“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu”

Ngày 01/02/2021 20:00 PM (GMT+7)

Đó là lời chia sẻ của những nữ nông dân trồng cà phê vùng Tây Nguyên, những em gái nhỏ nhắn nhưng vô cùng tự tin và quyết tâm trên sân bóng… Họ là phụ nữ, nhưng không có nghĩa là “phái yếu” bởi họ luôn mạnh mẽ, tự chủ trong cuộc sống, dám theo đuổi đam mê

Nếu ngày xưa phụ nữ được coi là “phái yếu”, chỉ loanh quanh với bếp núc, con cái; những bé gái không được khuyến khích tham gia thể thao - vốn được coi là hoạt động của các bạn trai, thì ngày nay quan điểm này đã thay đổi. Những người phụ nữ được coi là “phái yếu” đó lại luôn mạnh mẽ, tự chủ trong cuộc sống, dám theo đuổi đam mê để trở thành những “nhà vô địch” của chính mình.

“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu” - 1

Những người phụ nữ, những bé gái ngày nay luôn mạnh mẽ, tự chủ trong cuộc sống, dám theo đuổi đam mê để trở thành những “nhà vô địch” của chính mình.

Những bé gái vượt qua định kiến về giới tính, trở thành "nhà vô địch" của chính mình

Là một trong 2 bạn nữ vinh dự được tham tham gia Cúp MILO Vô địch thế giới 2019 cùng các cầu thủ nhí trên thế giới tại Barcelona (Tây Ban Nha), em Nguyễn Thị Anh Thư (11 tuổi) cho biết: “Con chơi đá bóng từ năm lớp 5, từng lọt vào đội tuyển thành phố. Về sức khoẻ, có thể con không bằng các bạn nam, vì thế con lại càng cố gắng nhiều hơn. Nhờ tập luyện thể thao thường xuyên, sức khỏe của con cũng được cải thiện. Thể thao còn rèn cho con tính tự giác, kỷ luật”.

“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu” - 2

Những nữ "nhà vô địch nhí" từ chương trình Năng Động Việt Nam do Nestlé MILO khởi xướng đã vượt qua những định kiến về giới tính, trưởng thành và học được những bài học đáng quý.

Chính bố mẹ của Anh Thư cũng tự hào về sự thay đổi của con nhờ thể thao mang lại: “Dù là con gái, nhưng bé từ nhỏ đã biểu hiện sự hiếu thắng và nóng vội. Mẹ ban đầu chỉ tạo điều kiện cho bé chơi thể thao với mục tiêu rèn luyện sức khỏe, nhưng vượt ngoài kỳ vọng của mẹ, bé đã lớn hơn nhiều cùng với thể thao, biết thắng biết thua, biết để ý và chia sẻ nhiều hơn với các bạn và mọi người.”

Không được bố mẹ ủng hộ ngay từ ban đầu nhưng đó cũng là lý do để Nguyễn Thanh Hằng (từng tham gia Cúp MILO Vô địch thế giới 2019) cố gắng chứng minh cho cha mẹ thấy niềm đam mê, lòng quyết tâm với thể thao của mình. Thanh Hằng chia sẻ: “Rất khó khăn mới có thể thuyết phục được mẹ cho tập luyện bóng đá, nên con cố gắng tập luyện mỗi ngày để không phụ lòng mẹ, và để chứng tỏ niềm đam mê và lòng quyết tâm của mình. Được chọn vào đội tuyển tham gia thi đấu tại Barcelona năm 2019 là thành quả lớn cho sự quyết tâm của con. Lúc con báo tin này cho mẹ, con thấy mẹ cũng bình thường nhưng con nghĩ mẹ rất tự hào về con.”

“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu” - 3

Thể thao không quan trọng trẻ là ai, giới tính gì,… Chỉ cần trẻ tự tin, quyết tâm theo đuổi đam mê, với thể thao, trẻ đã trở thành nhà vô địch.

Dù là nữ nhưng những bạn như Anh Thư, Thanh Hằng khi đến với thể thao không hề thua kém các bạn nam. Các em đã vượt qua định kiến về giới tính, trưởng thành hơn từng ngày và học được nhiều bài học đáng quý như sự quyết tâm, bền bỉ, và tự tin. Chính thể thao, và cụ thể hơn, chính chương trình Năng Động Việt Nam do Nestlé MILO khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa suốt những năm qua đã truyền cảm hứng cho các em tự tin, quyết tâm hơn để trở thành “nhà vô địch”.

Những người phụ nữ theo đuổi tình yêu với cây cà phê đến cùng và nhận về “trái ngọt”

Làm bạn với cây cà phê đã nhiều năm nhưng chị Nguyễn Thị Tố Như không bằng lòng với các phương pháp canh tác cũ. Chị luôn cố gắng tìm hiểu những kiến thức mới với hy vọng gia tăng năng suất, tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì vậy, khi Nestlé hợp tác với viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) tổ chức chương trình NESCAFÉ Plan nhằm tập huấn, đào tạo kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho nông dân vùng Tây Nguyên, chị Tố Như đã đăng ký ngay.

Nhờ sự quyết tâm học hỏi, không ngại thay đổi tư duy cũ mà giờ đây chị đã thu được những “trái ngọt" đáng mừng. “Khi Nestlé đến để đào tạo kiến thức về canh tác cà phê bền vững, tôi đã được học thêm về kĩ thuật trồng xen canh. Nhờ đó tôi biết cách áp dụng mô hình trồng xen canh hợp lý cây cà phê và nông sản khác, giúp tăng thu nhập hiệu quả trên cùng diện tích đất. Nhờ NESCAFÉ mà hôm nay vườn nhà tôi đã cho năng suất ổn định cả cà phê và tiêu, gia đình tôi có cuộc sống tốt hơn”, chị Tố Như vui mừng nói.

“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu” - 4

Chị Nguyễn Thị Tố Như vui mừng khi vườn cà phê nhà chị đã cho năng suất ổn định, giúp gia đình có cuộc sống tốt hơn

Không chỉ học hỏi canh tác mang lại năng suất ổn định với cây cà phê và tiêu, những người phụ nữ nơi đây còn được nâng cao vai trò để trở thành những nữ trưởng nhóm nông dân, giúp các cô, các chị giữ vai trò chủ động hơn trên chính vườn cà phê của gia đình mình, đồng thời biết cách bảo vệ môi trường, bảo tồn đất đai vì những thế hệ tương lai. Họ chính là cầu nối truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm canh tác của dự án NESCAFÉ Plan cho các hộ nông dân khác. Trong quản lý kinh tế nông hộ, hơn 80% phụ nữ tham gia vào các quyết định đầu tư và sản xuất, cũng như quản lý các báo cáo về tài chính của nông hộ. Tỷ lệ nữ trưởng nhóm nông dân đến nay đạt 30% trên tổng số trưởng nhóm tham gia dự án NESCAFÉ Plan.

“Trồng cà phê từ năm 2002, tôi hiểu đất đai là nguồn tài nguyên quý giá cần phải giữ gìn để canh tác lâu dài. Vì thế tôi đã tham gia chương trình NESCAFÉ Plan để học cách tái sử dụng vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ, cung cấp dưỡng chất tự nhiên cho đất, nhờ đó giảm được lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật. Vườn cà phê của tôi nhờ NESCAFÉ mà giảm chi phí, tăng lợi nhuận, góp phần bảo tồn đất đai để tôi yên tâm gắn bó với cây cà phê lâu dài. Tôi sẽ không thay đổi cây trồng nào khác ngoài cây cà phê, bởi chính vườn cà phê này đã giúp tôi nuôi con khôn lớn, thành đạt như ngày hôm nay", cô Quách Thị Nghiêm hào hứng chia sẻ.

“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu” - 5

Rất nhiều chị em vùng Tây Nguyên đã được tập huấn, đào tạo kỹ thuật canh tác cà phê bền vững thông qua chương trình NESCAFÉ Plan. Họ như được tiếp thêm quyết tâm để theo đuổi tình yêu với cây cà phê, giúp làm chủ kinh tế gia đình, tự chủ trong cuộc sống và thực hiện giấc mơ mang hạt cà phê Việt Nam ra thế giới.

Nestlé Việt Nam – 25 năm nâng cao vai trò người phụ nữ

Cũng như những nữ nông dân Tây Nguyên, rất nhiều chị em phụ nữ trên khắp cả nước cũng được hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức về dinh dưỡng, kỹ năng kinh doanh và tăng thu nhập cho chị em phụ nữ nông thôn thông qua chương trình “Chị Nest” do Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện.  

Từ năm 2017 đến nay, chương trình đã giúp kết nối 9.000 hội viên tại 1.500 xã trên 20 tỉnh thành, hỗ trợ hơn 1,5 triệu hộ gia đình nông thôn.  

Thông qua chương trình “Chị Nest”, chị em phụ nữ nông thôn đã trở thành những người có vị trí quan trọng trong gia đình, linh hoạt hơn trong công việc làm ăn, tăng thu nhập và tự chủ kinh tế trong gia đình. Bên cạnh đó, các chị cũng được cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nội trợ, kiến thức dinh dưỡng,….

Những chương trình như NESCAFÉ Plan, chị NEST hay Năng Động Việt Nam… thể hiện rõ nỗ lực hiện thực hóa cam kết cụ thể của Nestlé góp phần nâng cao vai trò người phụ nữ trong cộng đồng. Chính nhờ những nỗ lực này, cuối tháng 11/2020 Nestlé Việt Nam vinh dự nhận 2 giải thưởng về Trao Quyền cho Phụ Nữ. Cụ thể, cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã trao Giải Thưởng Nguyên Tắc Trao Quyền Cho Phụ Nữ (WEPs) cho Nestlé Việt Nam cho các cam kết và thành tích đạt được trên hai hạng mục Bình Đẳng Giới Thông Qua Tham Gia Vào Cộng Đồng và Trong Ngành; và Bình Đẳng Giới Tại Nơi Làm Việc.

“Là phụ nữ không có nghĩa mình là phái yếu” - 6

Nestle đã mang lại những giá trị và ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng suốt 25 năm qua.

Đó là những quyết tâm bền bỉ của Nestlé nhằm nâng cao vai trò người phụ nữ Việt Nam trong suốt 25 năm qua, góp phần phát triển cộng đồng thịnh vượng và vững mạnh, và những nỗ lực này sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Nguồn: [Tên nguồn].