Một năm sau kết thúc giãn cách XH: Không còn hàng quán "chỉ bán mang về", không còn phiếu đi chợ, lại thấy cảnh tắc đường

H.A - Ngày 02/11/2022 06:40 AM (GMT+7)

Sau một năm trở lại cuộc sống bình thường mới, những tổn thương, mất mát do COVID-19 gây ra đã nhường chỗ cho hy vọng lớn lao mới đang được thắp lên, nhịp sống bình thường đã trở lại như cũ...

Từ chỗ không một bóng người, đường phố giờ đây đông đúc đến “nghẹt thở”

Ngày 30/3/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg giãn cách toàn xã hội trong 15 ngày. Cuộc sống của người dân ở những khu vực giãn cách gần như bị đảo lộn.

Tại TP.HCM, từ 0 giờ ngày 9/7/2021, sau hơn 1 tháng thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 10… nhưng số ca mắc bệnh vẫn tăng lên mỗi ngày, toàn thành phố bước vào chuỗi ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 5 lần liên tiếp (từ ngày 9/7/2021 đến hết ngày 11/10/2021). Lần đầu tiên, người ta nhìn thấy một TP.HCM im lìm đến thế, ngoài tiếng xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân và đưa F0 đi cách ly, tất cả những hoạt động khác của Sài Gòn dường như ngưng trệ. Để ra đường thời điểm đó cần có “giấy thông hành”, bao gồm giấy đi đường, giấy mời tiêm vaccine đã được đóng dấu. Khắp đường phố, đâu đâu cũng là dây giăng, chốt chặn kiểm dịch.

Ở Hà Nội, tình trạng tương tự cũng diễn ra, vào những ngày giãn cách, các tuyến phố “vắng hơn Tết”, không có một bóng người qua lại.

Những hình ảnh không một bóng người ở các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội và TP.HCM những ngày giãn cách toàn xã hội, đường phố vắng lặng như Tết

Những hình ảnh không một bóng người ở các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội và TP.HCM những ngày giãn cách toàn xã hội, đường phố vắng lặng như Tết

Khắp đường phố, đâu đâu cũng là dây giăng, chốt chặn kiểm dịch. Để ra đường thời điểm đó cần có “giấy thông hành” bao gồm giấy đi đường, giấy mời tiêm vaccine đã được đóng dấu

Khắp đường phố, đâu đâu cũng là dây giăng, chốt chặn kiểm dịch. Để ra đường thời điểm đó cần có “giấy thông hành” bao gồm giấy đi đường, giấy mời tiêm vaccine đã được đóng dấu

Khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, từng địa phương dần nới lỏng các quy định giãn cách và mở cửa trở lại. Thời gian đầu, các tuyến đường ở Hà Nội, TP.HCM có mật độ xe lưu thông cao, người dân tự do đi lại sau khi gỡ bỏ các chốt kiểm soát, không còn kiểm tra giấy đi đường. Tuy vậy, ở thời điểm đó dịch bệnh vẫn còn ở mức cảnh báo, Chính phủ nhiều lần khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, không tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Vẫn còn chút “e dè", nhiều địa điểm vẫn thưa thớt người ghé thăm. Sự nhộn nhịp đã dần trở lại, nhưng “giảm đi" một nửa so với trước đây.

Thời gian đầu nới lỏng giãn cách, người dân tự do đi lại sau khi gỡ bỏ các chốt kiểm soát, không còn kiểm tra giấy đi đường.

Thời gian đầu nới lỏng giãn cách, người dân tự do đi lại sau khi gỡ bỏ các chốt kiểm soát, không còn kiểm tra giấy đi đường. 

Giờ đây, ngồi trên một chuyến xe trên đường về nhà vào giờ tan tầm, khó mà hồi tưởng lại được mới cách đây 1 năm những con phố này vắng tanh, trầm lặng thế nào. Sự đông đúc của tuyến đường Võ Văn Kiệt, kẹt xe “như thường lệ” tại Ngã tư Hàng Xanh, bật radio có thể nghe được thông báo của cô MC: “Tuyến đường D2 hiện đang ở trong trạng thái xe đông, di chuyển chậm"...

Đặc sản tắc đường quay trở lại ở TP.HCM. Từng đoàn xe nối dài, dòng người tràn lên cả vỉa hè, các ngã rẽ kẹt cứng, có khi đứng yên cả tiếng trên đường vào giờ cao điểm hay những lúc trời mưa

Đặc sản "tắc đường" quay trở lại ở TP.HCM. Từng đoàn xe nối dài, dòng người tràn lên cả vỉa hè, các ngã rẽ kẹt cứng, có khi đứng yên cả tiếng trên đường vào giờ cao điểm hay những lúc trời mưa

Tại Hà Nội, trời đã vào thu và không thể thiếu những cơn mưa bất chợt. Hễ trời mưa hay vào giờ cao điểm là “đặc sản” của Hà Nội “không vội được đâu” lại diễn ra, đó tình trạng tắc đường kéo dài, đoàn xe ồn ã xếp thành hàng dài nhích từng chút một trên phố. Từ công ty trở về nhà, đoạn đường chỉ hơn vài cây số mà di chuyển hết hơn 1 tiếng đồng hồ là chuyện thường của dân công sở. Vậy mới thấy, nhịp sống thường ngày đã quay trở lại.

Ở Hà Nội, nhịp sống hối hả cũng đã quay trở lại, đường phố ken đặc người. Tại các điểm dừng chờ tín hiệu giao thông, chủ phương tiện phải chờ 5 lần đèn đỏ vẫn chưa thể đi qua được nút giao.

Ở Hà Nội, nhịp sống hối hả cũng đã quay trở lại, đường phố ken đặc người. Tại các điểm dừng chờ tín hiệu giao thông, chủ phương tiện phải chờ 5 lần đèn đỏ vẫn chưa thể đi qua được nút giao.

Hết rồi chuyện "cả ngày ôm máy tính", họp online, giờ đây nhân viên văn phòng thoải mái họp trực tiếp 

Khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành cũng là lúc những chuỗi ngày “Work from home" bắt đầu. Làm việc tại nhà là điều bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp tại vùng tâm dịch, hưởng ứng theo lời kêu gọi “ai ở đâu thì ở yên tại đó” và làm theo quy định 5K. Thay vì mỗi sáng thức dậy sửa soạn thật chỉnh tề rồi chạy xe đến công ty, ngồi 8 tiếng tại bàn làm việc thì thời điểm đó, những nhân viên văn phòng bắt đầu một ngày mới bằng việc bật máy tính, mở các phần mềm hỗ trợ trực tuyến như Google Team, Zoom hay Zalo, Facebook…

Thời điểm giãn cách, các công ty đều cho nhân viên làm việc tại nhà, mọi giao tiếp giữa các nhân viên, khách hàng, cấp trên, cấp dưới… đều thông qua Internet và màn hình máy tính.

Thời điểm giãn cách, các công ty đều cho nhân viên làm việc tại nhà, mọi giao tiếp giữa các nhân viên, khách hàng, cấp trên, cấp dưới… đều thông qua Internet và màn hình máy tính.

Mọi giao tiếp giữa các nhân viên, khách hàng, cấp trên, cấp dưới… đều thông qua Internet và màn hình máy tính. Dù ban đầu có khó khăn trong việc thích ứng với hoàn cảnh, môi trường làm việc mới nhưng chỉ sau một thời gian áp dụng, làm việc online đã đưa mọi thứ đi vào quỹ đạo, đồng thời tạo ra xu hướng làm việc mới cho nhiều người trẻ năng động khi mà họ có thể tập trung 75% công việc hoàn thành vào buổi sáng, buổi chiều dành cho bản thân nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc.

Khi chính sách nới lỏng giãn cách xã hội được áp dụng, nhiều doanh nghiệp đã không vội vàng đưa nhân viên trở lại văn phòng ngay lập tức. Đa phần, các công ty đều áp dụng linh hoạt chính sách cho nhân viên lựa chọn làm việc ở nhà hoặc trực tiếp đến công ty, hoặc chia nhỏ số nhân viên có mặt tại công ty trong một ngày, yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên khi ra vào toà nhà… Giới nhân viên văn phòng háo hức, phấn khởi trở lại công việc theo trạng thái “bình thường mới” sau gần 4 tháng làm việc ở nhà do giãn cách xã hội phòng dịch COVID-19.

Nhân viên văn phòng trở lại làm việc sau khi hết giãn cách nhưng vẫn giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không ăn chung...

Nhân viên văn phòng trở lại làm việc sau khi hết giãn cách nhưng vẫn giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không ăn chung...

