Sử gia Tư Mã Thiên bị cung hình, việc làm của vợ khiến người đời rơi lệ

Ngày 03/08/2021 13:30 PM (GMT+7)

Khi đó, những người xung quanh Liễu Thiến Nương cho rằng bà nên vì hạnh phúc của mình mà rời bỏ Tư Mã Thiên.

Tư Mã Thiên sinh vào năm 145 TCN hoặc 135 TCN, là một học giả trứ danh thời Tây Hán, ông tổ nghề chép sử của Trung Hoa. Ông đã để lại cho hậu thế trước tác lịch sử đồ sộ “Sử ký”, ghi chép về lịch sử Trung Quốc trong khoảng 3.000 năm từ thời thượng cổ đến sau khi Hán Vũ Đế lên ngôi. Tư Mã Thiên đã hoàn thành công trình vĩ đại này trong suốt 14 năm.

Người đời ngưỡng mộ Tư Mã Thiên không chỉ bởi công trình “Sử ký” nổi tiếng mà còn bởi, để hoàn thành bộ sử này, ông đã phải chịu đựng một trong những hình thức tra tấn dã man nhất lúc bấy giờ là “cung hình” (thiến).

Tư Mã Thiên sinh ra trong một gia đình khá giả ở Long Môn, Hoàng Hà. Cha của ông là Tư Mã Đàm. Vào năm đầu Hán Vũ Đế lên ngôi, Tư Mã Đàm được điều về Trường An đảm nhiệm chức Thái sử lệnh. Một vị trí chính thức như vậy yêu cầu người làm phải có kiến thức uyên bác, văn phong nổi bật.

Dưới sự dạy dỗ của cha, ngay khi còn nhỏ, Tư Mã Thiên đã bắt đầu tìm hiểu kinh điển Nho gia. Năm 10 tuổi, ông đã đọc hiểu được “Thượng thư”, “Tả truyện”, “Quốc ngữ”.

Trong quá trình miệt mài đọc sách, ông dần hình thành chính kiến đối với các vấn đề lịch sử.

Đến khi trưởng thành, Tư Mã Thiên đã theo sự lựa chọn sắp xếp của cha, “rời xa quê hương, ngao du bốn phương” để thu thập những câu chuyện lịch sử.

Cổ nhân có câu: “đọc vạn quyển sách, không bằng chu du vạn dặm”. Trong quá trình đi để viết, Tư Mã Thiên khám phá thêm văn hóa vùng miền nhiều nơi, đã thăm chiến trường nơi Hán Sở tranh hùng, đã đến sông Mịch La nơi Khuất Nguyên trầm mình, đã nghe những câu chuyện do người dân địa phương kể lại, nên hiểu biết thêm rất nhiều.

Sau khi trở về Trường An, Tư Mã Thiên được phong chức Lang trung với công việc chủ yếu là thu thập sử liệu, chuẩn bị cho ra đời của cuốn “Sử ký” sau này. Đây cũng là kỳ vọng mà người cha Tư Mã Đàm đặt vào Tư Mã Thiên.

Với tình yêu chung thủy của mình, Liễu Thiến Nương lựa chọn tiếp tục gắn bó và ủng hộ sự nghiệp của chồng, không rời bỏ ông (ảnh minh họa)

Với tình yêu chung thủy của mình, Liễu Thiến Nương lựa chọn tiếp tục gắn bó và ủng hộ sự nghiệp của chồng, không rời bỏ ông (ảnh minh họa)

Trên đường đi, Tư Mã Thiên gặp danh tướng Tây Hán Lý Lăng. Hai người tâm đầu ý hợp. Lý Lăng còn mai mối se duyên cho Tư Mã Thiên với cô gái tên là Liễu Thiến Nương. Cô cũng là người rất quan tâm đến văn học, thi ca nên nhanh chóng kết duyên với Tư Mã Thiên thành đôi vợ chồng.

Về sau, trong quá trình cùng Tư Mã Thiên đi khắp bốn phương, Liễu Thiến Nương đã sinh hai người con.

Vào năm Hán Vũ Đế thứ hai tức năm 99 TCN, Tư Mã Thiên bị vướng vào vụ án Lý Lăng.

Khi đó, Lý Lăng bị bắt trong cuộc chiến tranh với Hung Nô (bộ lạc du mục hùng mạnh ở bắc Trung Quốc thời Tần, Hán). Có tin đồn rằng Lý Lăng đã đầu hàng thiền vu Hung Nô (thiền vu là tước hiệu lãnh đạo tối cao của Hung Nô).

Hán Vũ Đế vô cùng tức giận, ra lệnh tru di tam tộc Lý Lăng. Lúc này, Tư Mã Thiên - một người bạn tốt của Lý Lăng đã đứng ra bảo vệ Lý Lăng. Ông tin rằng Lý Lăng không hề tham sống sợ chết. Vì thẳng thắn khuyên can mà Tư Mã Thiên bị Hán Vũ Đế hạ lệnh tống vào ngục.

Vào thời Tây Hán, người bị hình phạt tử hình có thể dùng tiền chuộc hoặc chịu “cung hình” (thiến) thay cho tử hình.

Nhưng khi đó, người thân bạn bè không ai có đủ tiền để có thể giúp ông chuộc tội. Không còn cách nào khác, để hoàn thành “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã lựa chọn “cung hình” thay cho tử hình.

Để hoàn thành “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã lựa chọn “cung hình” thay cho tử hình (ảnh minh họa)

Để hoàn thành “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã lựa chọn “cung hình” thay cho tử hình (ảnh minh họa)

Sau khi chịu hình phạt, Tư Mã Thiên vẫn nhẫn nhục chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần để tiếp tục viết sử.

Chính sử thường rất ít khi đề cập đến chuyện gia đình của các quan. Nhưng trong “Báo Nhậm An thư” (thư gửi Nhậm An) do Tư Mã Thiên viết sau khi bị cung hình, có câu: Không may bất hạnh, sớm mất song thân, không có anh em, một mình cô độc, không chăm sóc vợ con. Câu này cho thấy Liễu Thiến Nương không tái giá và hai người họ vẫn là vợ chồng.

Khi đó, những người xung quanh Liễu Thiến Nương cho rằng bà nên vì hạnh phúc của mình mà rời bỏ Tư Mã Thiên. Nhưng với tình yêu chung thủy của mình, bà lựa chọn tiếp tục gắn bó và ủng hộ sự nghiệp của chồng, không rời bỏ ông. Trái lại ân tình giữa hai người còn thắm thiết hơn.

Sau khi Tư Mã Thiên qua đời (không rõ năm), Liễu Thiến Nương đã thay ông đảm nhiệm việc giữ gìn bản thảo “Sử ký”. Tác phẩm này về sau được Liễu Thiến Nương giao lại cho người cháu để dâng cho Hán Tuyên Đế xem. Được sự chấp thuận của hoàng đế, tuyệt tác lịch sử này cuối cùng đã được công khai lưu truyền.

Kết cục bi thảm của vị hoàng đế thiếu bản lĩnh, chỉ biết đứng yên nhìn vợ đẹp nhiều lần bị cưỡng đoạt
Dù rất tức giận vì những gì xảy ra với vợ mình nhưng vị hoàng đế này chẳng làm được gì và chỉ biết ngậm ngủi chấp nhận sự tủi nhục này.

Thâm cung bí sử

Theo Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử