Tá hỏa thấy vợ xịt giấm lên chăn gối, hỏi ra mới hay là tuyệt chiêu hiếm người biết đến

Jieun - Ngày 17/09/2022 10:13 AM (GMT+7)

Chăn và gối là những vật dụng được sử dụng hằng ngày nên rất dễ bám bẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt trong gia đình. Chỉ với một chai giấm, bạn có thể loại bỏ vấn đề trên một cách dễ dàng.

I. Cách xử lý chăn gối hôi mốc với giấm

Tá hỏa thấy vợ xịt giấm lên chăn gối, hỏi ra mới hay là tuyệt chiêu hiếm người biết đến - 1

Giấm trắng là một nguyên liệu có tác dụng sát khuẩn, khử mùi vô cùng hiệu quả với cách sử dụng rất đơn giản.

- Bước 1: Chuẩn bị giấm với một ít nước và giấy hút ẩm.

- Bước 2: Trước hết, pha giấm và nước theo tỷ lệ 1:2.

- Bước 3: Xịt dung dịch lên trên nền vải cần làm sạch và khử mùi.

- Bước 4: Sau đó, chỉ cần dùng giấy hút ẩm thấm bớt lượng nước thừa và bật quạt cho nền vải khô ráo hoàn toàn. Vết bẩn và mùi hôi mốc sẽ hoàn toàn biến mất.

II. Nguyên nhân khiến chăn gối có hiện tượng hôi mốc

1. Vi khuẩn, nấm mốc gây mùi

Ngày nay, chăn gối được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng người ta thường ưa chuộng chất liệu mềm mại, thấm hút. Đồng nghĩa với nó, chăn đệm rất dễ bám mồ hôi và chất bẩn từ môi trường xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, gây ra mùi hôi mốc khó chịu. Chúng khiến bạn cảm thấy bất tiện, đôi khi ngứa ngáy và sinh ra vấn đề tiêu cực tới sức khỏe.

2. Bụi bẩn

Không khí xung quanh chúng ta luôn tồn tại những hạt bụi nhỏ li ti mà mắt thường khó có thể quan sát được. Bụi bám vào từng ngóc ngách trong căn nhà, đặc biệt là trên chất liệu chăn gối, gây kích ứng mũi mỗi khi hít phải, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí là hệ hô hấp của bạn.

Tá hỏa thấy vợ xịt giấm lên chăn gối, hỏi ra mới hay là tuyệt chiêu hiếm người biết đến - 2

3. Thực phẩm vương vãi

Nhiều người thường có thói quen ăn uống ngay tại giường, làm rớt thức ăn, đổ các loại sốt hoặc bay những mảnh vụn nhỏ xuống chăn gối. Phần đồ ăn còn sót lại lâu ngày sẽ bị phân hủy, sinh ra mùi hôi khó chịu. Không chỉ thế, mùi này còn thu hút côn trùng và các vi sinh vật có hại gây ra bất tiện trong sinh hoạt và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

4. Nước tiểu

Những gia đình có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng sẽ không tránh khỏi tình trạng dính nước tiểu lên chăn đệm. Mùi này rất đậm đặc, gây khó chịu, đau đầu, nhất là vào những ngày nắng nóng. Không chỉ gây mùi, nước tiểu còn gây ra nấm mốc trên chăn đệm.

Tá hỏa thấy vợ xịt giấm lên chăn gối, hỏi ra mới hay là tuyệt chiêu hiếm người biết đến - 3

5. Thời tiết nóng, độ ẩm cao

Độ ẩm cao là điều kiện thuận vô cùng thuận lợi cho nấm mốc phát triển, chúng không chỉ đe dọa đến vấn đề sức khỏe của con người mà còn gây ra mùi hôi khó chịu trên chăn đệm nhà bạn.

6. Bảo quản không đúng cách

Chăn gối không sử dụng nếu bảo quản sai cách sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Nếu đựng chăn gối trong túi kín sẽ ngăn chặn được bụi bẩn nhưng lại làm tăng độ ẩm khiến vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi gây bốc mùi và chuyển màu chăn đệm.

III. Những cách khử mùi chăn gối hiệu quả

1. Cồn

Cồn là chất tẩy rửa, khử mùi vô cùng hữu hiệu tương tự như giấm. Bạn cần chuẩn bị cồn với khăn, một ít nước, phấn rôm và dầu thơm. Sau đó, tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Thấm một ít nước lên bề mặt chăn gối cần vệ sinh, khử mùi để làm mềm các chất bẩn thấm trên nền vải.

- Bước 2: Dùng khăn lau khô thật kỹ để hút triệt để lượng nước thừa.

- Bước 3: Làm khô chăn đệm bằng quạt, sau đó xịt một ít cồn lên trên.

