Màn "bật" lại mẹ chồng Thái hậu có 1-0-2 trong lịch sử phong kiến Trung Quốc

Ngày 05/11/2020 08:30 AM (GMT+7)

Trân phi - một trong số những phi tần xinh đẹp, tài giỏi được Hoàng đế Quang Tự sủng ái khiến Từ Hy thái hậu thấy chướng tai gai mắt.

Năm 1875, Hoàng đế Quang Tự (1871-1908) lên ngôi từ năm 4 tuổi, khi Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế băng hà. Đến tuổi tuyển chọn hậu phi, Quang Tự vẫn không thể toàn quyền tự quyết.

Bị Từ Hy Thái hậu chi phối, Quang Tự Đế miễn cưỡng phong nàng Tĩnh Phân, vốn xuất thân cùng gia tộc với mẫu hậu, làm Long Dụ Hoàng hậu và chọn hai chị em khác làm Cẩn phi và Trân phi.

Tới năm 1887, vua dần lạnh nhạt với Long Dụ Hoàng hậu và sủng ái Trân phi. Nàng Trân phi vốn sắc nước hương trời, hiểu chuyện triều chính và hết lòng ủng hộ những cải cách chính trị của vua. Tuy được vua Quang Tự ngày càng yêu chiều, nàng lại trở thành cái gai trong mắt Từ Hy Thái hậu.

Màn amp;#34;bậtamp;#34; lại mẹ chồng Thái hậu có 1-0-2 trong lịch sử phong kiến Trung Quốc - 1

Chân dung nàng Trân phi được vua Quang Tự sủng ái.

Theo những gì lưu trong sử sách, chính sự sủng ái của Quang Tự đã đưa Trân phi lên một vị thế vững chãi trong chốn hậu cung. Và do đó nàng trở nên cao ngạo và có chút tự đại.

Căn cứ Thanh triều chế độ, hàng Phi được ban mỗi năm 300 lượng bạc, Tần là 200 lượng. Xét theo hồ sơ phí tổn của Cẩn phi - chị gái Trân phi, việc sinh hoạt trong cung của hai chị em khá là cao.

Theo nhiều cách nói, Trân phi ưa tiêu xài, đến đây lại cậy sủng, do vậy rất nhiều người muốn được ơn huệ của nàng mà nịnh hót.

Trân phi khi đó được đà học theo Từ Hy Thái hậu, thông đồng thái giám nhận tiền tiến cử quan viên mua chức.

Trong thời điểm ấy, quốc khố giảm sút, kinh tế khó khăn lại thêm sự việc của chị em Trân phi nên Từ Hy Thái hậu ban chỉ phạt 2 cô con dâu bằng cách giáng xuống làm Quý nhân. Thậm chí bà còn bắt ép Trân phi phải hạn chế gặp Hoàng thượng.

Màn amp;#34;bậtamp;#34; lại mẹ chồng Thái hậu có 1-0-2 trong lịch sử phong kiến Trung Quốc - 2

Từ Hy Thái hậu.

Năm 1900, khi liên quân Tây Dương bắt đầu càn quét Bắc Kinh, biết không thể chống cự nên Từ Hy lập kế hoạch bỏ trốn. Tương truyền, giữa tình hình loạn lạc, Từ Hy mượn cớ này để nhổ đi cái gai trong mắt là Trân phi.

Trước khi đi, Từ Hy Thái hậu lệnh Trân phi cùng lánh nạn, nhưng nàng bệnh nặng nên không thể đi theo. Trân phi khẩn cầu trở về nhà mẹ đẻ, Thái hậu không đồng ý, bèn sai người dìm chết dưới giếng.

Nhưng trước khi chết nàng đã để lại 3 câu khiến Từ Hy hổ thẹn. "Hoàng thượng sẽ không để ta chết. Người thích trốn thì cứ việc trốn. Nhưng 'Hoàng thượng' thì không nên chạy trốn", Trân phi trăng trối trước khi chấp nhận cái chết.  Nàng muốn nhắc nhở người mẹ chồng hèn nhát của mình chỉ tham sống sợ chết.

Mặc dù kế hoạch trừ khử con dâu đã thành công nhưng chắc hẳn lời Trân phi nói không khỏi khiến Từ Hy hổ thẹn sợ hãi. Thế nhưng, sau khi Quang Tự trở về, đích thân Từ Hy Thái hậu đã truy phong cho Trân phi làm Trân Quý phi với lời khen "trinh liệt tuẫn tiết".

Có sách ghi, thi thể của Trân phi chỉ được đưa khỏi giếng sau một năm. Sau khi khâm liệm, quan tài được di táng tại Cung nữ mộ địa ngoài Tử Cấm Thành. Tương truyền, chị Cẩn phi sau này đem miệng giếng đục thêm hai lỗ nhỏ và đặt côn sắt khoá ngang, từ đó không sử dụng.

Dù miệng giếng rất hẹp, ban quản lý sau này phải lấp lại để đề phòng tai nạn có thể xảy ra với khách tham quan. Đây cũng được một số trang du lịch bình chọn là điểm đến ám ảnh nhất Tử Cấm Thành.

Hoàng đế Việt cưới trăm vợ nhưng không có con và cuộc đời đầy bi kịch, tai tiếng
Về đời tư, vua Tự Đức có nỗi buồn riêng: có nhiều cung tần mỹ nữ bên cạnh nhưng do thể trạng suy nhược và mất khả năng sinh dục nên không sinh được...
Theo Việt Hương (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử