tong_hop_magazine
tong_hop_magazine

Đến bây giờ, bác sĩ Cao Ngọc Duy vẫn luôn biết ơn mẹ, người đã động viên anh trong suốt quá trình làm nghề. Chính mẹ là khách hàng thẩm mỹ đầu tiên, bỏ ngoài tai những lời bàn tán xì xào để cho anh có những kinh nghiệm bắt đầu con đường mang cái đẹp đến cho "một nửa thế giới".

“Con đã ăn cơm chưa?

Con đang ở đâu đấy?

Con nhớ ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khỏe nhé!”

Những dòng tin nhắn ấy ngày nào cô Đoàn Thị Thanh Thủy (60 tuổi, Hà Nội) cũng gửi cho con trai – Ths.Bs Cao Ngọc Duy (36 tuổi, Phó trưởng khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang).

Và rồi sau những dòng tin nhắn ấy của mẹ, bác sĩ “hot boy” này lại nhẹ nhàng nhắn lại: “Mẹ không phải lo cho con gì đâu nhé. Con lớn rồi, à không con già rồi ấy chứ”.

Đối với cô Thủy, dù con có lớn, có già thì cô vẫn thôi không lo lắng giống như cách mà cô luôn ở bên con suốt hơn 30 năm qua.

Người ta vẫn nói “đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ” nhưng đối với Cao Ngọc Duy, bóng dáng người phụ nữ đặc biệt ấy của anh chính là mẹ, người đội mưa nắng cùng anh đi tìm lò luyện thi Y, người bệnh nhân thẩm mỹ đầu tiên để cho anh những kinh nghiệm trong nghề và là người thầy âm thầm ở bên, động viên, dạy anh những bài học để trở thành “Bác sĩ tốt”.  

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 3

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 4

Ths.BS Cao Ngọc Duy thường được mọi người dành cho những cái tên yêu mến như bác sĩ hotboy sở hữu chiều cao 1m82 hay bác sĩ nhào nặn ra những hotgirl. Tuy nhiên, dù có được ưu ái dành cho cái tên nào đi nữa Duy vẫn muốn được mọi người gọi mình với 2 chữ giản dị “Bác sĩ” bởi không chỉ được biết đến chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, Duy còn thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật tạo hình cho bệnh nhân hở hàm ếch, chấn thương, u cục, dị tật biến chứng sẹo co kéo,…

Được biết, để có thành công hôm nay, bác sĩ điển trai 8X này đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn, vất vả mà như Duy vẫn hay nói đùa “cứ đi làm và học là hết cả thanh xuân”. Trong khi bạn bè đi làm hết, đến năm 30 tuổi Duy vẫn phải nhờ bố mẹ nuôi học xong Thạc sĩ. Thậm chí, khi học nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ chưa có một bệnh nhân tin tưởng, mẹ anh – cô Đoàn Thị Thanh Thủy đã đồng ý hy sinh, là bệnh nhân đầu tiên trong cuộc đời làm nghề của Duy.

Ngồi bên cạnh con trai, cô Thủy trải lòng, nhiều bạn bè của Duy học những ngôi trường khác 23 tuổi ra trường có thể đi làm kiếm tiền nhưng học y 6 năm đến 25 tuổi ra trường, con trai cô vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh với tấm bằng bác sĩ.

Để trở thành bác sĩ là con đường đầy chông gai và gian nan học nữa học mãi mà cô vẫn nói vui với con trai và mọi người rằng 30 tuổi vẫn còn “ăn bám bố mẹ”. Đó còn chưa kể, hơn 10 năm trước, phẫu thuật thẩm mỹ vẫn còn rất mới mẻ, không có cái nhìn thoáng và nhiều như bây giờ, con trai cô đã phải chật vật để tìm kiếm được nguồn bệnh nhân bởi không ai sẵn sàng tin tưởng hay dễ dàng trao gửi khuôn mặt mình cho một bác sĩ trẻ.

Những lúc đó, cả cô và con trai đã từng cảm thấy rất chạnh lòng. Nhìn thấy con trai bao công ăn học theo ngành nghề đam mê đều không có cơ hội để thực hiện, cô đã động viên, tin tưởng là vị khách đầu tiên trải nghiệm và thử làm các dịch vụ thẩm mỹ của con.

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 5

“Năm thứ 3 Đại học, Duy học Đông y châm cứu, thấy mẹ đau lưng tự lôi kim châm cho mẹ. Mới đầu mình nhìn kim dài thấy sợ nhưng con mình nên rất tin tưởng. Quả thật sau khi được châm cứu mình đỡ ngay.

Năm 2009-2010, một bạn ở lớp mình mất vì ung thư vú, mình biết tin và lo sợ vì cũng có u xơ ở ngực. Mình tâm sự với Duy, bạn ấy khám bảo “Mẹ, u xơ thường phát triển có chân, mẹ nghe con đi bóc u xơ rồi con làm thẩm mỹ luôn, mẹ yên tâm”.

Với con, mình đặt cả một niềm tin, cả 1 sự yêu thương, cả sự trân trọng nhất nên đã quyết định đi làm. Và mình đã đặt hoàn toàn đúng chỗ, nếu là người khác chắc chắn mình sẽ không bao giờ làm.

Sau đó, con bảo “Mẹ cắt mí đi, không thể xấu hơn được đâu”, mình cũng đi làm và làm căng da mặt nữa. Đến bây giờ sau 10 năm mọi thứ vẫn rất ngon lành”, cô Thủy nhìn con trai cười.

Ngày đó nhiều người còn có cái nhìn chưa mở và có phần kỳ thị về phẫu thuật thẩm mỹ nên cô Thủy đã phải giấu gia đình, nói dối đi chơi mấy ngày. Hai mẹ con cô tự đi đến bệnh viện làm và tự chăm sóc cho nhau khi xong xuôi tất cả mới về nói với gia đình.

Lần đầu tiên bước vào phòng phẫu thuật, cô hồi hộp vô cùng nhưng lại không hề lo lắng vì tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối vào con trai. Còn đối với Duy, ca phẫu thuật đầu tiên cho một người đặc biệt, không chỉ là mẹ mà còn là bộ mặt của mình, anh đã rất hồi hộp thực hiện mất một tiếng đồng hồ ca cắt mí cho mẹ. Thế nhưng nhờ niềm đam mê, sự yêu thích, những người thầy hướng dẫn, chỉ dạy tận tình và sự tâm lý của mẹ tiếp sức cho bàn tay Duy thêm động lực, vững vàng hơn. 

Sau khi tỉnh dậy, cô Thủy không chỉ hướng dẫn tận tình cho Duy những cảm nhận, kinh nghiệm của mình để con nắm bắt được tâm lý khách hàng tư vấn cho những lần sau mà còn phải đối diện với rất nhiều lời ra tiếng vào của mọi người khi “ngoài 50 tuổi cũng đi làm đẹp”. Thế nhưng dần dần nhìn thấy sự tự nhiên, những thay đổi của cô, mọi người xung quanh không thể phủ nhận và tìm đến Duy nhiều hơn.

Cũng nhờ có mẹ chia sẻ những cảm nhận của mình, Duy đã có có kinh nghiệm, đúc kết được diễn biến quá trình hậu phẫu sẽ như thế nào để chăm sóc khách hàng tốt hơn. Và dần dần những kinh nghiệm đầu tiên ấy đã giúp Duy có được nhiều bệnh nhân tiếp theo tin tưởng đến với mình hơn.

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 6

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 7

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 8

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 9

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 10

Ngồi bên cạnh Duy, cô Thủy vừa nắm đôi bàn tay con vừa trầm ngâm. Dường như những thước phim quay chậm về những tháng ngày hai mẹ con đội mưa nắng đi tìm lò luyện thi Y gấp gáp lại ùa về. 

Cô Thủy kể, ngày nhỏ Duy là người rất khéo tay, thông minh và ngoan. Là con trai lớn trong gia đình có 2 anh em, sinh ra thuở bao cấp khó khăn, biết bố mẹ nghèo nên Duy phải tự lập tất cả, không hề đòi hỏi thứ gì. Chẳng cần đi học thêm, Duy vẫn liên tục giành danh hiệu học sinh giỏi và cũng chẳng cần ôn luyện lò thi nào Duy vẫn thi đỗ vào trường Học viện Quân y chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa.

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 11

Đến đây, dường như những ký ức lại ùa về trong cô khiến cô rưng rưng. Cô khóc tự trách bản thân vì không lo được cho con tốt nhất, không có tiền cho Duy học hành đầy đủ và khóc vì không biết làm sao Duy có thể xoay sở với 10 nghìn mỗi tuần mẹ cho ăn uống, xăng xe đi lại những năm 2002.

Đến bây giờ khi cuộc sống đã đầy đủ hơn cô lại càng ân hận về những ngày đó. Những ngày xót xa thương con tất bật đi học rồi tối lại đi trực ở viện, những ngày con lăn lê 24/7 ở bệnh viện hay đêm hôm mưa rét đang ngủ cũng phải bật dậy đi gấp khi nhận được cuộc điện thoại của thầy, mẹ xót xa lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.

“Vào học trường Y, con vừa đi học vừa kèm học sinh ôn thi lớp 12. Sang năm thứ 2, ngày  Duy đi học tối lại đi trực, mẹ bận đi làm không chăm chút được, bạn ấy cũng chẳng đòi hỏi. Cuối năm thứ 6 ra trường đi học định hướng, bạn bảo theo ngoại khoa không theo nội, mẹ tin tưởng con khéo tay cũng không biết định hướng gì nhưng bắt đầu ra trường càng thấy con vất vả.

Thời gian học định hướng 2 năm ở Việt Đức, bạn ấy làm cả ngày lẫn đêm để lấy kinh nghiệm, thỉnh thoảng các thầy cô yêu quý cho đi làm thêm cùng, 2 năm nữa học Thạc sĩ bạn vẫn phải nhờ mẹ cho tiền học trong khi các bạn đã đi làm từ lâu và có thu nhập riêng”, cô Thủy rưng rưng.

Cô Thủy tâm sự, suốt khoảng thời gian Duy đi học cả gia đình cô đều thấy nản vì vất vả quá. Ngày xưa công nhân kêu than làm ca 3 nhưng bác sĩ làm ca 3 là chuyện bình thường, tiền lại không có, chỉ xoay sở, sắp xếp với 10 nghìn mẹ cho một tuần không hề đòi hỏi. Có lẽ nhờ những vất vả, khó khăn đó đã giúp Duy trưởng thành được như bây giờ, khiến cô luôn cảm thấy tự hào hơn những bà mẹ khác.

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 12 Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 13

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 14

Nở nụ cười thể hiện sự tự hào của mình, cô Thủy tâm sự, mặc dù không định hướng giúp Duy trong nghề y, mọi thứ Duy đều phải nỗ lực hết sức mình để có được ngày hôm nay nhưng cô luôn dặn Duy rằng luôn luôn phải là bác sĩ có tâm và không bao giờ được sống vì kinh tế. Và Duy đã thực hiện đúng những gì cô dặn.

Những câu chuyện cô được nghe từ PGĐ bệnh viện kể ca mổ nhân đạo của Duy cho em bé bị hoại tử ruột nguy hiểm mà trong túi 2 mẹ con bệnh nhân chỉ có 200 nghìn hay câu chuyện con khâu miễn phí cho mẹ con nữ công nhân bị thương ở đầu, giúp đỡ mẹ con người dân tộc xuống Hà Nội chữa bệnh và rất nhiều câu chuyện nữa khiến cô thật sự xúc động, tự hào bởi “con đúng là bác sĩ có tâm”.

“Mình lúc nào cũng nói với Duy rằng “Con học ngành y cái chính là để giúp đỡ mọi người, kinh tế đừng bao giờ đặt lên hàng đầu”. Sau này con làm bác sĩ thẩm mỹ có kinh tế, mình vẫn luôn dặn bạn ấy sống đúng như lời mẹ dặn “đừng vì lợi ích mà gạt bỏ niềm đam mê của mình”, cô Thủy cho biết.

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 15

Công việc bác sĩ bận rộn đi sớm về khuya, mặc dù sống chung một nhà nhưng những bữa cơm gia đình đông đủ các thành viên của gia đình cô cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay trong một năm. Đã từ lâu, cô không đòi hỏi Duy có mặt ở nhà, chỉ nhắn tin hỏi han những lúc nhớ “Con đang ở đâu, con đã ăn cơm chưa, con nhớ giữ gìn sức khỏe nhé”.

Gương mặt cô Thủy đượm buồn cho biết, cô thương và xót con trai lắm, 36 tuổi vẫn miệt mài công việc, vẫn một mình mà không tìm được người phụ nữ thông cảm cho mình. Chính vì vậy, mỗi lúc Duy nhắn lại “Con lớn rồi...”, cô lại nghẹn lại bởi Duy luôn nghĩ cho mọi người mà không nghĩ tới bản thân mình. Đôi lúc bị ốm cũng tự mình ở viện chữa trị mà không để người nhà hay biết thêm lo lắng.

Dù Duy bảo mẹ đừng lo nhưng cô không lo sao được bởi đối với cô “con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Nỗi lo của những người mẹ như cô dành cho con sẽ chẳng bao giờ hết, nó chỉ chuyển từ nỗi lo này đến nỗi lo khác, cô lo công việc của con như con dao hai lưỡi, cô lo con đam mê công việc chẳng nghĩ đến hạnh phúc bản thân,... nhưng cô chỉ dám là người đồng hành theo dõi, chia sẻ cùng con gánh vác mọi việc nếu con có khó khăn.

Hiện tại, cô không có mong muốn gì cao sang, không muốn con được lên ông này bà nọ ở bệnh viện, cô chỉ muốn con thật vững vàng, công việc suôn sẻ và có một cuộc sống hạnh phúc với những người bạn chân thành. Dẫu biết rằng biển người mênh mông tìm một người chia sẻ, thông cảm rất khó nhưng cô luôn tôn trọng, tin tưởng vào những quyết định của con trai.

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 16

Mẹ U60 kể chuyện nuôi con 30 năm ăn bám và lần liều mình để con amp;#34;dao kéoamp;#34; trên mặt - 17

Thực hiện: Hồng Nhung - Tuấn Linh

Thiết kế: Hồng Quân

Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]