số quốc gia đã xuất hiện Omicron như Hàn Quốc, Nhật Bản; kiến nghị Bộ Y tế tăng cường công tác cách ly y tế, đảm bảo 100% hành khách quốc tế đến từ các quốc gia đã xuất hiện biến chủng Omicron phải cách ly y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Có ý kiến và đề nghị bộ Công an kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện khách đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam qua của khẩu hàng không để thông báo kịp thời cho Bộ Y tế, cơ quan y tế của địa phương nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan biến thể này vào nước ta.

Theo Cục Hàng không, ngày 30/11, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã có bản tin khuyến cáo đến các quốc gia thành viên về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 theo thông báo chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26-11.

ICAO khuyến cáo cho đến khi có thông tin khoa học chi tiết hơn về Omicron, các quốc gia được khuyến khích tiếp tục kiểm soát và giảm sự lây lan của COVID-19 bằng cách sử dụng các khuyến nghị có trong tài liệu hướng dẫn của ICAO.

Tại Việt Nam, ngày 29/11, Thủ tướng đã có văn bản giao các bộ ngành tăng cường công tác kiểm soát biến thể Omicron. Trong đó, giao Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan biến thể này vào nước ta, theo Tuổi Trẻ.

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuc-hang-khong-de-nghi-dung-chuyen-bay-tu-1...

Khẩn trương xử lý "ổ dịch" ở Bệnh viện phụ sản Trung ương đã có 25 ca mắc Covid-19

Cuối chiều 3-12, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và các phòng chức năng của Cục có cuộc làm việc trực tuyến với Bệnh viện Phụ sản Trung ương liên quan công tác xử lý ổ dịch Covid-19 vừa phát hiện tại đây.

Theo báo cáo của bệnh viện, 8 giờ ngày 1-12, qua sàng lọc đo thân nhiệt hàng ngày, cán bộ y tế phát hiện 2 bệnh nhân tại phòng 502, Khoa Sản bệnh lý, toà nhà BC bị sốt và ho. Kết quả test nhanh của 2 bệnh nhân này dương tính SARS-CoV-2. Bệnh viện tiếp tục lấy mẫu test nhanh cho các trường hợp còn lại ở buồng bệnh này phát hiện 15 ca dương tính SARS-CoV-2.

Ông Nguyễn Trọng Khoa đề nghị bệnh viện thông tin công khai về tình hình dịch và các biện pháp ứng phó, xử lý dịch - Ảnh: Lê Hảo

Ông Nguyễn Trọng Khoa đề nghị bệnh viện thông tin công khai về tình hình dịch và các biện pháp ứng phó, xử lý dịch - Ảnh: Lê Hảo

Trong ngày 1-12, có 22 ca dương tính SARS-CoV-2  trong tổng số 681 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Đến ngày 3-12, tổng số mẫu xét nghiệm đã thực hiện là 2.081 (gồm nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân), phát hiện 25 ca dương tính SARS-CoV-2 (trong đó có 1 nữ bác sĩ nội trú) ở tầng 4 và 5 (đều thuộc Khoa Sản bệnh lý).

Tất cả các F0 đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và cơ sở điều trị người bệnh Covid-19 tại Hoàng Mai của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Toà nhà BC gồm 11 tầng đã được phong toả, đặc biệt là tầng 4-5, khử khuẩn toàn bộ. Kết quả truy vết có 260 người liên quan, trong đó có 87 trường hợp F1 (gồm 39 nhân viên y tế đang ở viện và 10 nhân viên đang ở nhà).

Theo PGS-TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2 buồng bệnh số 502 và 513 gồm 28 bệnh nhân và người nhà. Đây là những thai phụ mắc các bệnh lý như rau tiền đạo, rau cài răng lược..., đã điều trị lâu ngày. Toà nhà BC gồm các khoa khác nhau, nằm tách biệt hẳn so với các khu vực khác của bệnh viện.

Từ ngày 1-12 đến nay, toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong toà nhà BC được yêu cầu ở lại đây, thực hiện 4 tại chỗ. Các F1 là nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho các F1 là người bệnh. Tất cả nhân viên y tế trong toà nhà BC hiện đã âm tính lần 1. Dự kiến trưa nay 4-12, Bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 cho toàn bộ bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên y tế tại toà nhà BC này.

Ngoại trừ việc phong toả toà nhà BC, các hoạt động khám chữa bệnh khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn diễn ra bình thường.

Về sức khoẻ các bệnh nhân Covid-19, PGS Cường cho hay hiện các F0 này có sức khoẻ ổn định, chưa có triệu chứng. Nữ bác sĩ nội trú mắc Covid-19 có tải lượng virus thấp cũng tình nguyện ở lại nơi các sản phụ F0 điều trị để trực tiếp thăm khám cho các bệnh nhân này. Hai kíp mổ gồm các bác sĩ là F1 đang cách ly ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẵn sàng di chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật khi cần.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/khan-truong-xu-ly-o-dich-o-benh-vien-phu-san-trung-uong-da-...

Tăng cường kiểm tra việc đeo khẩu trang, tụ tập ăn uống đông người

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19, trong đó có việc tuân thủ 5K như đeo khẩu trang, tụ tập ăn uống đông người...

Tại công văn yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cho biết thời gian qua, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, tại một số địa phương, đơn vị đã xuất hiện tình trạng lơ là, chủ quan trong việc thực hiện 5K.

Cụ thể, chưa đảm bảo giãn cách, không đeo khẩu trang đầy đủ, tụ tập ăn uống đông người..., trong khi tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp tại cộng đồng, đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron tại một số quốc gia.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19. Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19. Ảnh minh hoạ

Để làm tốt công tác phòng, chống dịch nói chung, đặc biệt là việc triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 an toàn, khoa học, hiệu quả, Thanh tra Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo và các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp 5K của Bộ Y tế, việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho các nhóm đối tượng trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Cụ thể, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Y tế về tiếp nhận, quản lý, bảo quản, sử dụng vắc-xin, tổ chức buổi tiêm chủng... đảm bảo theo các quy định hiện hành.

Các đơn vị cần phối hợp kiểm tra, giám sát việc thu gom chất thải y tế trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là vỏ lọ vắc-xin ngừa Covid-19 theo đúng quy định. Đồng thời, triển khai các hoạt động kiểm tra, thanh tra về giá test kit xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm, việc kinh doanh và sử dụng các thuốc, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cần kết hợp công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tang-cuong-kiem-tra-viec-deo-khau-trang-tu-tap-an-uong-dong...

Hà Nội tìm người đến văn phòng công chứng, quán ăn tại Ba Đình và Hoàn Kiếm do liên quan đến ca F0

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Ba Đình, Hà Nội vừa phát thông báo khẩn, tìm người từng tới một số địa điểm liên quan ca bệnh F0.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Ba Đình, Hà Nội, thông báo khẩn, tìm người đến các địa điểm sau:

- Ngày 23/11, từ 17h đến 20h30 tại văn phòng công chứng, số 165 Giảng Võ, quận Ba Đình.

- 18h ngày 26/11, tại quán Pane e Vino, số 3 Nguyễn Khắc Cần, quận Hoàn Kiếm.

- Tối ngày 29/11, tại Bệu quán, số 19 Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.

- Ngày 29/11, 18h có đến El Gaucho, số 11 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

- Trưa ngày 30/11, tại quán Phở Cuốn Hương Mai Ngũ Xã, số 25, 27 Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Tất cả những người từng đến các địa điểm trên được khuyến cáo tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội: 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 để được hướng dẫn, tư vấn các biện pháp phòng dịch.

Người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

Trên địa bàn TP.Hà Nội, dịch có dấu hiệu “leo thang” từ khi TP áp dụng chiến lược thích ứng với COVID-19.

Từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4) tới nay, địa bàn Hà Nội đã ghi nhận tổng số 11.665 ca COVID-19, gồm 4.833 trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng và 6.832 người được cách ly từ trước.

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-tim-nguoi-den-van-phong-cong-chung-q...

https://tienphong.vn/tphcm-tai-kich-hoat-he-thong-dieu-tri-covid-19-post1398259.tpo

Nguy cơ cao

Sở Y tế TPHCM cho hay, dịch COVID-19 đang gia tăng trở lại trong hơn tháng qua. Tuần trước, toàn thành phố có 50% ở vùng xanh, còn lại là vùng vàng. Tính đến ngày 3/12, toàn thành phố vẫn đang ở cấp độ nguy cơ trung bình. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang gia tăng và vùng vàng đã lấn át, chiếm tới 64% toàn địa bàn, vùng xanh đang bị thu hẹp chỉ còn 36%. Ở cấp độ phường, xã, có 5 địa phương đang nằm trong nhóm nguy cơ cao (vùng cam).

Tuần qua, trung bình mỗi ngày thành phố có khoảng 1.500 - 1.800 ca mắc COVID-19. Số ca bệnh phải nhập viện điều trị cao hơn số ca xuất viện. Số ca nặng, tử vong vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tập trung ở nhóm có bệnh nền, người bệnh trên 50 tuổi. Sau hơn 1 tháng giảm sâu, ngày 2/12, các bệnh viện ghi nhận 80 trường hợp tử vong. Thành phố hiện có gần 86.000 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị, trong đó có 63.364 F0 cách ly, điều trị tại nhà. Số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện cần hỗ trợ hô hấp lên tới hơn 3.000.

TS.BS Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16, cho phóng viên Tiền Phong biết, số ca bệnh nặng đang có xu hướng gia tăng những tuần gần đây. Bệnh viện đang có trên 180 trường hợp trong nhóm bệnh nặng, nguy kịch cần hồi sức điều trị liên tục với sự hỗ trợ của những thiết bị chuyên sâu. “Chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực và vật tư y tế cho tình huống có thể phải tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân hơn trong thời gian tới”, ông Hải nói.

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Bệnh viện Nhân Dân 115. BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết, 150 giường điều trị COVID-19 tại bệnh viện đã kín chỗ. Đa số là bệnh nhân chưa chích ngừa vắc xin, một số trường hợp ở tỉnh chuyển đến. Để chuẩn bị cho giai đoạn thích ứng, điều trị bệnh nhân COVID-19 trong tình hình mới, theo chỉ đạo của Sở Y tế, bệnh viện đang chủ động triển khai các phương án mở rộng quy mô điều trị và tiếp quản Bệnh viện Dã chiến số 14 được chuyển giao từ Bệnh viện Trung ương Huế trong tháng 12.

Kích hoạt hệ thống điều trị

UBND TPHCM đã đề xuất Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì lực lượng hỗ trợ cho 85 trạm y tế lưu động ở thành phố. Ngày 3/12, Sở Y tế TPHCM ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ nhằm giảm ca mắc và giảm tử vong do COVID-19. Các địa phương sẽ rà soát và lập danh sách những người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên. Tổ chức xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị theo quy định. Với những người chưa được chích vắc xin hoặc chưa chích đủ 2 liều cơ bản sẽ được tiêm vét. Người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều cơ bản trước đó ít nhất 6 tháng sẽ được chích mũi nhắc lại.

Sở Y tế cũng yêu cầu tất cả các bệnh viện cấu trúc lại hệ thống cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, khuyến khích các bệnh viện mở khoa điều trị COVID-19, thiết lập đơn vị Hồi sức trực thuộc khoa Hồi sức tích cực chống độc và khoa Hồi sức dành riêng cho bệnh nhân COVID-19 để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong nhóm nặng và nguy kịch.

Nguồn: https://tienphong.vn/tphcm-tai-kich-hoat-he-thong-dieu-tri-covid-19-post1398259.tpo

Bình Thuận: Truy tìm F0 bỏ trốn khỏi cơ sở thu dung, điều trị

Ngày 4/12, UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã có thông báo số 448/TB-BCĐ gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn và UBND phường Thanh Hải, Tp.Phan Thiết truy tìm đối tượng F0 trốn khỏi khu điều trị Covid-19.

Theo đó, vào lúc 11h, ngày 2/12, Đ.N.S, nam, sinh năm 1985, trú khu phố C, phường Thanh Hải, Tp.Phan Thiết bị nhiễm Covid-19 được đưa vào cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 huyện tại cơ sở 2 thuộc Trường phổ thông Dân tộc nội trú Hàm Thuận.

Tuy nhiên đến 7h sáng ngày 3/12, Đ.N.S bỏ trốn khỏi cơ sở thu dung, điều trị. Lực lượng chức năng truy tìm ở khu vực cơ sở điều trị và khu vực xung quanh nhưng chưa thấy.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Hàm Thuận Bắc thông báo đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn để biết và đề nghị phối hợp truy tìm Đ.N.S. Nếu phát hiện hoặc có thông tin liên quan thì thông báo về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Hàm Thuận Bắc để phối hợp giải quyết.

Tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận cho biết, ngày 3/12, địa phương này phát hiện thêm 581 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong số các ca dương tính mới công bố, có 109 ca trong khu cách ly tập trung, 472 ca cộng đồng.

Các trường hợp nhiễm bệnh theo địa phương gồm: Tp.Phan Thiết 150 ca; các huyện Tuy Phong 161 ca, Bắc Bình 128 ca, Tánh Linh 49 ca, Đức Linh 1 ca, Hàm Thuận Nam 31 ca, Hàm Thuận Bắc 31 ca, Hàm Tân 26 ca, La Gi 4 ca.

Tính từ ngày 27/4 đến 18h ngày 3/12, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 18.486 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, huyện Hàm Thuận Bắc có số ca nhiễm với 1.757 trường hợp.

Số trường hợp cách ly có 53.433 trường hợp, cụ thể: Cách ly tại cơ sở y tế 18.751 trường hợp, khu cách ly tập trung của địa phương 34.365 trường hợp, cách ly tập trung có thu phí 317 trường hợp.

Số mẫu đã xét nghiệm có 3.338.445 mẫu, số người được kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát, nhà ga có 1.009.248 người.

Số ca mắc Covid-19 đang điều trị là 7.568 ca, điều trị tại cơ sở Y tế là 5.986 ca, điều trị tại nhà có 1.433 ca.

Số trường hợp tử vong có 5 ca, trong đó: Tuy Phong 3 ca (1 bệnh nhân nữ, tuổi 55, khu phố 5, thị trấn Liên Hương; 1 bệnh nhân nữ, tuổi 55, Sông Thanh 3, thị trấn Phan Rí Cửa; 1 bệnh nhân nữ, tuổi 43, Sông Thanh 3, thị trấn Phan Rí Cửa).

Huyện Hàm Tân 1 ca (bệnh nhân nữ, tuổi 50, Tân Hưng, Sông Phan); Tp.Phan Thiết 1 ca (bệnh nhân nữ, tuổi 86, phường Phú Trinh, Phan Thiết).

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/binh-thuan-truy-tim-f0-bo-tron-khoi-co-so-thu-dung-dieu-tri-...

Đà Nẵng tạm dừng nhiều chốt kiểm soát dịch từ 12h ngày 4/12

Ngày 12/4, thông tin từ Công an Tp. Đà Nẵng, Đại tá Trần Đình Chung, Phó Giám đốc đơn vị vừa có thông báo tạm dừng hoạt động nhiều chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, Đà Nẵng sẽ dừng hết các chốt kiểm soát dịch cửa ngõ ra vào Thành phố trừ 5 chốt là C11, C12, C13, C14 và C15. 

