Vị công chúa duy nhất trong lịch sử Trung Quốc mưu đồ tạo phản, giành quyền lực với vua cha

Ngày 02/02/2021 15:30 PM (GMT+7)

Là một mỹ nhân được ca ngợi đẹp như tiên giáng trần, tuy nhiên, thói sống vô độ của An Lạc công chúa đã đẩy cô tới "bạc mệnh".

Vị công chúa duy nhất trong lịch sử Trung Quốc mưu đồ tạo phản, giành quyền lực với vua cha - 1

Công chúa xinh đẹp nhất thời Đường. Ảnh minh họa

Nhắc tới những công chúa tuyệt sắc giai nhân đời Đường không thể bỏ qua An Lạc công chúa - một mỹ nhân được ca ngợi với vẻ đẹp tựa như tiên giáng trần.

Công chúa An Lạc là con gái của vua Đường Trung Tông Lý Hiển và Đệ nhất mỹ nhân Đại Đường Vĩ thị. An Lạc được sinh ra trên đường đi lưu đày ra biên ải do phụ thân bị phế truất.

Do tình thế cấp bách nên khi sinh ra An Lạc, Lý Hiển phải cởi áo mình thay cho tã nên Lý Hiển đã đặt tên con là Khỏa Nhi để ghi nhớ rằng Khỏa Nhi có cuộc đời cơ cực hơn bất cứ công chúa, hoàng tử nào khác của đại Đường.

Về sau Lý Hiển phục vị, Khỏa Nhi được vua cha ban phong An Lạc công chúa. Từ nhỏ, Lý Khỏa Nhi đã vô cùng xinh đẹp và thông minh, cô rất được lòng thân phụ mẫu. Khi lớn lên, Lý Khỏa Nhi lại càng thêm quyến rũ, nét đẹp của nàng làm lay động lòng người nên cô càng được mẹ cha sủng ái.

Khỏa Nhi muốn gì vua cha cũng chiều thế nhưng đây chính là mầm họa cho một con người tham lam, độc ác, ngang ngạnh và bất chấp thủ đoạn.

An Lạc có lối sống vô cùng xa hoa, không ngừng cho xây dựng, mở rộng phủ đệ, đòi hỏi nô bộc vô số. Thậm chí phủ đệ của An Lạc còn cầu kỳ tinh xảo hơn tẩm điện của hoàng hậu đương triều.

Sau khi kết hôn, nàng công chúa này tự ý chiếm đất xây hồ phong thủy đặt là Định Côn, ngang nhiên hống hách chống đối lại ý chỉ của hoàng thượng.

Vị công chúa duy nhất trong lịch sử Trung Quốc mưu đồ tạo phản, giành quyền lực với vua cha - 2

Công chúa An Lạc xinh đẹp tuyệt trần. Ảnh minh họa 

Đời sống cá nhân của An Lạc công chúa cũng không mấy tốt đẹp. Trong một lần cùng Võ Sùng Huấn ân ái, An Lạc công chúa đã mang thai ngoài ý muốn. 

Cũng vì thế mà nàng đã phải kết hôn chóng vánh với Võ Sùng Huấn. Sau hôn lễ 6 tháng, An Lạc công chúa đã hạ sinh một quý tử kháu khỉnh.

Những tưởng sau khi sinh con, An Lạc công chúa sẽ an phận. Thế nhưng, vị công chúa này lại đi ngược lại tất cả luân thường đạo lý, lén lút qua lại và thân mật với anh họ của chồng là Võ Diên Tú. 

Khi Võ Sùng Huấn - chồng An Lạc công chúa mất trong biến loạn, An Lạc đã lập tức tái giá với Võ Diên Tú và sinh thêm được một cậu con trai.

Theo ghi chép của các tại liệu lịch sử, Công chúa An Lạc từng đòi hỏi vua cha ban cho địa vị Hoàng thái nữ với mong muốn được trở thành người thừa kế ngai vàng nhưng không thành.

Kế hoạch lợi dụng thái tử để đoạt vị bị phát hiện, Vĩ Hoàng hậu và An Lạc công chúa cùng bày mưu, dùng bánh tẩm độc để hạ độc Đường Trung Tông Lý Hiển khiến ông đột ngột băng hà.

Sau khi Đường Trung Tông chết, An Lạc công chúa cùng Vi hoàng hậu liên hợp phát động chính biến, ý đồ muốn lập Vi hoàng hậu là nữ hoàng đế, An Lạc công chúa làm Hoàng thái nữ.

Đáng tiếc, tài năng có hạn tự tin lại có thừa, mẹ con An Lạc công chúa cuối cùng bị Lâm Tri vương Lý Long Cơ phối hợp cùng Thái Bình công chúa khởi binh đuổi giết. Kết cục, An Lạc công chúa bị truy binh đuổi tới, chém rơi đầu. Sau khi chết còn bị biếm làm "tà đạo thứ nhân", hủy bỏ thân phận hoàng thất.

Công chúa An Lạc bị giết gần nửa năm, thi thể mới được an táng và bị người đời chỉ trích là "Nghịch tử".

Vị thái hậu duy nhất nào trong lịch sử Trung Quốc khiến hoàng đế quyết làm trái quy tắc để xây lăng tẩm?
Vào thời nhà Thanh tại Trung Quốc, Hiếu Trang thái hoàng thái hậu là người duy nhất khiến vua Ung Chính xây lăng tẩm trái quy định.

Thâm cung bí sử

Theo Mộc Miên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử