Tin tức 24h: Hành trình tìm bố mẹ đẻ của cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh HN

Ngày 25/10/2017 18:58 PM (GMT+7)

Bà Hoa sinh chị Hiền lúc 4h20 (12/12/1987), có một người phụ nữ khác sinh vào khoảng 4h35, hai đứa trẻ cùng là con gái và cùng có cân nặng là 3kg. Sinh xong, người mẹ bị cách ly con và có thể thời gian này, sự nhầm lẫn đã xảy ra.

Mong từng ngày được gặp ba mẹ ruột

Đó là câu chuyện buồn của chị Lê Thanh Hiền (30 tuổi, Triều Khúc, Hà Nội).

Chị Hiền sinh ngày 12/12/1987 tại nhà hộ sinh Đống Đa (phố Khâm Thiên, Hà Nội). Tuy nhiên sau 8 tiếng chào đời bị cách ly mẹ, khi trở về với gia đình, chị Hiền đã bị trao nhầm cho nhà khác.

Càng lớn chị Hiền càng có nhiều nét khác biệt so với người trong nhà. Khi mà bố mẹ chị đều có nước da ngăm đen, người nhỏ nhắn còn chị Hiền lại có nước da trắng, người dong dỏng cao. 

Chị kể: “Cách đây 4 năm (2013) nghi ngờ trong tôi càng lớn khi tôi biết về nhóm máu của mình và bố mẹ. Bố mẹ tôi nhóm máu O nhưng tôi nhóm máu B. Các bác sỹ đều khẳng định nếu có quan hệ huyết thống thì điều này không thể xảy ra. Tôi quyết định âm thầm lấy mẫu tóc của mẹ mang đến Trung tâm Giám định sinh học pháp lý (Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an) để làm xét nghiệm ADN.

Tin tức 24h: Hành trình tìm bố mẹ đẻ của cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh HN - 1

Và kết quả cho thấy tôi không cùng huyết thống với bố mẹ. Tôi choáng váng đến mức không thể đứng vững, tôi khóc, nấc nghẹn từng tiếng, không thể tin đó là sự thật".

Theo lời bà Phan Thị Tuyết Hoa (người mẹ đã nuôi chị Hiền), vào thời điểm đó, theo quy định những đứa trẻ khi sinh ra được y tá bế đi cách ly với mẹ tại một căn phòng riêng trong vòng 8 tiếng. Sau đó, chồng bà là người đón tay con từ y tá rồi trao lại cho mẹ mà không hề hay biết rằng đã có sự nhầm lẫn giữa hai đứa trẻ của hai gia đình.

>> XEM THÊM: Cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh Hà Nội 30 năm trước mong ngày gặp ba mẹ ruột

Sắp diễn ra phiên tòa xét xử công khai vụ bé Nhật Linh

Liên quan đến vụ việc bé gái người Việt bị sát hại tại Nhật, thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư bào chữa cho bị cáo đã trao đổi chứng cứ, quan điểm và quyết định phiên tòa xét xử công khai sẽ diễn ra vào ngày 28/11.

Tin tức 24h: Hành trình tìm bố mẹ đẻ của cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh HN - 2

Bé Lê Thị Nhật Linh đang học lớp 3 ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba (Nhật Bản) bị sát hại khi đang đi bộ đến trường vào sáng 24/3. Hai ngày sau, thi thể của bé được tìm thấy gần một rãnh thoát nước ở thành phố Abiko cũng thuộc tỉnh Chiba, cách nhà 10km.

Vào tháng 4, cảnh sát bắt giữ Yasumasa Shibuya, 46 tuổi. Shibuya bị truy tố dựa trên bằng chứng mẫu ADN tìm thấy trên thi thể nạn nhân. Những sợi tóc tìm thấy trong xe Shibuya cũng khớp với bé Linh.

Theo cáo trạng, Shibuya đã bắt cóc bé Linh bằng xe hơi, tấn công tình dục bé trước khi xiết cổ và bỏ thi thể gần rãnh nước.

>> XEM THÊM: Tin mới vụ bé Nhật Linh bị sát hại ở Nhật: Sắp diễn ra phiên tòa xét xử công khai

Nam sinh nhặt 2.000 thai nhi bị vứt bỏ

Dáng người nhỏ bé, giọng nói nhỏ nhẹ, đeo cặp kính cận nhìn thư sinh, không ai nghĩ chàng sinh viên N.T.Đ (19 tuổi, trưởng nhóm tình nguyện nhặt bào thai) lại làm một công việc không ai ngờ - tìm kiếm những bào thai bị vứt bỏ ở trước cửa các phòng khám mang về khâm liệm, chôn cất.

Tin tức 24h: Hành trình tìm bố mẹ đẻ của cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh HN - 3

Kể về quá trình đi tìm những hài nhi xấu số, Đ. cho biết, nhóm của em đã làm công việc này được gần 1 năm nay. "Công việc bắt đầu từ dưới quê em ở Nam Định. Ngày đó, chứng kiến một hài nhi bị nạo hút rồi vứt vào nhà vệ sinh như một loại rác thải, cũng là lần đầu tiên em cầm trên tay một hài nhi, cảm giác run sợ nhưng niềm thương cảm lấn át tất cả.

Em tự hỏi, tại sao các em không được sống, không được làm một kiếp người trọn vẹn như bao đứa trẻ khác. Nếu các em không được hít thở không khí của cuộc sống ngày nào thì chí ít các em cũng cần có một nơi an nghỉ đàng hoàng. Ngày hôm sau, em cùng một vài bác lớn tuổi trong xóm quyết định xin đưa thai nhi về nhà chôn cất”, Đ. kể lại.

>> XEM THÊM: Nam sinh 19 tuổi và câu chuyện nhặt 2.000 thai nhi bị vứt bỏ

Cảnh báo những cái chết do đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ (hay còn gọi là Tai biến mạch máu não) là căn bệnh rất phổ biển và nguy hiểm trong xã hội hiện đại.

Theo thông kê của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Riêng Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18%; nữ giới là 23%.

Tin tức 24h: Hành trình tìm bố mẹ đẻ của cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh HN - 4

Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng – trưởng Đơn vị đột quỵ, Phó Trưởng khoa Thần Kinh, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM, mỗi tháng BV tiếp nhận khoảng 100-120 ca bệnh đột quỵ. Trong đó, chỉ có 8% người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” để được áp dụng các biện pháp điều trị thông mạch máu. Con số này ở nhiều bệnh viện khác trong cả nước còn thấp hơn, chỉ từ 1 đến 3%.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. “Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao nhưng hiện nay tỉ lệ người dưới 45  tuổi  mắc chiếm khoảng 30%.

Một người trẻ tuổi đang có vẻ rất khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào, mà không có những dấu hiệu báo trước”, BS. Nguyễn Bá Thắng nói.

>> XEM THÊM: Cảnh báo những cái chết do đột quỵ ở người trẻ

Tào Nga (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h