Nhật ký tác nghiệp gần giàn khoan của nữ nhà báo Úc

Ngày 20/06/2014 10:13 AM (GMT+7)

Các cuộc đối đầu giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 vô cùng quyết liệt, cam go dù không cân sức khi 30 tàu Việt Nam phải đối chọi với 119 tàu Trung Quốc, nữ nhà báo Samatha Hawley của đài ABC (Australia) mô tả.

Samatha Hawley, nữ nhà báo của đài ABC (Australia) đã có chuyến đi thực địa 5 ngày tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Trong bài ký sự vừa đăng ngày 19.6 trên đài ABC, nhà báo Samatha đã tái hiện bức tranh sinh động về những vất vả, hiểm nguy mà lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đang phải đối mặt khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại một trong những vùng biển căng thẳng nhất thế giới.

Dưới đây là nhật ký 5 ngày tới Việt Nam tác nghiệp về giàn khoan Hải Dương 981 của nữ nhà báo Australia:

Ngày 1

Khi đến thành phố cảng Đà Nẵng, tôi được một nhân viên của chính phủ Việt Nam tên là Quang niềm nở đón tiếp. Ông Quang là người trực tiếp lo visa cho cánh báo chí quốc tế và giúp đỡ tôi khi tôi đến Việt Nam tác nghiệp.

Tôi là một trong số ít các nhà báo quốc tế được chọn để lên tàu cảnh sát biển Việt Nam 2016 ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Không bao lâu nữa, cánh báo giới quốc tế chúng tôi sẽ được tận mắt nhìn thấy giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ USD mà Trung Quốc hạ đặt trái phép gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua.

Nhật ký tác nghiệp gần giàn khoan của nữ nhà báo Úc - 1

Nữ nhà báoSamantha Hawley (ở giữa) ăn trưa cùng Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng (áo trắng) của tàu Cảnh sát biển 8003. (Ảnh: Pham Duc Hanh, chú thích: Samatha Hawley)

Các bạn Việt Nam thiết đãi chúng tôi một bữa ăn thịnh soạn trước giờ lên tàu. Ông Quang chia sẻ, ở ngoài biển sẽ vô cùng khó khăn. Ông hỏi tôi đã mang đủ thuốc chưa, rằng tôi có biết bơi không...  Trước khi tôi lên tàu, ông ôm tôi chào tạm biệt.

Một nhà báo của tờ Washington Times, người không tham gia chuyến đi này dặn dò tôi: "Sam ạ, đến đó và ghi lại câu chuyện của bạn rồi trở lại an toàn nhé”.

Tôi có đôi chút lo lắng trong chuyến đi này, bởi chúng tôi sẽ đi đến một trong những vùng biển căng thẳng nhất thế giới trong 5 ngày với những phương tiện liên lạc hạn chế. 

Ngày thứ 2

Chúng tôi di chuyển cả đêm. Khi thức dậy giữa cơn mộng mị, tôi đi lên boong tàu. Xung quanh biển cả thật mênh mông. Dường như đích đến của chúng tôi vẫn còn xa lắm.

Người quay phim của tôi không được phép đi cùng trong chuyến này do hạn chế về số lượng người tham gia. Bởi vậy, đây sẽ là thử thách lớn đối với tôi bởi tôi không thể tự quay phim, chụp ảnh khi không thể cầm vững được máy camera trên một con tàu lắc lư như thế này. Vừa giữ máy quay, vừa giữ cho mình không say sóng quả là chuyện không đơn giản. Việc say sóng là chuyện bình thường ngay cả đối với một số thủy thủ đoàn và tôi phải cố hết sức để vượt qua điều này...

Khi chúng tôi đang ngồi trong khoang tàu thì một tàu chiến của Trung Quốc đi ngang qua. Các thủy thủ Việt Nam hết sức cảnh giác, còn chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng ghi hình và tác nghiệp. Nhưng con tàu Trung Quốc bỏ đi, không có sự cố nào xảy ra.

Nhật ký tác nghiệp gần giàn khoan của nữ nhà báo Úc - 2

Hoạt động trên tàu Cảnh sát biển 8003 đang được các nhà báo quốc tế ghi hình.(Ảnh:  Pham Duc Hanh, chú thích Samatha Hawley)

Theo các thủy thủ Việt Nam, chúng tôi sẽ sớm được chuyển sang một tàu lớn hơn của Cảnh sát biển Việt Nam - con tàu 8003. Khi còn cách khu vực giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 20km, chiếc tàu lớn mà chúng tôi sắp được chuyển sang đang đến gần hơn thì thời tiết bỗng thay đổi. Biển động và chúng tôi không sao di chuyển sang chiếc tàu lớn hơn được. Sóng biển "gào thét"  dữ dội buộc chúng tôi phải ở lại chiếc tàu bé thêm một đêm nữa.

Ngày thứ 3

Đêm đó, biển động dữ dội. Con tàu Cảnh sát biển 250 tấn 2016 lắc lư khiến chúng tôi như những quả bóng bị ném trong khoang tàu. Sáng sớm, các thủy thủ đoàn đã có một cuộc thảo luận xem có đủ an toàn để chuyển các nhà báo sang tàu lớn 8003 hay không? 

