COVID-19 8/5: 3 tỉnh miền núi có số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất trong 24 giờ

H.A - Ngày 08/05/2022 14:44 PM (GMT+7)

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.673.915 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.874 ca nhiễm).

5 diễn biến

3 tỉnh miền núi có số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất trong 24 giờ

COVID-19 8/5: 3 tỉnh miền núi có số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất trong 24 giờ - 1

Nguồn: https://tienphong.vn/3-tinh-mien-nui-co-so-ca-mac-moi-covid-19-tang-cao-nhat-trong-24-g...

Trung Quốc đưa ra cảnh báo mạnh nhất với bất cứ ai nghi ngờ Zero Covid-19

Tại cuộc họp do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì ngày 6/5, Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ kiên quyết tuân thủ chính sách chung về "Zero Covid-19 linh hoạt", nhất quyết chống lại tất cả những hành động và lời nói xuyên tạc, nghi ngờ, bác bỏ chính sách phòng dịch của Trung Quốc.

Trong cuộc họp này, lần đầu tiên Chủ tịch Tập có bài phát biểu mà theo truyền thông sở tại đánh giá là “vô cùng quan trọng” về cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc kể từ khi Thượng Hải đối mặt với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ đầu đại dịch tới nay.

Một khu vực xét nghiệm nhanh của Thượng Hải.

Một khu vực xét nghiệm nhanh của Thượng Hải.

Tân Hoa Xã dẫn thông báo từ Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc cho biết: “Chiến lược kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh của Trung Quốc được xác định bằng sứ mệnh và bản chất của đảng, có thể đứng vững trước thử thách của lịch sử. Phương pháp của Trung Quốc là khoa học và hiệu quả. Chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến dịch bệnh để bảo vệ Vũ Hán và chúng ta chắc chắn sẽ thắng trong cuộc chiến bảo vệ Thượng Hải”.

Ban Thường vụ cũng đề nghị các cán bộ phải hiểu thấu đáo, toàn diện về các quyết sách của đảng và nhà nước, cương quyết vượt qua những vấn đề thiếu hiểu biết, thiếu chuẩn bị trong công tác chống dịch.

“Cần kiên quyết khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ, chuẩn bị chưa đầy đủ, làm việc tắc trách, đồng thời cương quyết khắc phục tình trạng coi thường, thờ ơ, tự cho tư duy của mình là đúng đắn”, cũng theo Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đưa ra cảnh báo giữa lúc Thượng Hải vẫn đang đối phó với làn sóng dịch nghiêm trọng đã kéo dài sang tuần thứ 5, gần như toàn thành phố đặt dưới lệnh phong tỏa để phòng dịch trong khi một bộ phận người dân bày tỏ bức xúc vì các vấn đề phát sinh như thiếu lương thực, thiếu tiếp cận chăm sóc y tế…

Gần đây, thủ đô Bắc Kinh cũng bắt đầu xuất hiện ổ dịch mới khiến nhiều người quan ngại chính quyền thành phố sẽ phong tỏa như Thượng Hải.

Trước đó, với việc kiên trì chiến lược Zero Covid-19, Trung Quốc vượt qua các đợt dịch trước thành công, dập dịch nhanh và hiệu quả. Lần này, do sự xuất hiện của biến chủng Omicron với tốc độ lây lan nhanh nên công tác dập dịch gặp không ít khó khăn.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/trung-quoc-dua-ra-canh-bao-manh-nhat-voi-bat-cu-ai-nghi-ngo...

Việt Nam đã thích ứng an toàn với Covid-19?

Tối 6-5, trận bóng đá khai mạc SEA Games 31 với hơn 22.000 người đến sân vận động tại tỉnh Phú Thọ cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam là một minh chứng cho việc nước ta đang dần mở cửa hoàn toàn và thích ứng an toàn với dịch Covid-19.

Dễ thở khi cuộc sống trở lại bình thường

Đến Sân vận động TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ xem trận bóng đá U23 Việt Nam - U23 Indonesia, anh Trần Văn Đức (ngụ TP Hà Nội) hào hứng: "Đã hơn 2 năm nay, tôi mới được trải qua cảm giác mở tung lồng ngực vì được hò hét, cổ vũ hết mình như vậy. Không chỉ vui vì đội nhà giành thắng lợi tới 3-0, tôi còn cảm thấy mọi bực bội, ức chế sau thời gian dài ru rú ở nhà do dịch Covid-19 đã được thổi bay qua tiếng hò hét và cười đùa với bạn bè".

Đức cho biết nhà anh có cả người già, trẻ em nên suốt đợt dịch Covid-19 vừa qua, lúc nào vợ chồng anh cũng rơi vào cảm giác căng thẳng, lo lắng. Không đi làm thì không có thu nhập, mà đi làm thì lúc nào cũng sợ mang Covid-19 về nhà.

"Các con bị bắt ở trong nhà lâu ngày cũng "phát rồ" nên quấy phá bố mẹ, trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Mỗi lần giám sát con học online rồi kèm thêm học ở nhà, vợ chồng tôi muốn stress nặng. Công việc cũng vì dịch Covid-19 mà khó khăn - lương, thưởng giảm, cuộc sống eo hẹp, tằn tiện… Đủ các loại áp lực khiến vợ chồng tôi nhiều lúc không thở nổi. Giờ thì tốt rồi, con được đến trường, bố mẹ được đi du lịch, vợ được đi cà phê hay tập yoga, tôi thì được đi cổ vũ bóng đá…" - anh Đức tươi cười.

Dịch Covid-19 được khống chế, người dân yên tâm vui chơi tại các địa điểm công cộng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Dịch Covid-19 được khống chế, người dân yên tâm vui chơi tại các địa điểm công cộng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Vừa có chuyến du lịch từ Phú Quốc về Hà Nội, chị Mai Hồng Ngọc (ngụ TP Hà Nội) vui vẻ: "Ra sân bay, đến khách sạn hay khu du lịch không còn phải khai báo y tế rắc rối, tâm lý cũng không còn cảm thấy căng thẳng. Việc tụ tập, trò chuyện với bạn bè đã như xưa. Đi du lịch mà bịt mặt kín mít, đứng cách ly, không tụ tập thì còn gì là giải trí, thư giãn…".

Theo chị Ngọc, gần đây, khi đến bệnh viện khám bệnh, chị không còn phải khai báo y tế hay làm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2. Về chuyện đeo khẩu trang hay rửa tay, không nhắc thì nhiều người vẫn tự ý thức vì việc này không chỉ phòng Covid-19 mà còn nhiều bệnh lây nhiễm khác. "Tôi cảm thấy như mình đã "đi qua trận chiến" và giành lại cuộc sống bình thường cho mình sau dịch Covid-19" - chị ví von.

Nhiều "hàng rào" đã được dỡ bỏ

Theo thống kê của Bộ Y tế, dịch Covid-19 đã giảm sâu và duy trì ổn định với khoảng 3.000-4000 ca mắc mới mỗi ngày suốt 2 tuần qua. Tính đến ngày 6-5, trung bình số người mắc Covid-19 trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.696 ca/ngày, số ca tử vong là 2, số người bệnh nặng dưới 500 ca. Đến nay, cả nước đã tiêm gần 215,4 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 các loại.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định vắc-xin ngừa Covid-19 hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến thể Omicron. Bộ Y tế nhận định hiện nay dịch Covid-19 tại nước ta đã được kiểm soát trên toàn quốc với số ca mắc, tử vong giảm rõ rệt.

Theo các chuyên gia y tế, thời gian qua, dịch Covid-19 đang dần dần không còn nghiêm trọng như thời kỳ trước. Do đó, Việt Nam đã có nhiều văn bản, hướng dẫn dỡ bỏ các "hàng rào" mà chúng ta dựng lên để phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian trước.

Để chuẩn bị cho SEA Games 31, Bộ Y tế đã có văn bản thông báo tất cả người nhập cảnh tham dự sự kiện này đều không phải khai báo y tế. Trước đó, Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế tại tất cả cửa khẩu đối với người nhập cảnh từ ngày 27-4. Từ ngày 30-4, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo những cơ quan liên quan tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển, nơi công cộng, nhà hàng...).

Trong đợt thi tốt nghiệp THPT tới đây, Bộ Y tế đang đề xuất thí sinh thuộc diện F1 được tham dự như các thí sinh khác. Thí sinh thuộc diện ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) được tham dự kỳ thi tại phòng riêng. Thí sinh là F0 đang điều trị tại cơ sở y tế, không tham dự được kỳ thi thì Bộ Y tế đề xuất được đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT.