- Bước 4: Phơi khô chăn ga đệm. Sau đó, thoa một ít phấn rôm hoặc xịt một ít dầu thơm để tạo mùi hương dễ chịu.

2. Baking soda

Tá hỏa thấy vợ xịt giấm lên chăn gối, hỏi ra mới hay là tuyệt chiêu hiếm người biết đến - 4

Baking soda là nguyên liệu được ưa chuộng để dọn dẹp các vật dụng trong nhà. Đó là hỗn hợp của muối natri bicarbonat và phụ gia có tác dụng hút ẩm, khử mùi chẳng khác gì những sản phẩm chuyên dụng. Các bước thực hiện khử mùi bằng baking soda như sau:

- Bước 1: Xịt nước lên trên nền vải nơi có mùi hôi hoặc vết bẩn.

- Bước 2: Rắc một ít bột baking soda lên trên để muối phản ứng với nước cho tác động diệt khuẩn, khử mùi, hút ẩm trên chăn đệm trong vòng 15 phút.

- Bước 3: Sau đó dùng cọ hoặc khăn lau sạch lượng bột thừa ở trên.

- Bước 4: Pha giấm với nước và xịt lên lần nữa để đảm bảo khử mùi hôi hoàn toàn.

- Bước 5: Phơi khô chăn đệm, gối dưới ánh nắng hoặc nơi có gió cho khô ráo.

3. Bột bắp

Ngoài giấm, bột bắp cũng là bí quyết được các bà nội trợ tận dụng để xử lý mùi hôi mốc một cách hiệu quả. Trước tiên, bạn cần pha bột bắp với nước sao cho tạo thành hỗn hợp sệt rồi quét lên trên nền vải nơi có mùi hôi hoặc vết bẩn cần xử lý. Đợi cho chăn đệm khô thì dùng máy hút bụi hoặc cọ quét sạch bột thừa trên bề mặt. Mùi hôi và vết ố vàng trên chăn đệm biến mất nhanh chóng ngay sau đó.

4. Phơi chăn gối ra nắng

Trong trường hợp chăn gối xuất hiện mùi hôi mốc do lâu không sử dụng, bạn chỉ cần phơi dưới ánh nắng để khử ẩm cho nền vải, khiến vi khuẩn và nấm mốc không còn cơ hội để xâm nhập. Ngoài ra, hương nắng mai cũng sinh ra mùi thơm khiến bạn cảm thấy sảng khoái và dễ chịu hơn.

5. Điều hòa

Hệ thống điều hòa không chỉ có tác dụng làm mát mà còn có khả năng kiểm soát lượng ẩm trong phòng bằng chế độ Dry. Khi độ ẩm được duy trì ở mức ổn định, nấm mốc sẽ không còn cơ hội phát triển giúp khử mùi và ngăn chặn triệt để mùi mốc quay trở lại.

Tá hỏa thấy vợ xịt giấm lên chăn gối, hỏi ra mới hay là tuyệt chiêu hiếm người biết đến - 5

IV. Lưu ý cách sử dụng chăn gối tránh mùi hôi mốc khó chịu

- Khi thời tiết có độ ẩm cao, không nên giặt hay phơi khô chăn gối ngoài trời vì dễ bị nhiễm nấm mốc, thay vào đó nên dùng quạt, điều hòa hoặc máy sấy ở chế độ sấy lạnh để làm khô nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Không nên sử dụng bàn ủi, máy sấy nóng, lò sưởi… để tác động nhiệt trực tiếp lên chăn gối vì có thể gây bạc màu vải, nhăn nhúm hoặc cháy khét.

- Khử mùi bằng các chất tạo mùi quá mạnh sẽ gây ra độc tố làm cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

- Sử dụng chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến cho chất liệu vải bị hư hỏng hoặc biến dạng, đồng thời cũng lưu lại mùi tẩy khó chịu cho căn phòng của bạn.

- Không nên lạm dụng xà phòng trực tiếp trên chăn gối vì bột xà phòng sẽ thấm vào bên trong nền vải và mất nhiều thời gian xử lý hơn.

- Khi bảo quản chăn gối cần lót thêm tấm giấy hút ẩm để tránh mùi hôi mốc xuất hiện.

- Để giảm thiểu mùi hôi và tình trạng hư hỏng chăn gối, nên sử dụng túi hút chân không để chứa chăn đệm không sử dụng.

Ban đêm khi đi ngủ nên đóng hay mở cửa sổ? 95% người làm sai nhưng lâu nay không biết
Đóng hay mở cửa sổ vào ban đêm khi đi ngủ là câu hỏi nhận được nhiều câu trả lời trái chiều. Vậy như thế nào mới đúng?

Mẹo vặt gia đình

Theo Jieun
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình