tong_hop_magazine
tong_hop_magazine

Chắc chắn không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự kỳ diệu của giây phút một sinh linh bé bỏng bắt đầu phát triển trong cơ thể mẹ. Từ khi thụ thai đến ngày sinh nở, bào thai đã trải qua các giai đoạn tăng trưởng không chỉ phức tạp mà còn bí ẩn. Chỉ trong vòng 9 tháng mà từ sự kết hợp của tinh trùng và trứng đã tạo thành một em bé hoàn hảo. Từng tháng, “thiên thần bé nhỏ” trong bụng mẹ lại lớn thêm một chút, hoàn thiện hơn một chút, đó là một hành trình tuyệt diệu.

Nhiều phụ nữ đã trải qua hành trình hạnh phúc này, nhiều người đang từng ngày trải nghiệm và cũng có người đang đau đáu mong chờ.... Cơ thể người phụ nữ vốn được tạo ra để đảm nhiệm một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất – tạo ra một em bé. Vậy bạn đã bao giờ tưởng tượng việc một em bé được tạo ra như thế nào trong suốt 40 tuần ở trong bụng mẹ chưa?

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 2

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 3

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khoảng 14 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, một quả trứng sẽ được phát hành từ buồng trứng. Quá trình này được gọi là rụng trứng. Phát hành trứng được gọi là sự rụng trứng. Trứng sẽ được dẫn vào điểm cuối của ống dẫn trứng.

Khi trứng rụng, chất nhầy trong cổ tử cung trở nên lỏng và đàn hồi hơn, cho phép tinh trùng xâm nhập vào tử cung một cách dễ dàng, nhanh chóng. Trong vòng 5 phút, tinh trùng có thể di chuyển từ âm đạo, qua cổ tử cung đến tử cung và tới đầu ống dẫn trứng. Sau đó, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra với sự giúp đỡ của các tế bào lót ống dẫn trứng.

Nếu tinh trùng thâm nhập thành công vào trứng. Các lông mao nhỏ trong ống dẫn trứng sẽ dẫn trứng đã thụ tinh qua ống dẫn vào tử cung. Trên đường di chuyển, các tế bào của trứng đã thụ tinh sẽ phân chia liên tục. Thời gian để trứng đã thụ tinh vào tử cung là từ 3-5 ngày.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 4

Trong tử cung, các tế bào tiếp tục phân chia, trứng thụ tinh trở thành một quả bóng rỗng được gọi là phôi nang. Phôi nang được cấy vào thành tử cung, nơi nó phát triển thành phôi gắn với nhau thai và được bao quanh bởi các màng chứa dịch. Quá trình cấy ghép phôi nang vào niêm mạc tử cung thường mất 9-10 ngày. Một khi đã cấy ghép thành công, em bé sẽ có đường kính khoảng 0,1 - 0,2 mm và nhanh chóng tăng lên.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 5

Trong khoảng thời gian này, mẹ cũng có thể bắt đầu phát hiện ra sự có mặt của bé khi chu kỳ kinh nguyệt tạm dừng.

Giữa tuần thứ 3 và thứ 4 của thai kỳ (khoảng 18 đến 25 ngày sau khi thụ tinh), trái tim của bé đã xuất hiện và bắt đầu đập. Tay chân và các bộ phận trên khuôn mặt như mắt, tai, mũi, miệng cũng bắt đầu hình thành.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 6

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 7

Thật đáng ngạc nhiên nhưng chỉ sau 5 tuần phát triển, thai nhi đã lớn hơn 10.000 lần so với khi thụ tinh. Trong tháng này, con của bạn sẽ dài khoảng 10cm và nặng bằng khoảng một hạt lạc. Nhau thai cũng bắt đầu phát triển nhưng vẫn chưa sản xuất ra hooc-môn trước tuần 12. Làn sóng não của bé đã có thể được phát hiện.

Trong khoảng thời gian này, tim cũng phồng lớn hơn và hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể được thiết lập. Lực bơm máu của tim bé sẽ bằng khoảng 20% so với người lớn. Những dấu vết ban đầu của gan, tụy, phổi, dạ dày và cơ quan sinh dục cũng đã xuất hiện.

Đến cuối tháng thứ hai, em bé cũng sẽ được gọi bằng một cái tên khoa học mới là bào thai. Lúc này, tất cả các cơ quan cơ bản đều đã hình thành và bắt đầu hoạt động mặc dù cần nhiều thời gian hơn để phát triển. Mắt của bé cũng đã phát triển, móng tay có thể nhìn thấy được. Bé cũng bắt đầu nấc cục, lưỡi có vị giác và có răng nụ trong lợi.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 8

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 9

Sang đến tháng thứ 3, em bé đã có thể mỉm cười và thay đổi nét mặt. Bé cũng có thể thực hành "hít thở" dịch ối ra vào phổi, tất cả 20 răng được hình thành và chờ đợi để phát triển. Trọng lượng của bé khoảng 240g. Tuyến tụy cũng bắt đầu tiết ra insulin.

Đặc biệt, đây cũng là thời gian em bé chuyển động nhiều nhất. Mẹ chưa thể cảm nhận được nhưng thực tế bé hiếm khi dừng lại quá năm phút. Bé có thể thay đổi vị trí liên tục, đến 20 lần/giờ ngay cả khi mẹ vẫn nằm im. Em bé cũng cảm thấy chuyển động của mẹ vào lúc này và đá trong tử cung khi mẹ di chuyển.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 10

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 11

Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé dài khoảng 28cm tình từ đầu đến chân. Lúc này, mẹ có thể bắt đầu cảm nhận thấy các chuyển động của bé. Móng tay bé mọc khá dài, dấu vân tay hình thành rõ ràng và bé cũng thường xuyên ngậm tay. Đây cũng là giai đoạn nhau thai và dây rốn phát triển hoàn thiện. Dây rốn sẽ giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết từ nhau thai sang cơ thể bé.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 12

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 13

Đến cuối tháng thứ 5, bé sẽ nặng khoảng 0,76 kg. Trong tháng này, thính giác của bé phát triển hoàn thiện, có thể nghe rõ âm thanh. Đặc biệt, đây là tháng bé rất thích bơi xung quanh màng ối vì đã sắp đến lúc phải “co đầu gối” do bụng mẹ trở nên chật chội. Đây cũng là lúc lông mày, tóc và lông tơ trên cơ thể bé bắt đầu xuất hiện. Cùng với lông và tóc, một chất kem đặc biệt thường được gọi là chất gây cũng được sản sinh ra và bám vào lông trên cơ thể bé. Theo các bác sĩ, chất gây sẽ giúp bảo vệ da của em bé trong những tháng còn lại của thai kỳ. Có một vài trường hợp, bé chào đời chất gây vẫn bám trắng người.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 14

Cuối tháng thứ sáu của thai kỳ, bé sẽ nặng khoảng 1-1,3kg. Tay chân bé trở nên linh hoạt hơn rất nhiều, có thể dùng ngón cái chống các ngón tay còn lại lên. Ngoài ra, lớp mỡ để giữ nhiệt cũng bắt đầu hình thành. Đặc biệt, dù chưa rõ ràng nhưng bé đã bắt đầu mở mắt để ngắm nhìn tử cung mẹ. Khác với suy nghĩ của nhiều người, môi trường trong bụng mẹ cũng không tối tăm hoàn toàn mà vẫn có ánh sáng lọt qua nên bé có thể phân biệt được giữa sáng và tối.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 15

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 16

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 17

Đến tháng thứ bảy của thai kỳ, em bé sẽ nặng từ 1,5-2,1kg. Da bé sẽ nhăn nheo rất nhiều sau khoảng thời gian dài trôi nổi trong nước. Lông mi của bé bắt đầu mọc dài ra và chất béo tiếp tục được tích tụ dưới da. Nếu thai mang giới tính nam thì tinh hoàn sẽ bắt đầu tụt xuống.

Nếu em bé không may phải ra đời trong tháng thứ 7 thì vẫn có khả năng sống sót với sự trợ giúp của y tế vì đã hoàn thiện tất cả các cơ quan. Lúc này, cơ thể bé cũng tự điều chỉnh nhiệt độ và thường ấm hơn so với mẹ một chút.

Trong thời gian này, nhiều mẹ sẽ thấy có cơn gò chuyển dạ giả (Braxton Hicks) và bé cũng cảm nhận được nhưng không bị ảnh hưởng gì.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 18

Vào cuối tháng thứ 8 của thai kỳ, bé nặng khoảng 2,2-3,1kg. Mắt bé sẽ mở to và có thể phản ứng lại vối ánh sáng. Chính vì vậy, chu kỳ thức ngủ của bé cũng thay đổi nhiều. Bốn trạng thái hành vi của bé sẽ không khác gì sau khi sinh vài tuần, bao gồm ngủ, tỉnh, chơi đùa và khóc.

Các bé sinh sau tháng thứ 8 cũng ít gặp các vấn đề về hô hấp vì trong tháng này, cơ thể bé sẽ sản xuất ra một loại chất hóa học đặc biệt gọi là chất hoạt động bề mặt giúp bé có thể thở sau khi ra khỏi bụng mẹ. Chất này sẽ bao phủ toàn bộ các phế nang trong phổi bé.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 19

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 20

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 21

Tháng cuối cùng của thai kỳ, bé sẽ có cân nặng khoảng 2,5 – 3,5kg và tăng rất ít trong những tuần cuối. Tất cả các cơ quan đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng đi vào hoạt động. Các kháng thể của mẹ sẽ đi qua nhau thai để cung cấp cho bé khả năng miễn dịch với các bệnh sởi, thủy đậu, ho gà… Sau khi sinh, bé sẽ tiếp tục nhận các kháng thể khác từ sữa mẹ.

90% các bé sẽ xoay đầu và nằm sâu trong khung xương chậu của mẹ trong tháng này. Hầu hết chất gây sẽ rơi khỏi cơ thể bé, chỉ còn lại một số ít đọng lại ở các nếp nhăn, xung quanh tai và mặt.

Trung bình các bé sẽ có cân nặng khoảng 3,2-3,5kg và dài 50-52cm khi ra đời. Nhau thai sẽ có cân nặng bằng khoảng 1/4 trọng lượng của bé và dây rốn thì dài gần bằng chiều dài của bé.

Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 22
Cuộc chu du 40 tuần đầy bí ẩn của amp;#34;mầm sốngamp;#34; bé xíu tới ngày gặp bố mẹ - 23

Content: Minh An

Editor: Nguyệt Minh

Designer: Anh Đào

Theo Khám Phá

Minh Anh
Nguồn: [Tên nguồn]