Một giờ trôi qua, biển bỗng dưng dịu lại và ngay lập tức các thủy thủ đoàn quyết định chuyển chúng tôi sang tàu 8003. Tuy nhiên, việc chuyển từ một con tàu này sang một con tàu khác lại không hề đơn giản. Chúng tôi ngồi trong một chiếc xuồng cao su để tiếp cận tàu 8003. Con tàu này nặng tới 1.600 tấn, lớn hơn và tiện nghi hơn tàu 2016.

Nhật ký tác nghiệp gần giàn khoan của nữ nhà báo Úc - 3

Các nhà báo ngồi xuồng cao su để chuyển lên tàu 8003 (Ảnh: Pham Duc Hanh, chú thích: Samatha Hawley)

Lên tàu 8003 không bao lâu, chúng tôi được chứng kiến tận mắt giàn khoan Hải Dương 981. Mặc dù giàn khoan đã hiện hữu ngay tầm mắt chúng tôi nhưng nó vẫn còn cách chúng tôi chừng 10 hải lý. Đột nhiên, một loạt tàu Hải giám Trung Quốc xuất hiện bao vây tàu 8003.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng của tàu Cảnh sát biển 8003 cho biết, lúc đó có khoảng 17 tàu Trung Quốc bao vây quanh tàu của Việt Nam. Trên tàu 8003, một chiếc loa lớn liên tục phát yêu cầu các tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cảnh báo Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam.

Nhưng sau đó tàu 8003 buộc phải rời khu vực bởi bị quá nhiều tàu Trung Quốcbao vây. Ngay cả khi tàu Việt Nam đã rời đi, các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục bám đuổi phía sau.

Thuyền trưởng Hùng nói với chúng tôi rằng, ông sẽ quay trở lại khu vực này vào sáng mai. Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, ông và các đồng đội đều đặn 2 lần một ngày tới khu vực này để yêu cầu Trung Quốc rút tàu và giàn khoan Hải Dương 981 trái phép khỏi vùng biển của Việt Nam.

Ngày thứ 4

Sáng sớm, các thủy thủ đoàn trên tàu Cảnh sát biển 8003 thực hiện nghi lễ chào cờ buổi sáng thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quả cảm. Theo đúng lộ trình, không lâu sau, chúng tôi lại được quay lại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Một lần nữa, khi còn cách giàn khoan chừng 8 hải lý, một đội tàu Hải giám của Trung Quốc lại xuất hiện bao vây xung quanh tàu Việt Nam.

Nhật ký tác nghiệp gần giàn khoan của nữ nhà báo Úc - 4

Chào cờ buổi sáng trên tàu Cảnh sát biển 8003 (Ảnh: Pham Duc Hanh, chú thích: Samatha Hawley)

Kịch bản căng thẳng tái diễn khi tàu Việt Nam tiếp tục phát thông điệp yêu cầu Trung Quốc rút tàu và giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển của Việt Nam thì bị các tàu Trung Quốc rượt đuổi. 10 tàu Trung Quốc vây quanh và buộc tàu Việt Nam phải bẻ lái sang một hướng khác.

Rõ ràng đây là một cuộc đối đầu không cân sức khi có tới 119 tàu Trung Quốc dàn thành hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trong khi phía Việt Nam chỉ có 30 tàu.

Ngày thứ 5

Đây là ngày cuối cùng chúng tôi được lênh đênh trên biển trước khi quay trở lại Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ được chuyển sang một tàu nhỏ hơn vì tàu 8003 không quay lại đất liền. Nhiệm vụ của tàu này trên Biển Đông vẫn tiếp diễn.

Vào buổi sáng, chuyến thực địa cuối cùng tới khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của chúng tôi bắt đầu. Nhưng hôm nay chúng tôi không thể tiếp cận gần giàn khoan Hải Dương 981 bởi bị tàu Trung Quốc bao vây rất chặt. Các tàu Trung Quốc xếp thành một vòng bán nguyệt xung quanh các tàu Việt Nam.

Nhật ký tác nghiệp gần giàn khoan của nữ nhà báo Úc - 5

Một tàu Trung Quốc (phải) rượt đuổi một tàu kiểm ngư Việt Nam ở khu vực gần giàn khoan Hải. Dương 981. (Ảnh: Samatha Hawley)

Ngay khi tàu Cảnh sát biển 8003 tiến lên, 10 tàu của Trung Quốc lập tức khép chặt vòng vây. Không nao núng, tàu 8003 mở loa phát thông điệp yêu cầu rút lui tới các tàu Trung Quốc. Trong khi đó, một tàu khác nhỏ hơn của kiểm ngư Việt Nam di chuyển phía sau.

Khi chúng tôi chụp ảnh, quay phim, tác nghiệp thì một tàu Trung Quốc áp sát gần đến mức có thể đâm vào một tàu Việt Nam. Nhưng cuối cùng, nó đột nhiên dừng lại một vài phút rồi bỏ đi...

Theo Bình An (Dân Việt/ABC)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot