Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài tới mùa đẻ cản không kịp, cho ăn toàn thứ bỏ đi, mỗi tháng đút túi cả trăm triệu

HÀ ANH - Ngày 22/07/2022 14:40 PM (GMT+7)

Ốc bươu đen là loài sống trong môi trường nước ngọt, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại thực vật (bèo, rau, củ, quả...) rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Ốc bươu đen có tên khoa học là Pila polita, là động vật thuộc họ ốc nước ngọt (ốc chân bụng) sinh sống ở các vùng nước không bị ô nhiễm, nơi có hàm lượng mùn bã hữu cơ cao, đa dạng thực vật thủy sinh như ao, hồ, ruộng trũng, suối. Ốc bươu đen có mặt vỏ láng bóng, màu xanh đen hoặc nâu đen. Các đường sinh trưởng tương đối phát triển, trong đó nổi bật với các gờ mịn chạy dọc từ đỉnh xuống miệng vỏ. 

Khác với ốc bươu vàng là loài ngoại lai phá hoại mùa màng, ốc bươu đen là loài có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như dinh dưỡng

Khác với ốc bươu vàng là loài ngoại lai phá hoại mùa màng, ốc bươu đen là loài có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như dinh dưỡng

Khác với ốc bươu vàng là loài ngoại lai phá hoại mùa màng, ốc bươu đen là loài có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như dinh dưỡng. Từ lâu đời, các món ăn từ ốc bươu đen đã được xem là món ăn dân dã, quen thuộc trong các bữa cơm nhà. Tháng 8 vụ lúa hè thu kết thúc, ruộng đồng ngập nước, cỏ mọc um tùm là môi trường thích hợp cho ốc bươu sinh trưởng. Lúc này, mặt ruộng trống trơn, ốc lộ ra dễ bắt, cứ đến chiều chiều là các bà, các mẹ hay trẻ con lại xách chậu, xô… men theo bờ đê để bắt ốc bươu đen.

Tuy nhiên, do tình trạng ruộng đồng ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu cũng như sự xâm lấn của ốc bươu vàng, ốc bươu đen ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nếu như trước đó, chỉ cần đi theo bờ ruộng bắt ốc nửa tiếng đồng hồ là đã có một xô ốc bươu đen đầy ắp thì giờ đây, chỉ còn một số ruộng có ốc bươu đen, nhưng bắt về nhiều người không dám ăn do sợ ốc sống trong môi trường nước ruộng, ngâm hóa chất từ phân bón và thuốc trừ sâu bán sử dụng cho cây lúa trước đó. 

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng ốc bươu đen lại ngày càng gia tăng. Trên thị trường, loài ốc này là đặc sản được yêu thích, có mặt trong các nhà hàng, quán ăn như luộc, xào sả ớt, hấp sả, nướng, nhồi thịt, nhồi tiêu… đều là món đặc sản đậm chất đồng quê sông nước. Nhận thấy “cung không đủ cầu”, ông ông Nguyễn Thanh Tùng (huyện Phong Điền, Huế) là một trong số những người nông dân đầu tiên ở Phong Điền khởi xướng nghề nuôi ốc bươu đen.

Ốc bươu đen sống trong môi trường nước ngọt, thức ăn là bèo và sinh vật nước ngọt.

Ốc bươu đen sống trong môi trường nước ngọt, thức ăn là bèo và sinh vật nước ngọt.

Năm 2016, ông Tùng lên mạng Internet học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen, sẵn ao đất rộng 100m2, ông lùng bắt ốc bươu đen ở ruộng gần nhà mang về thả. Sau một thời gian nuôi và cho sinh sản, số lượng ốc tăng lên 5.000 con. Đến năm 2020, ông mạnh dạn mở rộng ao nuôi, nâng diện tích mặt nước lên 500m2, quyết tâm làm giàu từ loại ốc này. 

Theo ông Tùng, nuôi ốc bươu đen khá nhàn và hiệu quả cao, nhưng cũng cần lưu ý nhiều vấn đề như là thiên địch, thức ăn cho ốc, đảm bảo nhiệt độ, môi trường ao nuôi cũng như cách ấp trứng, ươm ốc con và cho sinh sản. Ốc bươu đen có rất nhiều thiên địch, từ chim bìm bịp, gà, vịt, ngan, ngỗng, chuột đến lươn, cá rô, cá chép. Bởi thế, việc bảo vệ môi trường ao nuôi tránh khỏi các đối tượng trên là vô cùng quan trọng. 