Cũng theo thông báo do Công an Tp. Đà Nẵng ban hành, việc tạm dừng hoạt động các chốt kiểm soát dịch do thực hiện ý kiến chỉ đạo của bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng tại buổi giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố chiều ngày 3/12.

Việc tạm dừng sẽ diễn ra từ lúc 12h ngày 4/12. Các lực lượng chức năng thu dọn và bảo quản trang thiết bị để sử dụng lại khi có lệnh.

Trước đó, để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, Tp.Đà Nẵng đã thành lập 22 chốt kiểm soát dịch tại các vị trí cửa ngõ ra, vào Thành phố.

Mỗi chốt sẽ có 2-4 công an, 2-3 nhân viên y tế, 2 cán bộ quân sự thành phố, 1-2 phiên dịch, 2 đoàn viên, 1-2 nhân viên thanh tra giao thông vận tải, 2 người thuộc biên phòng thành phố. Bên cạnh tùy theo điều kiện cụ thể thì các lực lượng trên có thể gia giảm hoặc thay đổi để phù hợp.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/da-nang-tam-dung-nhieu-chot-kiem-soat-dich-tu-12h-ngay-4-12-...

Cà Mau phân loại cấp độ dịch đến ấp, khóm

Trưa nay 3-12, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở y tế tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định công bố cấp độ dịch cập nhật mới nhất trên địa bàn tỉnh này. Lần đầu tiên, trên bản phân loại cấp độ dịch xuất hiện đến cấp ấp, khóm.

Ngày 15-11, người dân dồn qua phường 9, TP Cà Mau để uống cà phê vì các phường khác bị màu cam quán không mở cửa. Ảnh: TRẦN VŨ

Ngày 15-11, người dân dồn qua phường 9, TP Cà Mau để uống cà phê vì các phường khác bị màu cam quán không mở cửa. Ảnh: TRẦN VŨ

Theo đó, từ 0 giờ ngày mai 4-12, tỉnh Cà Mau còn một địa phương cấp độ 4 là thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước.

Có 29 đơn vị cấp xã thuộc cấp độ 3, trong đó có 3 ấp khóm cấp độ 4. Đó là các ấp 5, ấp 7 xã Tân Lộc, huyện Thới Bình và khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. 

Số xã cấp độ 2 của tỉnh Cà Mau kể từ ngày 4-12 là 71, không có xã cấp độ 1. 

Cùng ngày, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có văn bản chỉ đạo hệ thống chống dịch của tỉnh triển khai thực hiện phân loại nguy cơ người nhiễm COVID-19. Tinh thần là hạn chế tối đa việc chuyển F0 có đủ điều kiện điều trị tại nhà, tại cơ sở vào các Bệnh viện dã chiến. 

Trong tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 tại tỉnh Cà Mau cũng tăng cao như nhiều tỉnh ở khu vực Miền Tây. Số ca đã vượt qua 500 người/ngày vào hôm 1-12, cao nhất từ trước tới nay. 

Trong ngày 30-11, tỉnh Cà Mau có ba ca tử vong vì COVID-19. Trong đó có một người đã tiêm một mũi và hai người kia đều đã tiêm hai mũi vaccine, những người này có tuổi cao bệnh lý nền. 

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/ca-mau-phan-loai-cap-do-dich-den-ap-khom-1031472.html

12 quận, huyện ở Hà Nội tăng cấp độ dịch COVID-19

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký thông báo về cấp độ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố (tính đến 9h ngày 3/12).

Theo đó, toàn địa bàn thành phố Hà Nội ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình.

Có 7 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng màu xanh) trong phòng, chống dịch gồm: Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Ứng Hòa. Còn lại 23 quận, huyện ở cấp độ 2.

Trong thông báo ngày 27/11, có 11 quận, huyện ở cấp độ 2. Như vậy, thành phố tăng thêm 12 quận, huyện từ cấp độ 1 sang cấp độ 2 về COVID-19 - màu vàng - nguy cơ trung bình.

