Vì sao mụn trứng cá nội tiết khó điều trị?

Ngày 20/12/2016 15:59 PM (GMT+7)

Những đốm mụn đáng ghét gây sưng đau và làm mất tự tin trong giao tiếp.

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, cả trong giai đoạn dậy thì và ở tuổi đã trưởng thành. Những đốm mụn đáng ghét gây sưng đau và làm mất tự tin trong giao tiếp. Nếu để tình trạng kéo dài, mụn trứng cá có thể để lại những “di tích” khó phai mờ như vết thâm, sẹo, rỗ… ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Mụn trứng cá chiếm 8% ở phụ nữ trưởng thành thường khó điều trị.

Căn nguyên của mụn trứng cá là do tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều trong các đơn vị nang lông. Bã nhờn dư thừa kích thích quá trình sừng hóa cổ nang lông, gây nên sự tích tụ bã nhờn và tạo mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn Propionibacterium tăng sinh.

Sự tăng sinh các vi khuẩn này sẽ khiến da bạn bị viêm, mẩn đỏ, sưng và nổi mụn. Một số nguyên nhân thường được đề cập trong các báo cáo gây nên tình trạng tăng tuyến bã nhờn là tăng nhạy cảm với androgen (một loại nội tiết tố sẵn có trong cơ thể), sử dụng thuốc, mỹ phẩm và tình trạng stress kéo dài,…

Tuy nhiên đâu là nguyên nhân chính?

Vì sao mụn trứng cá nội tiết khó điều trị? - 1

Da mịn màng không mụn luôn khiến phụ nữ mơ ước và khao khát (ảnh minh họa)

Mỹ phẩm và mụn trứng cá

Mỹ phẩm là nguyên nhân hay là yếu tố góp phần gây tình trạng mụn vẫn còn được tranh cãi. Theo các nghiên cứu cho thấy hầu hết tình trạng phát mụn trứng cá ở người trưởng thành là không có sự tương quan giữa thời gian sử dụng mỹ phẩm, giữa độ nặng của mụn và việc ngưng sử dụng các mỹ phẩm đơn thuần không giúp cải thiện tình trạng mụn.

Mỹ phẩm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây mụn trứng cá tuổi trưởng thành nhưng là yếu tố thúc đẩy nặng thêm tình trạng của bệnh nếu không sử dụng đúng cách.

Chế độ ăn uống và mụn trứng cá

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có mối tương quan giữa chế độ ăn có hàm lượng đường thấp và mụn trứng cá. Những người có chế ăn ít đường hơn có thể giảm được 54% số lượng mụn. Bên cạnh đó, cũng có sự giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, chỉ số khối của cơ thể  BMI, số đo vòng eo và một số thông số sinh học khác ở nhóm sử dụng chế độ ăn đường thấp.

Kết quả này cho thấy tuân thủ chế độ ăn ít đường có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá ở mặt khi dùng kèm với sản phẩm rửa mặt không chứa chất sinh nhân mụn.

Nội tiết tố trong mụn trứng cá

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng androgen đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành mụn ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. Androgen thông qua tác động tại thụ thể trên tế bào nang lông tuyến bã, sẽ làm tăng tiết bã nhờn và tăng sừng hóa cổ nang lông, hình thành nên nhân trứng cá. Nhân trứng cá là môi trường thuận lợi để vi khuẩn P. acnes phát triển dẫn đến tình trạng mụn có viêm là mụn mủ và mụn bọc.

Theo TS. BS. Lê Thái Vân Thanh, giảng viên bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, để giải quyết được tình trạng tăng tiết bã nhờn do nội tiết tố, cần sử dụng các thuốc có tính chất kháng androgen để giải quyết được căn nguyên của mụn. Nhóm thuốc kháng androgen thường được sử dụng là nhóm thuốc nội tiết kết hợp bao gồm hai thành phần là estrogen và progestin.

Do có sự kết hợp giữa hai thành phần này, nhóm thuốc viên nội tiết kết hợp có tác dụng tránh thai kèm theo do đó chỉ sử dụng cho phụ nữ có nhu cầu tránh thai. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

Bài viết thuộc Chương trình

TRỊ MỤN CÙNG CHUYÊN GIA

Do BV Da Liễu Tp. HCM & Công ty Bayer VN phối hợp thực hiện

Hãy truy cập “tutintoasang.com”để tìm hiểu thông tin về mụn trứng cá

Thanh Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mụn nội tiết