tong_hop_magazine
tong_hop_magazine
Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 1 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 2

Thúy Phượng quỳ gối trên tấm bảng lặn, hít một hơi thật sâu và lao người xuống làn nước trong xanh. “Khi đắm mình trong làn nước, tôi cảm thấy hoàn toàn tự do và được là chính mình” – Phượng nói. Hồ bơi giúp cho đôi chân của Phượng được nghỉ ngơi khi thoát khỏi sức nặng đôi chân giả. “Đi chúng cả ngày khiến tôi cảm thấy kiệt quệ” – Cô bé 15 tuổi, hiện đang là vận động viên của đội tuyển Paralympic Mỹ chia sẻ.

Thúy Phượng đã trải qua một hành trình dài đầy gian khó, từ túp lều tranh lụp xụp ở vùng nông thôn Việt Nam, đến hồ tập bơi ở Carthage, Missouri, nước Mỹ.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 3 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 4

Phượng sinh ngày 10/3/2003 tại Quảng Nam. Khi mới chỉ 14 tháng tuổi, cha của cô đã đưa ra một quyết định đầy bi kịch. Ông tự trói mình và vợ con quanh một quả mìn và kích nổ. Phượng bị trói ở giữa bố mẹ, khi bom phát nổ, cô bé 14 tháng tuổi bị văng ra xa 9 mét còn cả bố mẹ cô đều thiệt mạng.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 5 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 6

Theo báo chí địa phương khi đó thì nguyên nhân của tấn bi kịch này bắt nguồn từ việc cha cô đã kết hôn với người phụ nữ khác và có con. Khi mẹ cô phát hiện ra sự thật và dọa sẽ rời bỏ ông, cha cô đã quyết định kết liễu cả gia đình. Nhưng với Phượng, cô lại được ông bà kể lại một câu chuyện khác, rằng vì tuyệt vọng không thể cưới được nhau nên bố mẹ cô đã tìm đến cái chết để cả ba người được bên nhau mãi mãi. 

Về phần Phượng, khi được tìm thấy trong đống đổ nát, toàn thân cô bé bị bỏng rát, mảnh đạn bom mìn găm vào đầu và đôi chân dập nát nhưng Phượng vẫn còn sống. Cô bé thoi thóp được bà ngoại nhanh chóng đưa tới bệnh viện, tại đây các bác sĩ phải ngay lập tức cắt đi phần chân dưới đầu gối của Phượng để tránh nhiễm trùng. Phải mất một tháng, Phượng mới dần hồi phục.

Kể từ bi kịch đó, gia đình Phượng lâm vào nghèo khó. Ông bà ngoại không thể tự chi trả cho chi phí điều trị, họ phải nhờ đến số tiền quyên góp của các bệnh nhân, gia đình các bệnh nhân khác để trang trải với hi vọng đưa Phượng về với cuộc sống của một đứa trẻ bình thường.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 7 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 8

Cách xa nơi Phượng nằm viện hơn 13.000km, tại một thị trấn nhỏ ở vùng Missouri, nước Mỹ, có một cặp vợ chồng với 6 đứa con nhưng vẫn luôn ấp ủ mong muốn nhận thêm con nuôi. Họ là Shelly và Rob Shepherd.

Shelly và Rob là một cặp vợ chồng có đức tin mạnh mẽ và luôn mở rộng trái tim với những đứa trẻ khác. Họ từng cho rất nhiều đứa trẻ ở nhờ nhà và thậm chí nhận thêm cả con nuôi. Dù đã có đến 6 đứa con, nhưng Shelly vẫn cảm giác rằng gia đình họ vẫn chưa trọn vẹn.

Nhưng Rob, chồng cô lại cảm thấy không thoải mái khi tiếp tục nhận con nuôi, đối với anh nhận một đứa trẻ làm con nuôi là một điều không hề đơn giản. Vì cách đây 19 năm, Rob đã tận mắt chứng kiến em trai mình chết dưới gầm xe tải trong khi hai anh em đang mải đùa chơi.

Nhưng cuối cùng, Shelly cũng đã thuyết phục được chồng cùng mình thực hiện mong ước nhận con nuôi. Và ngay sau quyết định đó, họ được mời sang Việt Nam cùng với một cặp vợ chồng, cũng chính là bạn học của họ, Pan Copes và Randy.

Rob và Shelly tới Việt Nam cùng Pan và Randy nhờ họ tạo điều kiện để nhận nuôi một em bé Việt Nam mà họ được biết trước chuyến đi. Đứa bé đó chính là Đỗ Thị Thúy Phượng.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 9 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 10
Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 11 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 12

Ông bà ngoại của Phượng quá khó khăn, không thể chăm sóc cho đứa cháu tội nghiệp vì thế họ đành nhờ Pan và Randy gửi Phượng tới một trung tâm bảo trợ mà cặp vợ chồng tốt bụng đã mở cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam.

Nhưng Pan và Randy cảm thấy rằng đây không phải là nơi tốt nhất cho cô bé khi ở Việt Nam không có nhiều bộ phận giả cho người khuyết tật. Và cuối cùng, họ sắp xếp để gia đình nhà Shepherd nhận nuôi cô bé.

Khi sang Việt Nam, vợ chồng Shepherd chỉ nghĩ rằng cơ hội này sẽ giúp họ hiểu rõ thêm về bức tranh nhận con nuôi trên thế giới mà không ngờ đây chính là định mệnh, đưa họ đến với một mối quan hệ vô cùng đặc biệt.

Đó là một ngày tháng 10/2014, 2 gia đình nhà Copes và Shepherds du lịch tới Đà Nẵng. Họ đi xe van, sau đó đi xe máy tới một ngôi làng nhỏ trong rừng sâu. Đó là nơi Phượng sống với ông bà ngoại.

Shelly nhớ như in khoảnh khắc cô nhìn thấy đứa bé lần đầu tiên. “Bà ngoại bế cô bé dậy, tôi đưa bàn tay ra để nắm lấy bàn tay nhỏ bé và cô bé cũng chìa bàn tay ra cho tôi nắm lấy. Ngay lúc đó, tôi cảm nhận rằng cả 2 chúng tôi như thể đã quen nhau từ trước”.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 13 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 14

Chỉ vài tuần sau, khi giấy tờ và visa được xử lý, Phượng đã có mặt tại Mỹ cùng bố mẹ nuôi. Cho đến hiện tại, khi đang bước sang tuổi 15, đối với Phượng, ngày 19/11/2004 chính là ngày cô được sống thêm một lần nữa. Cô được đặt một cái tên Mỹ, là Haven Stepherd.

Còn với Shelly, thời khắc Phượng bước qua cánh cửa nhà chính là lúc cô cảm giác rằng gia đình mình hoàn thiện nhất. Những đứa trẻ của Shelly cũng rất ủng hộ quyết định nhận nuôi Thúy Phượng của mẹ,“Tôi nghĩ rằng gia đình mình là một gia đình lớn, tôi luôn cố gắng dạy con học cách nhân đôi tình yêu, học cách chia sẻ. Vì thế khi tôi nhận nuôi những đứa trẻ khác, chúng tôi càng có nhiều tình yêu để san sẻ nhau” – Shelly chia sẻ.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 15 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 16

Giữa cánh đồng bát ngát và bầu trời bao la của thị trấn nhỏ ở miền Trung Tây nước Mỹ, gia đình Shepherd đang ăn bữa sáng. Căn phòng khách ấm cúng tràn ngập tiếng nói cười của những đứa trẻ. Những đứa nhỏ tinh nghịch vui đùa khắp phòng trong khi những đứa trẻ lớn hơn đang bàn luận rôm rả về lễ cưới của một người chị sắp diễn ra. Tiếng nói cười, vui đùa xôn xao cả một góc phòng nhỏ.

Thúy Phượng nằm giữa tấm thảm phòng khách, bên cạnh những đứa cháu trai, cháu gái đang nô đùa. Đứa thì nắm tay, đứa thì đùa nghịch kéo chiếc chân giả của cô lên xuống khiến Phượng hét lên rồi cười lớn.

“Tôi có 4 chị gái và tôi luôn được trang điểm, mặc quần áo giống như họ. Tôi nghĩ điều đó thực sự đã làm nên tôi của ngày hôm nay vì họ là những hình mẫu tuyệt vời trong cuộc sống của tôi. Và bạn biết đấy, tôi lớn lên với những anh chị em học cấp ba, điều đó khiến tôi rất vui. Chúng tôi đã có một tuổi thơ rất tuyệt vời” – Thúy Phượng nói.

Khi 5 tuổi, Phượng bắt đầu hỏi mẹ Shelly về đôi chân khuyết của mình trong một lần 2 mẹ con đang tắm cho nhau. Shelly nhấc Phượng ra khỏi bồn tắm, quấn cô trong một chiếc khăn và chậm rãi kể lại mọi chuyện. Nhưng Phượng khi đó chỉ là một đứa trẻ 5 tuổi thơ dại, chỉ ngây thơ hỏi mẹ: “Ở Việt Nam người ta lấy bom ở đâu hả mẹ?”.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 17 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 18

“Tôi may mắn được sống trong một gia đình tràn đầy năng lượng. Họ là những người ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định trở thành một vận động viên như bây giờ”.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 19 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 20
Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 21

Nhưng với người làm mẹ Shelly, cô thừa nhận rằng mình từng suy nghĩ cứng nhắc về đứa con khuyết tật của mình. “Ban đầu, tôi nghĩ Haven khó có thể chơi được thể thao mà muốn con bé chơi piano hay may vá”.

