Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh

Ngày 17/02/2015 00:08 AM (GMT+7)

Tối 15-2 (tức 27 tháng chạp âm lịch), những ánh lửa hồng bập bùng trước nhiều ngôi nhà trong các con hẻm ở Sài Gòn. Muội than cùng khói nghi ngút bay lên. Tiếng lửa cháy “tách, tách” hòa cùng tiếng cười nói rộn rã. Nhiều gia đình, hàng xóm quây quần bên nhau để canh lửa nấu bánh chưng, bánh tét đón

Bánh chưng là món bánh truyền thống của người Việt vào dịp Tết. Tuy nhiên do thời tiết ở miền Nam khác biệt, người dân đã “biến tấu” hình dáng bánh trở nên thon dài. Mục đích của việc này là để thuận lợi cho việc bảo quản lâu ngày. Người ta gọi đó là bánh tét. Để nấu chín bánh chưng, bánh tét cần ít nhất là 12 tiếng nấu sôi liên tục.

Dạo hẻm 118 trên đường Phan Huy Ích (P. 15, Q.Tân Bình, TP.HCM), chúng tôi bắt gặp hình ảnh nhiều nhóm người chụm lại bên những chiếc nồi cỡ lớn. Bà con ở đây cho biết năm nào cũng vậy, khoảng 27, 28 tháng chạp thì mọi người lại quây quần cùng nhau gói bánh.

Không khí buổi gói bánh thật náo nhiệt và gần gũi. Tiếng cười nói, gọi nhau í ới vang lên xé tan khoảng cách “đèn nhà ai nấy rạng” thường ngày.

Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 1 

Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 2 

Mỗi năm một lần, những chiếc nồi “ngoại cỡ” được sử dụng để nấu bánh. Một số gia đình vì nấu với số lượng nhiều nên đã “tận dụng” cả thùng phuy. Hình ảnh ấy vừa độc đáo vừa giản dị, gần gũi.

Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 3

Một gia đình sử dụng thùng phuy để nấu nhiều bánh 

Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 4Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 5 

Ông bà đang giải thích cho cháu việc nấu bánh 

Tính cộng đồng của người Việt như được thể hiện hết trong ngày này. Mỗi người mỗi việc, mọi người cùng nhau góp sức để hoàn thành nồi bánh. Vì không gian chật hẹp, nên đa số các gia đình nấu bánh ngay trước cửa nhà. Để đảm bảo an toàn cho người đi đường và trẻ con, người ta đã lấy những tấm tôn chắn ngang bếp lửa. Một số nhà còn dùng những chậu cây cảnh đặt trước bếp để báo hiệu cho các xe.

Bếp lửa hồng và nồi bánh là một điều thú vị với trẻ con. Nhiều bé đã ngồi bên cha mẹ, chăm chú nhìn lửa cháy. Số khác vui đùa, hát vang những bài hát mừng Tết.

Tận dụng bếp lửa, một số người còn mua khoai lang, mực, khoai mì về nướng. Người ta như tìm về những gì thân thương, gắn gó với tuổi thơ và nguồn cội…

Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 6

Tận dụng bếp lửa than, người ta nướng khoai lang 

Bác Nguyễn Nam, chia sẻ: “Tôi là người Bắc vào trong Sài Gòn lập nghiệp cũng đã được gần 50 năm. Tết nào cũng vậy, gia đình tôi luôn quây quần cùng nhau để gói bánh. Con cháu tôi tuy còn nhỏ nhưng cũng được hướng dẫn và tham gia. Tôi muốn chúng nó phải nhớ về nguồn cội và biết yêu những gì thuộc về truyền thống. Năm nay, nhà tôi gói 28 cặp bánh chưng vừa để ăn tết, vừa để biếu họ hàng”.

Người Sài Gòn “gần nhau hơn” trong đêm nấu bánh - 7

3 giờ sáng, hai người đàn ông vẫn đang thức để canh lửa nấu bánh 

Gà gáy báo hiệu trời gần sáng, nhiều người vẫn mải mê bàn luận những câu chuyện cùng hàng xóm bên nồi bánh sôi sùng sục …

Theo Hồng Trâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot