tong_hop_magazine
tong_hop_magazine
Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 1 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 2

Chiếc đồng hồ cũ kỹ trên vách tường điểm 4h30 sáng, cô Quy (52 tuổi, thôn Đông Bình, xã Hùng Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội) tỉnh giấc, mắt nhắm mắt mở chạy ra ngoài giếng nước vệ sinh cá nhân. Xong xuôi cô quay vào gian bếp vét bát cơm nguội, chan canh khoai còn thừa tối qua rồi ăn vội để kịp giờ ra bến Đục – chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức) đón khách đi đò.

Quãng đường từ thôn Đông Bình đến bến Đục chừng 4km nhưng cô Quy đạp xe mất hơn 30 phút mới tới nơi. Cô không biết chạy xe máy, lại ngại làm phiền con trai con dâu chở đi, vì thế đành tự thân để làm chủ công việc của mình. Cô bảo dậy sớm có mệt, đạp xe có vất vả nhưng cả năm chỉ có gần 3 tháng mùa lễ hội (Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến 26 tháng 3 ÂL – PV) nên cố gắng vì đồng tiền bát gạo.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 3 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 4

Vừa đến bến Đục, cô Quy vội vàng cất chiếc xe đạp cà tàng rồi xuống thuyền sửa soạn mái chèo, lấy khăn lau từng ghế ngồi cho khách. Sau đó cô chạy vào gặp chủ thuyền hoặc ra đầu thôn Yến Vĩ đón khách đi trẩy hội, “mời chào” lên thuyền.

“Tôi không phải người thôn này nên không thể tự mở thuyền chở khách du lịch. Vì vậy cứ đến ngày khai hội, tôi lại đạp xe lên đây xin chèo đò thuê cho người ta. Thường nhà chủ sẽ có đoàn khách hẹn trước, tôi chỉ việc dẫn khách xuống thuyền rồi chở vào dâng lễ ở Đền Trình, tiếp đó tiến thẳng đến bến Thiên Trù (điểm bắt đầu của hành trình leo núi vào Động Hương Tích – PV). Hôm nào “nằm dài”, tôi mới ra mời chào khách tham quan”, cô Quy tâm sự.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 5 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 6

Những tưởng người phụ nữ vóc dáng hai sương một nắng này có thâm niên trong nghề chèo đò, ấy thế mà khi hỏi, mới vỡ lẽ cô cũng chỉ là "lính mới". Cô Quy cười bẽn lẽn nói hơn 40 tuổi mới bén duyên với cái nghề mà người ta thường nói “làm ba tháng đủ ăn cả năm”. “Ngày đó tôi có biết chèo đâu. Tình cờ một lần đi nhờ thuyền vào trong bến Thiên Trù có công chuyện thì được người quen dạy cho. Tôi học hai, ba, bốn hôm mới chèo được thuyền.

Hồi đầu tôi chỉ xin làm phụ thuyền cho người ta, chứ không dám chèo chính vì lo sợ xảy ra tai nạn hay gặp sự cố không biết xử lý sao”, người phụ nữ ngoại ngũ tuần trải lòng.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 7 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 8

Khi quen với mái chèo, cô Quy mới bắt đầu nhận riêng một thuyền, có khách là đón. Cô nhớ chuyến đi đầu tiên, chỉ dám chở 4 khách. Cô chèo được nửa đường mới dám thú nhận rằng họ chính là những vị khách đầu tiên trong “sự nghiệp” lái đò.

“Các bạn ấy tỏ ra bất ngờ rồi cổ vũ tôi "Cố lên… cố lên!". Thậm chí có người còn kể chuyện cười để tôi bớt căng thẳng, hoàn thành nốt chặng đường còn lại”, cô nhớ lại.

Giờ đây, bất kể ngày đêm, 15 hay 20 khách, hễ ai gọi là cô Quy chuẩn bị thuyền đưa họ xuôi dòng suối Yến tham quan thắng cảnh chùa Hương.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 9 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 10

Hơn 10 năm làm nghề chèo đò trên suối Yến, cô Quy nếm đủ mùi của sương sớm và nắng gió. Hai bàn tay đã xuất hiện những vết chai cứng xấu xí, mái tóc búi gọn cũng điểm sợi bạc, còn gương mặt cứ dần đen sạm, có nhiều nếp nhăn nheo… nhưng chưa bao giờ cô thôi nở nụ cười đôn hậu trên những chuyến đò.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 11 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 12

“Nghề này không khác gì làm dâu trăm họ. Mình không những phải phục vụ chu đáo, mà còn cần có một tinh thần tươi vui để khách tự thấy bản thân có nhiều năng lượng và hào hứng với chuyến đi. Do đó tôi chưa bao giờ cho phép mình được ủ rũ hay mệt mỏi”, cô Quy chia sẻ.

Ngoài việc tạo cảm giác vui vẻ cho du khách, cô Quy còn “hóa thân” thành một hướng dẫn viên du lịch. Cô bảo hành trình từ bến Đục vào đến bến Thiên Trù mất chừng 45 phút chèo đò, đi qua rất nhiều thắng cảnh. Vì thế, cô tranh thủ thời gian giới thiệu núi Con Gà, núi Mâm Xôi, dãy Voi Phục,… cho khách thập phương. Đặc biệt ai có nhu cầu biết về danh lam thắng cảnh nào thì cô sẽ kể cho họ nghe về sự tích gắn liền với nó.

“Nhiều khách khó tính sợ tôi kể chuyện sẽ lơ đãng công việc hoặc không còn sức chèo nhưng tất cả đều có bí quyết riêng. Họ nhìn tôi chèo chầm chậm, tuy vậy chẳng có ai đuổi kịp. Đò không có phanh, tốc độ nhanh hơn đi bộ nên người chèo phải căn được hướng đi, cách 35m có vật cản là chủ động tránh. Còn thường xuyên chèo đò sẽ không mệt và mất sức”, người phụ nữ có 10 năm kinh nghiệm tiết lộ bí quyết.

Cô Quy kể, ngày xưa khách ngồi thuyền này nhìn thấy khách bên thuyền kia thì vội buông câu hát, đon đả chào nhau rất thân tình. Nhưng bây giờ người ta đã bỏ phong tục ấy!

Nói đoạn, cô Quy liền cất tiếng hát trong veo giữa non nước suối Yến làm dịu đi cái nắng gắt giữa tiết trời tháng 2:

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 13 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 14

Câu hát vừa dứt, người chèo đò bắt đầu chuyển qua ngâm những vần thơ giới thiệu các món đặc sản ở chùa Hương:

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 15 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 16
Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 17 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 18

Đến nay nhờ công việc chèo thuyền mà mỗi vụ lễ hội đầu năm, cô Quy kiếm được hơn chục triệu đồng. Số tiền ấy chẳng đáng là bao so với người dân làng Yến Vĩ nhưng cô hài lòng bởi chỉ là phận chèo đò thuê cho người ta.

“Vào hội chính, mỗi ngày tôi chèo 2 chuyến đò, cả thảy là 4 lượt đi về. Còn đến đầu tháng 3 âm lịch, khi hội vãn, tôi chỉ chèo 1 chuyến hoặc có hôm “nằm dài” trên thuyền.

Ở đây, thanh niên có sức khỏe dẻo dai thì một ngày chèo được 3-4 chuyến, kiếm được gần 2 triệu đồng. Tôi không phải chủ thuyền lại có tuổi nên làm vừa đủ sức để ngày hôm sau còn tiếp tục công việc.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 19 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 20

Vấn đề ngày công của những người chèo thuê như tôi cũng được tính theo cách riêng biệt. Tôi là người cầm tiền của đoàn khách nhưng sau đó phải đưa cho chủ nhà. Họ sẽ trừ chi phí tiền vé vào chùa rồi tính công. Trung bình người ta trả tôi chừng 200-300 nghìn/ngày”, cô Quy cho biết.

Lễ hội chùa Hương kéo đến hạ tuần
tháng 3 âm lịch sẽ kết thúc. Đó cũng
là lúc người phụ nữ 52 tuổi tạm gác
công việc chèo đò, quay trở về với
cuộc sống thường ngày: chăn gà,
trồng lúa và làm vườn thuê.

Vấn đề ngày công của những người chèo thuê như tôi cũng được tính theo cách riêng biệt. Tôi là người cầm tiền của đoàn khách nhưng sau đó phải đưa cho chủ nhà. Họ sẽ trừ chi phí tiền vé vào chùa rồi tính công. Trung bình người ta trả tôi chừng 200-300 nghìn/ngày”, cô Quy cho biết.

Lễ hội chùa Hương kéo đến hạ tuần tháng 3 âm lịch sẽ kết thúc. Đó cũng là lúc người phụ nữ 52 tuổi tạm gác công việc chèo đò, quay trở về với cuộc sống thường ngày:
chăn gà, trồng lúa
và làm vườn thuê.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 21 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 22

Cô nói: “Thực ra khách đi đò tham quan chùa Hương có quanh năm nhưng không nhiều. Người chủ ở đây họ tự chèo, không cần thuê những người ngoài xã như tôi. Vì vậy lễ hội kết thúc, tôi quay lại nhịp sống thường ngày với công việc đồng áng, dọn cỏ thuê cho người ta. Cuộc sống cứ vậy thôi à...”.

“Mức lương” cô Quy kiếm được từ công việc làm nông chắc chắn sẽ không thể bằng so với chèo đò. Nhưng với cô “năng nhặt chặt bị” kiếm được chút nào hay chút đó. Cô bảo các con cô giờ cũng đã trưởng thành và có tổ ấm riêng cần xây dựng, cô không muốn làm phiền. “Tôi còn sức khỏe còn lao động được. Đồng tiền mình làm ra bằng mồ hôi nước mắt tiêu cũng sướng hơn chứ”, cô vui vẻ nói.

Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 23 Người phụ nữ chèo đò trên suối Yến, chùa Hương: amp;#39;Tiền mình làm ra bằng mồ hôi tiêu cũng sướngamp;#39; - 24
Khai Tâm - Hà Mi
Nguồn: [Tên nguồn]