Trong 23 quận, huyện ở cấp độ 2, Đống Đa có số ca mắc cộng đồng 14 ngày qua nhiều nhất với 599 ca, số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 79 ca. Đứng thứ 2 là Nam Từ Liêm với các con số tương ứng là 322 ca - 57 ca. Ba Đình tương ứng là 258 ca - 57 ca. Hoàng Mai tương ứng là 254 ca - 24 ca. Hà Đông 252 ca - 30 ca. Hai Bà Trưng tương ứng là 247 ca - 41 ca. Đông Anh tương ứng 245 ca - 30 ca. Mê Linh tương ứng 240 ca - 47 ca.

Về cấp xã, phường, có 523 địa phương ở cấp độ 1 (ngày 27/11 là 535, giảm 12 xã, phường); 53 xã, phường ở cấp độ 2 (tăng 11 xã, phường) và 3 phường ở cấp độ 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam - tăng 1 phường) và không có địa bàn nào cấp độ 4.

3 phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng là phường Phố Huế (Hai Bà Trưng); phường Khâm Thiên, Trung Phụng (Đống Đa).

Cụ thể, trong 14 ngày gần đây có 3 phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng là phường Phố Huế (Hai Bà Trưng) với 36 ca mắc trong cộng đồng 14 ngày qua còn số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 202 ca.

Con số tương ứng với phường Khâm Thiên là 35 ca và 183 ca. Phường Trung Phụng là 60 ca và 180 ca.

Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố là 94,2% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin là 82,33% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

Trong thời gian 2 tuần trên địa bàn (tính đến 9h sáng ngày 3/12) đã ghi nhận 4.650 trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng.

Nguồn: https://tienphong.vn/12-quan-huyen-o-ha-noi-tang-cap-do-dich-covid-19-post1398253.tpo

Khánh Hòa phát hiện thêm 149 ca Covid-19, riêng Tp.Nha Trang 94 ca

Ghi nhận thêm 149 ca mắc Covid-19

Sáng 4/12, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, Tỉnh này có thêm 257 bệnh nhân mắc Covid-19 được các y bác sĩ của các bệnh viện dã chiến điều trị khỏi bệnh. Như vậy, số bệnh nhân xuất viện từ ngày 22/7 đến nay là 11.674 ca, chiếm gần 95% số ca mắc.

Cũng theo báo cáo, từ 17h ngày 3/12 đến 7h ngày 4/12, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận thêm 149 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2. Các ca bệnh được ghi nhận tại Tp.Nha Trang 94 ca, Tp.Cam Ranh 12 ca, thị xã Ninh Hòa 24 ca, huyện Vạn Ninh 3 ca, huyện Diên Khánh 11 ca và huyện Cam Lâm 5 ca.

Trong đó, 33 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng tại huyện Cam Lâm (xã Cam An Bắc 1 ca), Tp.Cam Ranh (phường Ba Ngòi 1 ca, phường Cam Linh 1 ca, phường Cam Thuận 1 ca), huyện Diên Khánh (xã Bình Lộc 1 ca, xã Diên An 1 ca, xã Diên Lạc 2 ca, xã Diên Toàn 4 ca), thị xã Ninh Hòa (phường Ninh Hà 3 ca).

Tp.Nha Trang (phường Ngọc Hiệp 1 ca, xã Phước Đồng 1 ca, phường Phước Hòa 1 ca, phường Phước Long 6 ca, phường Phước Tiến 1 ca, phường Vĩnh Hòa 2 ca, phường Vĩnh Phước 1 ca, xã Vĩnh Thái 1 ca, xã Vĩnh Trung 1 ca, phường Vĩnh Trường 1 ca), huyện Vạn Ninh (thị trấn Vạn Giã 1 ca, xã Xuân Sơn 1 ca).

Cùng với đó là 24 trường hợp cách ly tại nhà, 69 trường hợp ghi nhận trong khu cách ly y tế tại dân cư và 23 trường hợp ghi nhận trong khu cách ly tập trung.

Liên quan đến các trường hợp dương tính mới, ngành y tế và cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã truy vết, cách ly 300 F1 và 51 F2.

Người dân tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Người dân tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Như vậy, từ ngày 23/6 đến 7h ngày 4/12, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 15.581 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Có 8/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh ghi nhận có ca mắc Covid-19.

Trong đó, nhiều nhất là Tp.Nha Trang 7.533 trường hợp, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa với 3.334 trường hợp, huyện Diên Khánh 1.735 trường hợp, huyện Vạn Ninh 1.074 trường hợp, Tp.Cam Ranh 929 trường hợp, huyện Cam Lâm 509 trường hợp, huyện Khánh Sơn 299 trường hợp và huyện Khánh Vĩnh 168 trường hợp.

Toàn tỉnh đã truy vết 22.037 F1 và 18.437 F2, thực hiện lấy 1.079.031 mẫu xét nghiệm RT-PCR và 5.543.209 mẫu test nhanh kháng nguyên. Hiện, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện phong tỏa tạm thời 21 địa điểm có các bệnh nhân mắc Covid-19 ở Tp.Nha Trang, huyện Diên Khánh, huyện Vạn Ninh và huyện Khánh Sơn.

Không chỉ quản lý, theo dõi sức khỏe của người dân, CDC Khánh Hòa còn phối hợp với các đơn vị tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực phong tỏa.

Theo CDC Khánh Hòa, Tỉnh này có thêm một ca tử vong liên quan đến Covid-19. Như vậy, số ca tử vong cộng dồn từ ngày 20/7 đến nay là 106 ca. Số bệnh nhân đang điều trị là 3.801 người.

Về tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, đến nay đã có 97.207 trẻ được tiêm mũi 1 (tỉ lệ 85,06%) và 36 trẻ tiêm mũi 2 (tỉ lệ 0,03%).

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành; đơn vị; các địa phương trong tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Theo đó, thời gian vừa qua, kể từ khi triển khai giai đoạn 3 kế hoạch thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng phức tạp, nhất là tại Tp.Nha Trang, huyện Diên Khánh.

Để siết chặt quản lý công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lĩnh vực phụ trách tiếp tục thực hiện hướng dẫn số 11492/BCĐ ngày 12/11/2021 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa.

Trong đó, thực hiện nghiêm túc định kỳ hàng tuần hoặc đột xuất (khi có tình huống phát sinh) thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ để điều chỉnh kế hoạch, kịch bản ứng phó phòng chống dịch cho sát tình hình, diễn biến thực tế. Tự chủ động tổ chức thực hiện tầm soát xét nghiệm cho cán bộ, nhân viên, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình xây dựng theo hướng dẫn.

Khi phát hiện ca nghi nhiễm, ca nhiễm thì báo ngay cho cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, phối hợp triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng, xử lý triệt để theo nguyên tắc an toàn đến đâu thì tổ chức hoạt động lại đến đó, không để bị động trong mọi tình huống.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu Sở Y tế và các đơn vị liên quan phân tích số liệu người nhiễm bệnh từ khi triển khai giai đoạn 3 kế hoạch thích ứng để đánh giá, nhận định tình hình dịch bệnh hiện nay. Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa trong thời điểm hiện nay, đảm bảo khách quốc tế phải thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khanh-hoa-phat-hien-them-149-ca-covid-19-rieng-tp-nha-trang-...

COVID-19 3/12: Một địa phương bất ngờ có 4.500 ca dương tính qua test nhanh chỉ trong một ngày
Đồng Nai ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 và số ca tử vong tăng cao. Hiện tỉnh này có hơn 50 ngàn F0 đang được điều trị tại nhà.

Dịch COVID-19

Bảo Anh. (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19