Phượng ban đầu đã cố gắng tập chạy như anh chị em của mình nhưng mồ hôi đổ trên da khiến đôi chân giả liên tục bị trượt ra khiến cô bé vô cùng vất vả. Và cuối cùng Shelly khuyên Phượng thử tập bơi.

Phượng bắt đầu tập bơi từ năm 10 tuổi và chỉ 2 năm sau đó cô bé đã tham gia vào một đôi bơi chuyên nghiệp được đào tạo hàng năm. Sau sinh nhật lần thứ 13, Phượng được Ủy ban Paralympic Hoa kỳ nhận vào đội tuyển bơi lội quốc gia như một ứng viên tiềm năng sau khi chứng kiến tổng thời gian thi đấu bơi lội ấn tượng của cô gái nhỏ đầy nghị lực này.

Nhưng với Phượng, cô vẫn chưa dám nghĩ rằng đây là cơ hội để trở thành một vận động viên bơi lội xuất sắc. Cô bé nghĩ rằng mình cần tăng thêm cân nặng, dành nhiều thời gian hơn nữa trong hồ bơi và tăng cường chế độ tập luyện.

Mùa hè năm ngoái, Phượng đã cùng các vận động viên trong đội tuyển bơi lội Paralympic Mỹ dành được 2 huy chương vàng trong một giải đấu được tổ chức tại Ý. Và năm sau, vào mùa hè năm 2020, cô bé sẽ cùng các đồng đội của mình có mặt tại Tokyo, Nhật Bản để chuẩn bị cho Thế vận hội người khuyết tật lần thứ 16. Đối với Phượng, được lựa chọn làm vận động viên cho đội tuyển khuyết tật quốc gia là một “dấu mốc đỉnh cao” trong cuộc đời.

Huấn luyện viên của Phượng cũng dành những lời khen ngợi tới cô học trò nhỏ đầu nghị lực của mình “Cô ấy không ngại lao động. Cô ấy là một tấm gương để những người khác tin tưởng rằng họ có thể thể trở thành một vận động viên hàng đầu miễn là lao động chăm chỉ, cho dù là một đứa trẻ hay người khuyết tật”.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 22 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 23
Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 24

Nước Mỹ, nơi Phượng lớn lên không có nhiều người khuyết tật giống như cô nhưng cô bé 15 tuổi chưa bao giờ cảm thấy bất an với bản thân mình. “Tôi có hai lựa chọn. Tôi có thể trở thành một người mặc cảm, lúc nào cũng cảm giác bị tổn thương hoặc tôi sẽ kiểu như ‘Ồ bạn đang nhìn mình à, bởi vì mình có một đôi chân đặc biệt à?’ Và tôi đã làm như vậy đấy”.

Khi không phải tập luyện và học tập ở trường, Phượng dành thời gian để làm đại sứ cho những người đồng cảnh ngộ. Cô tới thăm những người khuyết tật trong quân đội, nói chuyện tại trường học và nhấn mạnh những lợi ích của việc làm người khác biệt, truyền cảm hứng cho họ để không ngừng nỗ lực trong cuộc sống.

Áp lực trở thành một hình mẫu trong cộng đồng người khuyết tật đã giúp Phượng thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 25 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 26

Đối với bố của cô, ông Rob, việc Phượng trở lại Việt Nam cũng là một phần quan trọng trong chuyến hành trình trong đời của cô bé.

Ông bà ngoại vẫn đang sống tại Việt Nam và chị gái cùng cha khác mẹ của Phượng đã tìm cách liên lạc với gia đình ở Mỹ.

Gia đình Shepherd dự định rằng sau Thế vận hội Paralympic 2020, họ sẽ đưa Phượng về Việt Nam để cô bé biết được nơi thực sự mình sinh ra và đâu là gia đình thật sự của mình. Với bản thân Phượng, khi được nghe kể lại về câu chuyện đầy bi kịch của gia đình, cô không hề oán giận bố mẹ ruột mà thay vào đó, cô xem đây như là định mệnh để cô sử dụng câu chuyện sinh tồn đầy phi thường của mình để làm nguồn cảm hứng cho những người khuyết tật khác.

Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 27 Bé gái Việt bị cha đẻ gài mìn, 14 năm sau ai cũng phải nể phục - 28
PV
Nguồn: [Tên nguồn]