Một năm kể từ thời điểm “bình thường mới”, nhịp sống thường nhật của các nhân viên văn phòng trên cả nước đã dần trở về quỹ đạo quen thuộc: Sáng ra đường “chiến đấu” với cơn kẹt xe để kịp giờ chấm công, trưa cùng đồng nghiệp ra ngoài ăn trưa và cafe, chiều tan tầm lại lao vào dòng người và xe tấp nập trên đường để trở về nhà hoặc đi tụ tập cùng bạn bè. Trong những câu chuyện họ “tám” với nhau mỗi ngày, đã không còn nói về COVID-19.

Nhân viên văn phòng thoải mái tụ tập sau COVID-19

Nhân viên văn phòng thoải mái "tụ tập" sau COVID-19

Không còn khai giảng online, học qua màn hình, nay không khí rộn ràng ở khắp sân trường, lớp học

Kể từ tháng 3/2020, học sinh cả nước đã trải qua nhiều đợt học trực tuyến vì dịch bệnh. Ban đầu, các “cô cậu" học trò còn cảm thấy thoải mái khi không phải vội vàng mỗi sáng. Thế nhưng chỉ được chưa đến một tuần lễ, các em đã bắt đầu thấy buồn, không còn được gặp gỡ bạn bè, vui đùa mỗi giờ ra chơi, không còn được tham gia các hoạt động của trường… Mọi thứ đều thông qua chiếc màn hình máy tính.

Học sinh khai giảng và học trực tuyến tại nhà

Học sinh khai giảng và học trực tuyến tại nhà

Một năm sau kết thúc giãn cách XH: Không còn hàng quán amp;#34;chỉ bán mang vềamp;#34;, không còn phiếu đi chợ, lại thấy cảnh tắc đường - 10

Trường học trở thành nơi cách ly tại chỗ cho cô và trò

Trường học trở thành nơi cách ly tại chỗ cho cô và trò

Học sinh mầm non mặc áo mưa đi cách ly giữa mưa lạnh là hình ảnh lấy nước mắt của nhiều người trong đợt dịch căng thẳng

Học sinh mầm non mặc áo mưa đi cách ly giữa mưa lạnh là hình ảnh lấy nước mắt của nhiều người trong đợt dịch căng thẳng

Ngay sau khi nới lỏng giãn cách, rất nhiều địa phương đã linh hoạt trong việc đón học sinh trở lại trường, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, tiểu học dù dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và học sinh độ tuổi này chưa được tiêm vắc xin COVID-19.

Vừa qua, học sinh cả nước đã tưng bừng dự lễ khai giảng và học trực tiếp tại trường

Vừa qua, học sinh cả nước đã tưng bừng dự lễ khai giảng và học trực tiếp tại trường

Ngày 5/9 vừa qua, lễ khai giảng đặc biệt đã diễn ra. Đó là lễ khai giảng truyền thống được tổ chức dưới sân trường, với sự có mặt của hàng triệu học sinh và thầy cô trên cả nước. Khi cờ hoa cùng vẫy rợp trời, tiếng trống trường rộn ràng vang lên, 1 năm học mới chính thức được mở ra. Năm học đánh dấu bước chuyển mình của nền giáo dục sau chặng đường “bình thường mới", hứa hẹn một năm học suôn sẻ bình an.

Từ chỗ "nội bất xuất ngoại bất nhập", giờ đây việc khám chữa bệnh đã dễ dàng và thuận tiện

Vào lúc cao điểm của dịch bệnh 08/2021, TP.HCM đã đón khoảng 17.000 y bác sĩ, học viện y khoa từ tất cả các bệnh viện từ trung ương đến các tỉnh thành như Hà Nội, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương... Các y bác sĩ chi viện mang theo hàng trăm tấn thiết bị y tế, trang phục bảo hộ. Càng về sau, lực lượng chi viện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu chăm sóc F0 tại các bệnh viện dã chiến.