Như vậy, hiện nay, trừ các ca Covid-19 nặng điều trị ở bệnh viện, cuộc sống đã trở lại bình thường và gần như không còn "hàng rào" với bất cứ hoạt động nào. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi "đã đến lúc xem Covid-19 là bệnh lưu hành hay chưa?", Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng dù dịch bệnh hiện được kiểm soát tốt song Việt Nam vẫn đang chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh lưu hành.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác theo dõi tình hình dịch cũng như cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ quyết định xem Covid-19 là bệnh lưu hành vào thời điểm thích hợp. Với nguyên tắc phòng dịch 5K, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh sẽ được áp dụng linh hoạt, trong đó duy trì thường xuyên 2K là khẩu trang - khử khuẩn. 

Nguồn: https://nld.com.vn/ban-doc/viet-nam-da-thich-ung-an-toan-voi-covid-19-20220507210412215...

SEA Games 31: Vận động viên phải xét nghiệm COVID-19

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành phương án phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, các trường hợp có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc COVID-19 không tham gia thi đấu, phục vụ SEA Games 31 và thực hiện việc cách ly, điều trị theo hướng dẫn.

Những trường hợp có xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 âm tính thi đấu, làm việc theo chương trình và thực hiện xử lý theo hướng dẫn.

Những người tiếp xúc gần với trường hợp có xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc COVID-19 trong thời gian thi đấu, phục vụ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 và thực hiện xử lý theo hướng dẫn.

Phương án cũng nêu nguyên tắc phải thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay. Hạn chế tối đa tập trung đông người ở các khu vực công cộng. Hạn chế ra khỏi khu vực lưu trú nếu không cần thiết. Thực hiện di chuyển một chiều từ nơi lưu trú đến nơi tập luyện, thi đấu và ngược lại.

Các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 có vận động viên, thành viên nhập viện điều trị sẽ tự trả tiền viện phí cho cơ sở điều trị.

Đáng chú ý, phương án nêu điều kiện chung đối với người nhập cảnh cần có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ.

Nhưng đối với khách mời cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, Trưởng, Phó Trưởng đoàn thể thao tham dự SEA Games 31, phương án nêu rõ “không bắt buộc phải có Giấy xác nhận xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 âm tính khi nhập cảnh. Không phải xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh. Không yêu cầu phải cách ly”.

Trong khi đó, đối với quan chức, trọng tài, vận động viên, thành viên của các Đoàn thể thao tham dự SEA Games 31, phương án nêu phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và có chứng nhận xét nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thực hiện xét nghiệm cấp.

Các Đoàn thể thao thông báo đến các thành viên, vận động viên về việc tự chi trả kinh phí khi bị mắc bệnh phải nhập viện điều trị nội trú tại các cơ sở điều trị ở Hà Nội và Việt Nam.

Phương án cũng nêu, không yêu cầu phải cách ly, tự theo dõi sức khoẻ và thực hiện khai báo cho Trưởng đoàn thể thao và đầu mối của Ban tổ chức để tổng hợp, theo dõi.

Tránh bắt tay khi giao tiếp, thi đấu

Phương án nêu, với việc di chuyển đến sân vận động, nơi thi đấu, bố trí phương tiện riêng để đưa các Đoàn thể thao, đội thi đấu đến sân và trở về; trường hợp các Đoàn đi chung cùng phương tiện thì đảm bảo việc giữ khoảng cách tối đa giữa các vận động viên, ban huấn luyện, trọng tài, Ban tổ chức… Các vận động viên, ban huấn luyện, trọng tài, Ban tổ chức phải luôn đeo khẩu trang trong khi di chuyển.

Xe ô tô đưa đón nên được khử khuẩn trước và sau khi vận chuyển các Đoàn thể thao, đội vận động viên, ban huấn luyện, trọng tài.

Tại phòng thay đồ và khởi động trước trận đấu, cần bố trí nơi thay đồ và nơi khởi động cho các vận động viên đảm bảo đủ diện tích, hạn chế tối đa tiếp xúc với các thành phần khác; tốt nhất là bố trí khu riêng cho từng Đoàn. Khuyến khích đeo khẩu trang; hạn chế tối đa giao tiếp, tiếp xúc. Không bố trí khách VIP vào phòng thay đồ bắt tay vận động viên.

Về thi đấu, vận động viên, trọng tài không phải đeo khẩu trang khi thi đấu; các thành viên khác thực hiện đeo khẩu trang liên tục. Bố trí để phóng viên báo chí, truyền thông giữ khoảng cách phù hợp với vận động viên, trọng tài. Hạn chế đến mức tối đa việc bố trí khách VIP vào bắt tay động viên vận động viên trước lúc thi đấu.

Các vận động viên, thành viên trong Đoàn thể thao, đội thi đấu tránh giao tiếp (bắt tay) tối đa; tránh nhổ nước bọt trên sân, sàn thi đấu; tránh chia sẻ vật dụng cá nhân; mỗi cá nhân sử dụng chai nước riêng; hạn chế giao tiếp khi ăn mừng chiến thắng, ghi bàn thắng.

Kết thúc thi đấu, các vận động viên, thành viên trong Đoàn thực hiện đeo khẩu trang, trừ trường hợp tham gia họp báo và phỏng vấn, trao nhận huy chương; tránh giao tiếp (bắt tay) tối đa với người khác. Khi tổ chức họp báo, chỉ các phóng viên báo chí, truyền thông được cấp thẻ tham dự và phải đeo khẩu trang liên tục (trừ lúc phỏng vấn); hạn chế tối đa các thành phần khác tham dự.

Khán giả không phải xét nghiệm COVID-19

Phương án cũng nêu về việc khán giả theo dõi các trận thi đấu SEA Games 31. Cụ thể, với các nội dung thi đấu trong sân vận động, nhà thi đấu, có 3 kịch bản gồm thi đấu kín hoàn toàn; giới hạn số lượng khán giả và đầy đủ khán giả.

Với kịch bản trận thi đấu kín hoàn toàn, khán giả sẽ không được vào sân, nhà thi đấu xem thi đấu trực tiếp.

Với kịch bản trận thi đấu giới hạn số lượng khán giả, căn cứ diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại thành phố ở thời điểm tổ chức thi đấu, Ban tổ chức trao đổi với chính quyền thành phố để quyết định số lượng khán giả vào sân, nhà thi đấu là 10%, 30%, 50%. Theo đó, phải đảm bảo khoảng cách của các khán giả, thường xuyên có thông báo về việc nhắc nhở khán giả giữ khoảng cách; quản lý và kiểm soát số lượng khán giả vào sân, nhà thi đấu…

Với trận thi đấu đầy đủ khán giả, sẽ không giới hạn số lượng khán giả được vào sân, nhà thi đấu. Khán giả phải thực hiện đeo khẩu trang liên tục, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân; đảm bảo an ninh, trật tự khi tổ chức thi đấu.

Với nội dung thi đấu ngoài thực địa, đường trường, phương án cũng nêu hai kịch bản, gồm không có khán giả xem, theo dõi và kịch bản thi đấu có đầy đủ khán giả.

Nguồn: https://tienphong.vn/sea-games-31-van-dong-vien-phai-xet-nghiem-covid-19-post1436576.tp...

Hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 được phân bổ tiêm cho trẻ

iện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) vừa có quyết định phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Đây là đợt phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 thứ 144 kể từ tháng 3/2021. Đợt phân bổ này có 2.304.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna (tính theo liều 0,25ml) cho 56 trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đây là vắc-xin do Chính phủ Úc viện trợ.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương yêu cầu các đơn vị tiếp nhận vắc-xin và tổ chức tiêm ngay số vắc-xin phòng Covid-19 được phân bổ.

Phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Vắc-xin Moderna được phân bổ trong đợt này có hạn sử dụng trên giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm là 17/7/2022. Vắc-xin hiện đang bảo quản ở nhiệt độ từ -25°C đến -15°C tại kho vắc-xin quốc gia, được sử dụng để ưu tiên tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi với liều lượng là 0,25ml mỗi trẻ.

Như vậy, đây là lần phân bổ thứ 3 vắc-xin phòng Covid-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đến nay, hơn 4,6 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna tiêm cho trẻ đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành để phục vụ nhu cầu tiêm chủng.

Trước đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã có công văn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng hiệu quả vắc-xin Moderna do COVAX Facility viện trợ.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/hon-2-3-trieu-lieu-vac-xin-phong-covid-19-duoc-phan-bo-tiem-...

Bất ngờ khi thẻ CCCD cũng là thẻ ATM, có thể giao dịch ngân hàng
Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân Bộ Công an đang phối hợp với một số ngân hàng tích hợp thẻ ATM vào CCCD gắn chip, góp phần giảm rủi ro cho khách hàng khi không may mất thẻ.

Tin tức 24h

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19