tong_hop_magazine
tong_hop_magazine

Năm nay, công ty bắt đầu nghỉ từ 28 Tết nhưng riêng tôi quyết định ở lại Hà Nội đến chiều 30 mới bắt chuyến xe cuối cùng về với gia đình. Thực ra, tôi chẳng lưu luyến cái ồn ào nơi phố thị mà cái chính là tôi… sợ về quê, sợ Tết với bao áp lực cả vô hình lẫn vô tình đang chờ đợi. Chỉ vì tôi còn độc thân!

Tôi năm nay vừa tròn 28, gái làng Đường, huyện Ân Thi, đất Hưng Yên.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 3

Làng tôi nổi tiếng khắp vùng với “đặc sản”: Gái Đức bà, tức con gái ở làng ai cũng xinh đẹp, dịu dàng và… lấy chồng sớm. Ấy vậy mà, ở nơi đất lành đắt mối đó, lại nảy nòi ra tôi - một trường hợp cá biệt vì mãi vẫn chưa chịu đi lấy chồng.

Những mùa xuân trước, tôi liên tục phải nghe điệp khúc “lương cháu bao nhiêu?”, “thưởng Tết ra sao?”. Khi ấy, tôi chẳng vui tẹo nào vì lương thưởng là chuyện riêng tư, tế nhị. Hơn nữa, tôi vốn không thích mọi người đem đồng tiền để so sánh giữa con nhà này với con nhà kia.

Vậy mà Tết năm ngoái, tôi lại thấy những câu hỏi tò mò, kém tế nhị đó hóa ra lại rất bình thường nếu so với câu “bao giờ lấy chồng?”. Không phải một người hỏi, chuyện kết hôn của tôi bị tất cả người thân, họ hàng, làng xóm quan tâm theo dõi. Tôi cũng không còn nhớ mình phải nở bao nụ cười gượng gạo để mọi người tự hiểu câu trả lời.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 4

Ban đầu, tôi xem câu hỏi ấy giống như một sự quan tâm đến đứa cháu duy nhất trong nhà chưa lập gia đình. Và rồi người này hỏi, người kia mỉa mai khiến tôi dần cảm thấy có một sợi dây vô hình lẫn vô tình đè nặng lên cái gọi là “trách nhiệm phận làm con”.

Cách đây 2 tháng, ngoại tôi mất vì bệnh tuổi già. Điều tôi ân hận nhất không phải chưa làm tròn chữ Hiếu với ngoại mà là chưa thể cho ngoại nhìn thấy chàng rể. Tôi biết và tự nhủ sẽ cố gắng kiếm một người chồng tốt, sau này dẫn đến trước mộ “khoe” với ngoại. Tang lễ của ngoại xong xuôi, dì tôi đã buông lời: “Cái A. xem thế nào lấy chồng đi con, gần 30 rồi, chứ có ít gì đâu. Mày xem con dì 18 tuổi lấy chồng, giờ sắp có đứa thứ 2 rồi này. Mày lấy chồng đi cho mẹ mày bớt buồn. Nhà nào vô phúc lắm mới có con gái ế đó con ạ!”.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 5

Tôi không nghĩ chuyện gần 30 tuổi chưa lấy chồng lại là điều vô phúc của bố mẹ. Có lẽ do dì tôi sinh ra ở thế hệ trước, tính tình lại cổ hủ nên có suy nghĩ như vậy. Nhưng đến khi nghe mẹ tâm sự chuyện chồng con, tôi mới biết: Làm mẹ ai cũng mong con gái xuất giá sớm, để đỡ phải mang tiếng trong nhà có “quả bom nổ chậm”.

Dẫu vậy, tôi vẫn không làm được.

Những buổi họp lớp, nhìn bạn bè xung quanh con bồng con bế, trong khi bản thân trở thành tâm điểm của cuộc bàn tán vì sao ế cũng làm tôi thêm phần áp lực. Tôi biết sau lưng luôn có người mỉa mai mình “kén cá chọn canh”, thậm chí “có vấn đề giới tính” nhưng tôi chẳng thể làm được gì hơn ngoài chấp nhận thực tại và đối xử với bản thân tốt hơn.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 6

Tôi quan niệm, độc thân không phải vấn đề. Nhưng dưới sức ép vô tình của mọi người trong những ngày lẽ ra chỉ có vui vẻ như Tết thì nó dần trở nên nặng nề hơn. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ Tết, sợ phải đối diện với chuyện chồng con.

Không chỉ riêng tôi, chị bạn thân 32 tuổi chưa chồng của tôi cũng vậy. Chị cũng sợ Tết, sợ lời ra tiếng vào của người đời mỉa mai là gái ế không chồng. Và chị quyết định không đối diện với “Tết săm soi” bằng cách xin ở lại thành phố trực hoặc đặt vé đi du lịch nước ngoài.

Tôi nhiều lần hỏi chị: “Năm nào chị cũng trốn Tết vậy à?”. Chị nhoẻn miệng cười rồi nhẹ nhàng: “Tao sợ Tết nhưng đâu có trốn. Tao vẫn về nhà vào trước hoặc sau Tết rồi mới đi.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 7

Tao không thích cách sống của các cụ ở quê nhưng không thể thay đổi được suy nghĩ của họ. Bản thân tao cũng chẳng đổi thay, luôn luôn sống vì mình. Vì thế tao lựa chọn việc đi du lịch ngày Tết, vừa đỡ áp lực vừa để bố mẹ không rơi vào tình huống khó xử”.

Ngẫm những lời chị nói, tôi thấy đúng. Người yêu chứ đâu phải mớ rau ngoài chợ mà cầm ví đi mua là được ngay. Hơn nữa cả chị và tôi đều quá quen với cuộc sống một mình thì cần gì phải có người yêu, có chồng.

Khi còn chút thanh xuân và độc thân, tôi có nhiều hơn người khác một lợi thế, đó là tuổi trẻ. Lúc ấy tôi tự do. Tôi có nhiều thời gian làm những điều mình muốn, sống một cuộc đời đầy mơ ước. Và quan trọng nhất, tôi không bị ràng buộc bởi bất cứ ai, bất cứ mối quan hệ nào.

Khi độc thân, cuộc sống này là của riêng tôi. Tôi có thể sử dụng thời gian theo ý của tôi mà không sợ phiền đến ai. Tôi thoải mái la cà phố phường, đi khắp muôn nơi, tha hồ ăn nhậu rồi chém gió với bạn bè…. Tôi có thể kết bạn với người khác giới mà không khiến ai đó phải ghen tuông…

Tôi yêu cuộc sống độc thân. Việc chế nhạo hay dùng từ "gái ế" để mỉa mai những cô gái như tôi là việc làm đầy ác ý.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 8

Tôi không tự nhận mình xinh đẹp hay giỏi giang gì cho cam. Nhưng tôi ý thức được mục đích sống của bản thân. Nếu như một vài người bạn của tôi coi chuyện lấy chồng là cần và quan trọng trong cuộc đời thì tôi có suy nghĩ khác.

Với tôi, ế hay có chồng không quan trọng bằng việc sống có vui vẻ, hạnh phúc!

Cho dù đang độc thân mà bản thân người đó hài lòng, vui vẻ thì việc có người yêu hay không cũng vậy. Tôi thừa nhận, độc thân có lúc cũng cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, cảm giác đó chỉ phảng phất trong tôi rồi nhanh chóng qua đi.

Nhiều bạn bè đã có gia đình từng hỏi tôi rằng: “Một mình vậy, ngày lễ ngày Tết mày có cô đơn không?”. Câu trả lời của tôi luôn là “Không”, nhưng tôi biết, họ nghĩ tôi đang nói dối.

Cứ hình dung thế này, ngày Tết, trong khi những người bạn kia của tôi bận rộn với việc nấu nướng, rửa bát, dọn dẹp, trông con… thậm chí tóc tai bù xù thì tôi – cô gái chưa chồng con không phải làm những công việc đó. Thay vào đó, tôi có thời gian làm đẹp, ăn diện… phóng xe thăm thú họ hàng, gặp gỡ người thân. Tôi cũng có thể đi xem phim, café, du xuân... – tận hưởng cảm giác nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả.

Cảm giác nào mới thực sự là thoải mái, hạnh phúc?

“Bao giờ lấy chồng” là một câu hỏi tưởng chừng quan tâm nhưng thực ra rất khiếm nhã. Chuyện bao giờ tôi hay những cô gái khác kết hôn là quyền của chúng tôi. Chúng tôi không có bạn trai, không có chồng sánh đôi trong ngày Tết không có nghĩa chúng tôi sẽ buồn tủi, đơn độc và lạc lõng.

Cái duyên chưa đến thì cứ vô tư đi, tội gì phải lo nghĩ cho mệt.

Tôi hy vọng rằng người lạ ngoài kia xin có đủ bao dung để hiểu cho nỗi lòng của những người như tôi. Tôi tin chắc rằng, duyên tới thì Tết sẽ có đôi. Tết là để yêu – không phải để sợ.

“Bao giờ lấy chồng?”: Câu hỏi ngày Tết ám ảnh tôi – một cô gái amp;#34;tự nguyện ếamp;#34; - 12

Tác giả: Con gái làng Đường

Thiết kế: Nguyễn Quân

KHAI TÂM
Nguồn: [Tên nguồn]