Dù là ở bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 hay bất kỳ nơi nào gắn liền với nhiệm vụ khám, chữa bệnh đều nhuốm lên màu u ám ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng

Dù là ở bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 hay bất kỳ nơi nào gắn liền với nhiệm vụ khám, chữa bệnh đều nhuốm lên màu u ám ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng

Không chỉ TP.HCM, ở các tỉnh thành có dịch, bệnh viện thời điểm đó là “cơn ác mộng” của hàng ngàn y bác sĩ và nhân viên y tế. Số lượng bệnh nhân nặng quá lớn, mỗi ngày hàng nghìn ca với mức độ khốc liệt gấp nhiều lần so với tưởng tượng trước đó. Các bác sĩ phải làm việc với 200% công lực, dù luôn ở trong bộ đồ bảo hộ kín người. Buồng bệnh ồn ào đông đúc, cộng với nóng bức thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm trạng của các bệnh nhân càng bi quan hơn. Cứ có ca bệnh, cả bác sĩ và bệnh nhân, người nhà phải "nội bất xuất ngoại bất nhập", việc khám chữa bệnh liên tuyến phải dừng lại. Dù là ở bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 hay bất kỳ nơi nào gắn liền với nhiệm vụ khám, chữa bệnh đều nhuốm lên màu u ám. 

Thời điểm nới lỏng giãn cách, thích ứng với COVID-19 cũng là khi vắc xin đã phủ sóng khắp thành phố. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho nền y tế rất nhiều. Bệnh viện không còn quá tải các ca nặng, nhiều bệnh nhân đến khám ngoại trú vì đi lại dễ dàng hơn. Thế nhưng, bệnh viện vẫn duy trì công tác kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, các y bác sĩ kiểm tra COVID-19 thường xuyên, bệnh nhân cũng cần sàng lọc trước khi vào khám bệnh.

Giờ đây, việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã diễn ra bình thường, người dân có thể khám liên tuyến dễ dàng và thuận tiện

Giờ đây, việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã diễn ra bình thường, người dân có thể khám liên tuyến dễ dàng và thuận tiện

Sau đúng 1 năm “bình thường mới", các bệnh viện giờ đây đã trở lại bình thường với hoạt động khám, chữa bệnh theo đúng chức năng, ra vào không cần phải khai báo y tế, không cần giữ khoảng cách.

"Thời Covid", hàng quán đóng cửa hoặc "chỉ bán mang về", giờ đây đã tấp nập khách ra vào

Sau khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ không thiết yếu (quán cafe, cửa hàng quần áo thời trang, phòng tập, hàng quán dịch vụ ăn uống...), toàn bộ các hàng quán kinh doanh chỉ bán mang về một thời gian trước khi có chỉ thị đóng cửa toàn bộ. Những con đường ăn uống vốn tấp nập người qua chưa bao giờ yên ắng đến thế.

Ở thời diểm dịch căng thẳng, hàng quán phải đóng cửa hoặc bán mang về

Ở thời diểm dịch căng thẳng, hàng quán phải đóng cửa hoặc bán mang về

Tại TP.HCM, sau ngày 1/10/2021, hàng quán đã được mở cửa bán mang về nhưng lượng khách còn rất ít và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan. Tất cả khách hàng mua mang về đều phải quét mã QR khai báo y tế, sử dụng nước sát khuẩn và đứng đúng khoảng cách quy định. 

Dù vậy, lượng khách chỉ lác đác vài người, chưa đông đúc vì tình hình dịch bệnh COVID-19 còn khiến nhiều người e ngại, hơn nữa dân văn phòng chưa đi làm trở lại nên việc buôn bán của các hàng quán chưa thể trở lại như xưa. 

Sau khi nới lỏng, hàng quán được bán tại chỗ nhưng phải có vách ngăn, khách vào ăn uống phải quét mã QR và ngồi giãn cách

Sau khi nới lỏng, hàng quán được bán tại chỗ nhưng phải có vách ngăn, khách vào ăn uống phải quét mã QR và ngồi giãn cách

Sau hơn 1 năm COVID-19, giờ đây các hoạt động kinh doanh buôn bán quán ăn đã “khởi sắc" đáng kể. Đi dọc con đường ăn uống chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10) vào giờ tan tầm tấp nập người qua lại, tìm được một chỗ ngồi ăn là khá vất vả. Hay như trên đoạn đường Vạn Kiếp (Bình Thạnh), tuy ngắn nhưng khi bước vào giờ đây sẽ choáng ngợp trước hàng trăm món ngon khác nhau, chủ quán luôn tay luôn chân tiếp từng đoàn khách. Tại Hà Nội, các tuyến phố ăn uống cũng tấp nập khách ra vào, thậm chí còn không có chỗ ngồi vào giờ cao điểm.

Phố Tạ Hiện giờ đã ồn ào, náo nhiệt như khi chưa có dịch COVID-19

Phố Tạ Hiện giờ đã ồn ào, náo nhiệt như khi chưa có dịch COVID-19

Thế nhưng, nhiều hàng quán sau đợt dịch COVID-19 đã đóng cửa hoàn toàn, chủ quán đã trả mặt bằng vì không còn khả năng “gồng gánh" suốt mùa giãn cách. Đi trên con phố quen, nhiều thực khách không khỏi tiếc nuối vì một cửa hàng thân quen nào đó đã sập cửa không hẹn ngày trở lại, không còn biết đi đâu để tìm lại hương vị thân quen ngày xưa.

Từ chỗ đi chợ theo phiếu/thẻ, giờ đây việc mua bán đã trở lại bình thường

Lúc cao điểm, chợ truyền thống (chợ dân sinh) trên địa bàn phải đóng cửa do không đảm bảo phòng, chống dịch. Nguồn cung cấp lương thực của người dân hoàn toàn dựa vào các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ, người dân đổ xô đi tích trữ hàng hoá, giá cả thực phẩm bị đẩy lên cao. Đến cả việc đi chợ mua lương thực cũng được thay thế bằng “phiếu đi chợ 2 tuần/lần" hoặc “phiếu đi chợ theo ngày" được phát cho mỗi nhà. Đây là việc lần đầu tiên xảy ra ở thời bình.

Lần đầu tiên ở thời bình, người dân đi chợ bằng tem phiếu, quét mã QR và đo thân nhiệt trước khi vào mua bán hàng hóa, thực phẩm

Lần đầu tiên ở thời bình, người dân đi chợ bằng tem phiếu, quét mã QR và đo thân nhiệt trước khi vào mua bán hàng hóa, thực phẩm

Tại TPHCM, có thời điểm không phát phiếu đi chợ cho người dân trong 2 tuần, không còn các dịch vụ shipper giao đồ tại nhà. Thay vào đó, lực lượng quân đội lập các đội công tác, phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… để chuyển gói an sinh, lương thực, thực phẩm đến tận từng nhà dân.

Mở cửa trở lại trong tình trạng bình thường mới, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động bình thường nhưng các chợ truyền thống cần mở lại theo lộ trình. Tại nhiều chợ truyền thống khác mặc dù chưa chính thức được hoạt động nhưng tại các chợ vẫn có nhiều quầy, sạp bán các loại rau, củ, quả, thịt. Ngày đầu nới lỏng giãn cách, tại chợ Xóm Chiếu (Quận 4) ghi nhận số lượng hộ tiểu thương quay lại chợ kinh doanh chiếm khoảng 60-70%. Tình hình lưu lượng hàng hóa chỉ khoảng 30% so với ngày thường. Các tiểu thương được Ban quản lý chợ tổ chức test nhanh COVID-19, đảm bảo công tác phòng dịch bệnh.

Một năm sau kết thúc giãn cách XH: Không còn hàng quán amp;#34;chỉ bán mang vềamp;#34;, không còn phiếu đi chợ, lại thấy cảnh tắc đường - 20

Siêu thị và chợ truyền thống giờ đây cảnh mua bán nhộn nhịp đã trở lại bình thường

Siêu thị và chợ truyền thống giờ đây cảnh mua bán nhộn nhịp đã trở lại bình thường

Trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa nhằm thực hiện giãn cách xã hội cách đây một năm, giờ đây thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại. Đi siêu thị giờ đây không còn cảnh xếp hàng dài chờ đợi, giữ khoảng cách khi tính tiền. Cũng không còn tình trạng “thiếu thốn” hàng hoá trên kệ hàng. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh, trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt. 

Hiện mỗi ngày cả nước vẫn có vài trăm ca nhiễm COVID-19 nhưng ít ca nặng và không lây lan nhanh ra cộng đồng. Bộ Y tế thông báo sửa đổi thông điệp 5K thành 2K gồm khẩu trang, khử khuẩn (bỏ 3K gồm: Khoảng cách, Không tập trung và Khai báo y tế). Mọi người đã quen với việc "sống chung với COVID-19", đối diện với những ảnh hưởng trong quá khứ và trở lại với guồng quay tất bật của cuộc sống. 

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h

Tin hay đừng bỏ lỡ