Để giải quyết vấn đề này, ông Tùng xây hệ thống các bể nhỏ để thu gom và nuôi ốc sinh sản, trứng ốc ấp trong bể cũng có tỷ lệ nở cao hơn. Thông thường, ốc bươu đen sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, trung bình mỗi cặp ốc bố mẹ sau khi ghép đôi sẽ đẻ 2 tổ trứng/mỗi tháng, mỗi tổ trung bình từ 70 – 150 trứng. 

Về nguồn thức ăn, tuy là loài ăn tạp song các loại mướp, bầu bí, khoai môn, thủy sinh như bông súng, rong rêu, bèo tấm đều phải đảm bảo sạch, không có hóa chất. Trung bình ốc giống sau khi nở khoảng 10 – 15 ngày là có thể xuất bán, còn thời gian nuôi ốc thịt kéo dài khoảng 5,5 tháng.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài tới mùa đẻ cản không kịp, cho ăn toàn thứ bỏ đi, mỗi tháng đút túi cả trăm triệu - 3

Các mô hình nuôi ốc bươu khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Các mô hình nuôi ốc bươu khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sau hơn 6 năm nuôi ốc bươu đen, ông Tùng giờ đây đã có đầu ra và nguồn thu ổn định từ nghề này. Mỗi tháng ông xuất bán khoảng trên 3.000 con ốc bươu đen giống, thu về hơn 3 triệu đồng. Hiện tại, ốc bươu đen cung không đủ cầu bởi thị trường khan hiếm, giá bán mỗi kg ốc thương phẩm dao động từ 90 – 100 nghìn đồng. Ngoài ra, mỗi năm ông còn xuất bán thêm 3 đợt ốc thịt, mỗi đợt khoảng 250kg ốc bươu đen thương phẩm. 

Giá bán ốc bươu đen ổn định từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng mỗi cân. Các thành phẩm ốc giống hoặc trứng ốc cũng “đắt hàng không kém”, ốc con 400 đồng/mỗi con và trứng ốc có giá từ 1 – 1,2 triệu đồng/kg. Mỗi năm thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tấn ốc bươu đen cho doanh thu đạt 160 – 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Tùng thu về lãi ròng hơn 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các thương lái cũng thường lui tới trang trại của ông Tùng để thu mua ốc vụn (ốc nhỏ, lỡ…). Sau khi thu mua đều chuyển về các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa làm thức ăn cho tôm hùm, cá ba sa, diêu hồng, với những loại có kích thước lớn thì được chế biến thành thực phẩm. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài tới mùa đẻ cản không kịp, cho ăn toàn thứ bỏ đi, mỗi tháng đút túi cả trăm triệu - 5

Món ngon từ ốc bươu đen có mặt trong các nhà hàng, quán ăn

Món ngon từ ốc bươu đen có mặt trong các nhà hàng, quán ăn

Nhiều năm trở lại đây, đã có nhiều hộ dân trong khu vực Phong Điền học hỏi ông Tùng mở rộng mô hình nuôi ốc bươu đen và đã thành công, mang lại thu nhập khá hơn nhiều so với công làm ruộng. Cách trang trại của ông Tùng 5km là ao vườn của ông Đặng Huỳnh Văn Thúc. Ông Thúc kể, gia đình có 1,5 công vườn trồng xoài Đài Loan, do diện tích nhỏ nên nguồn thu nhập từ trái xoài không được là bao nên cuộc sống gặp không ít khó khăn. Sau khi được giới thiệu về mô hình nuôi ốc bươu đen cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình nên ông Thúc quyết định học tập và làm theo.

Đến nay, ông Thúc đã có hơn 4 năm kinh nghiệm làm nghề, gia đình ông đã có thu nhập ổn định, thậm chí có “đồng ra đồng vào”. “Đây là mô hình khá nhàn rỗi, không cần nhiều công lao động; không cần vốn nhiều, thức ăn chủ yếu là các loại thức ăn có sẵn như bèo, các loại rau, củ tự nhiên... nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập ổn định nên thời gian tới, tôi cũng mong có nhiều nông dân chuyển đổi mô hình trồng trọt chăn nuôi như tôi để thoát nghèo, làm giàu cho quê hương đất nước.", ông Thúc chia sẻ.

Ngành nghề HOT tại Việt Nam: Mức lương khủng nhưng thiếu nhân lực, triển vọng trong chục năm tới
Cuộc cách mạng 4.0 dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm của lĩnh vực logistics, đòi hỏi nhân lực trong ngành này với số lượng lớn...

Giáo dục

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