tong_hop_magazine
tong_hop_magazine
Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 1 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 2
Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 3 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 4

Chỉ vì bố mẹ sơ sót quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin mà nhiều đứa trẻ đang rất thông minh, tinh nghịch, được cả gia đình kỳ vọng bỗng phải sống thực vật, không biết tương lai sẽ như thế nào…

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 1 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 6
Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 3 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 8

Chỉ vì bố mẹ sơ sót quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin mà nhiều đứa trẻ đang rất thông minh, tinh nghịch, được cả gia đình kỳ vọng bỗng phải sống thực vật, không biết tương lai sẽ như thế nào…

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 9 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 10

Hàng năm, cứ bắt đầu vào mùa nắng nóng, các bác sĩ khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) lại chứng kiến những đứa trẻ nằm bất động trên giường bệnh vì gặp phải biến chứng nặng nề khi mắc căn bệnh viêm não Nhật Bản.

Tại phòng bệnh dành riêng để điều trị cho các cháu nhỏ mắc bệnh này, tiếng kêu phát ra từ các thiết bị y tế vang xa ra tận hành lang phía ngoài, nơi những vị phụ huynh với dáng vẻ mệt mỏi chờ đợi tin con. Mỗi khi xe cáng đẩy ra từ phòng bệnh hay khi bác sĩ cầm tờ giấy gọi tên người nhà, ai cũng giật mình thon thót, họ sợ bác sĩ thông báo con mình vô phương cứu chữa.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 11 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 12

Trong không gian chỉ có tiếng kêu “tít, tít” của máy thở, bỗng ngoài hành lang những bước chân vội vã tiến vào, cùng với đó là tiếng lóc cóc của chiếc xe cáng bệnh viện, có khoảng 3 nhân viên y tế, cùng người nhà đang đẩy một bé trai, đầu cạo trọc lốc tiến vào phòng bệnh.

Bé trai đó là cháu Phạm Đức Tiến (9 tuổi, quê Nam Định), mắc viêm não Nhật Bản đã điều trị gần 3 tuần tại khoa. Tiến vừa được các bác sĩ đưa đi mở nội khí quản về và tiếp tục quá trình điều trị. Khi các bác sĩ khẩn trương lấy thiết bị y tế để hỗ trợ Tiến trên giường bệnh, phía ngoài bố mẹ cháu kiễng chân nhìn qua cửa kính về phía con trai mình vài giây rồi phải ra ngoài chờ đợi.

Chị Bình (42 tuổi, mẹ Tiến) vừa khóc vừa chia sẻ, vợ chồng chị hiếm muộn lấy nhau gần 7 năm mới sinh được đứa con trai này. Tiến là niềm hy vọng của cả gia đình, dòng họ vậy mà bệnh tật ập đến khiến cuộc sống, tương lai của Tiến không biết sẽ ra sao. Chị Bình cho biết chị tiêm vắc xin cho con đầy đủ, nhưng lâu rồi chị không tiêm nhắc lại mũi vắc xin phòng viêm não Nhật Bản.

Nằm cạnh giường của cháu Tiến là một bệnh nhi tên Bảo (13 tuổi, quê Thanh Hóa), bị mất hoàn toàn ý thức sau khi mắc viêm não Nhật Bản. Chị Thoan (mẹ của Bảo) chia sẻ con trai chị học rất giỏi đặc biệt là môn Toán – Tin, cháu còn là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 17 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 18

Chỉ sau vài ngày sốt cao, đau đầu, buồn nôn giờ cháu đã trở thành người thực vật. Chị Thoan cũng không còn nhớ mình đã tiêm vắc xin phòng bệnh cho con hay chưa, đến khi mắc bệnh thì mọi thứ đã quá muộn màng.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 19 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 20

Được sự đồng ý của các bác sĩ, chúng tôi bước vào căn phòng nơi đang điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh viêm não Nhật Bản với đầy đủ dụng cụ bảo hộ. Tại đây, khi trực tiếp chứng kiến những cháu nhỏ nằm bất động trên giường bệnh, sống nhờ các thiết bị y tế mới thấy xót xa vô cùng.

PGS.TS Trần Minh Điển – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhận định những trẻ mắc viêm não Nhật Bản diễn biến rất nhanh và dễ để lại di chứng nặng nề. “Dù là các bác sĩ điều trị, hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhi, nhưng chúng tôi vẫn vô cùng xót xa, ám ảnh khi chứng kiến các cháu từ một đứa trẻ khỏe mạnh bỗng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt”, bác sĩ Điển nói.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 21 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 22

Nhiều năm gắn bó với khoa Truyền nhiễm, nhưng mỗi khi nói về bệnh viêm não Nhật Bản, bác sĩ Đỗ Thiện Hải lại trầm giọng, bởi bác sĩ đã tận mắt chứng kiến quá nhiều những trẻ không thể qua khỏi vì mắc căn bệnh này. Hay có những trẻ dù giữ được tính mạng nhưng cuộc sống không còn được như trước.

Bác sĩ Hải chia sẻ, so với cách đây 10-15 năm về trước, số bệnh nhi mắc bệnh viêm não Nhật Bản đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi năm khoa vẫn tiếp nhận vài chục ca mắc bệnh. Đa số các ca chuyển lên bệnh viện Nhi đều là những ca nặng, thậm chí đã cận kề “cửa tử” và đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm vắc xin không đầy đủ.

“Có những cháu chỉ còn 1% cơ hội sống, khi bác sĩ trao đổi với gia đình, cả nhà quyết định xin cho cháu về để nếu có mệnh hệ gì cũng được nằm ở nhà, bên vòng tay người thân. Nhưng chúng tôi nhất quyết không đồng ý, dù cơ hội sống rất mỏng manh chúng tôi vẫn phải giữ lại để điều trị đến cùng.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 23 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 24

Đã có những cháu tưởng chừng như không qua khỏi, sau khi điều trị đã hồi phục và giữ lại được sự sống. Tất nhiên, do những di chứng nặng nề khi mắc bệnh nên có cháu bị ảnh hưởng về nhận thức, có cháu bị ảnh hưởng về thần kinh”, bác sĩ Hải chia sẻ.

Một điều khiến bác sĩ Hải day dứt và tự đặt câu hỏi trong suốt bao năm qua, đó là vì sao nhiều bà mẹ lại lãng quên hoặc cố tình không tiêm vắc xin phòng bệnh cho con, để đến khi con mắc bệnh mới khóc lóc hối hận. “Không chỉ viêm não Nhật Bản, tôi từng chứng kiến một bà mẹ quê Thái Bình đưa con vào viện trong tình trạng rất nặng, hỏi ra mới biết từ khi chào đời chưa hề tiêm loại vắc xin nào cho con.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 25 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 26

Khi bác sĩ thông báo tình trạng cháu nguy kịch mới khóc hết nước mắt xin bác sĩ cứu con mình. Dù họ không xin, chúng tôi vẫn làm mọi thứ có thể để cứu cháu bé. Nhưng qua đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng vắc xin là một thành quả của nhân loại, không cho con tiêm vắc xin là có lỗi với chính đứa con mình sinh ra”, bác sĩ Hải nói.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 27 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 28

Những đứa trẻ mắc viêm não Nhật Bản phải điều trị cách ly ở phòng riêng, ngay cả người thân cũng không được ở bên cạnh. Bởi vậy, người gần gũi và chăm sóc các cháu từ miếng ăn đến giấc ngủ là các điều dưỡng bệnh viện.

Điều dưỡng Hoàng Thị Lệ Quyên chia sẻ, với những trẻ bình thường việc chăm sóc đã khó, riêng các cháu mắc viêm não Nhật Bản phải nằm bất động trên giường, sự khó khăn còn tăng lên gấp bội. Trực tiếp nhìn các điều dưỡng nhẹ nhàng đỡ từng cháu dậy để lau người, dùng xi lanh chuyên dụng bơm từng chút sữa cho các cháu, chúng tôi mới thấy sự vất vả, nhất là khi công việc đó ngày nào cũng lặp lại nhiều lần.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 29 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 30

“Có những cháu nằm điều trị ở đây vài tuần, thậm chí cả tháng nên khi chăm sóc, chúng tôi coi các cháu như người thân, dồn hết tình cảm, sự yêu thương. Chúng tôi chỉ mong các cháu ăn được chút sữa, sớm bình phục, trở về với cuộc sống hàng ngày, sớm được cắp sách tới trường như bao bạn bè cùng trang lứa”, điều dưỡng Quyên tâm sự.

Dù tận tụy là vậy, nhưng không ít lần các điều dưỡng như chị Quyên vẫn phải ngậm ngùi nhận lại những lời nói khó nghe từ chính các bậc phụ huynh. Đa số ông bố, bà mẹ đều cho rằng các nhân viên y tế làm việc thiếu trách nhiệm, họ cho rằng các điều dưỡng chỉ làm việc qua loa khiến con họ bệnh càng nặng thêm.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 31 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 32

Đó là những khi người nhà bệnh nhi được vào thăm, họ thấy các điều dưỡng cho trẻ ăn (ăn sữa) nhưng không đáp ứng và trớ ra ngoài. Lúc đó, người thân của bệnh nhi sẵn sàng mắng chửi và cho rằng, các điều dưỡng làm việc không có tâm, thiếu trách nhiệm…

Khi nghe những câu nói đó, các điều dưỡng chỉ biết lắc đầu, ngậm ngùi, thậm chí có điều dưỡng trẻ mới vào nghề còn rơi nước mắt. Tất cả họ không ai nói lại một câu, họ vẫn miệt mài bơm sữa, cẩn thận lau từng giọt sữa còn sót lại trên bờ môi các cháu thật sạch.

Các điều dưỡng chia sẻ, họ hiểu cảm xúc, tâm trạng của người làm cha, làm mẹ khi có con đang phải giành giật tính mạng trên giường bệnh. “Mỗi khi như vậy, chúng tôi chẳng biết nói gì hay giải thích ra sao, chỉ biết tự nhủ phải làm tốt hơn nữa để chăm lo cho các cháu. Còn phụ huynh, chúng tôi hiểu sự quan tâm, lo lắng của họ bởi chẳng ông bố, bà mẹ nào bình tĩnh được khi thấy con mắc bạo bệnh, nằm bất động trên giường, chưa biết sống chết ra sao”, điều dưỡng Quyên chia sẻ.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 36 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 37

Có đến 50% ca mắc viêm não Nhật Bản để lại các di chứng ở nhiều mức độ khác nhau. Trong số các ca bị di chứng, các bệnh nhi bị di chứng nặng chiếm khoảng 20% (vận động yếu, hạn chế nhận thức) ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ. Thực tế, nhiều trẻ dù giữ lại được tính mạng sau khi mắc bệnh, nhưng phải sống thực vật cả đời vì liệt tứ chi, thậm chí mất luôn nhận thức.

Là người mang lại cuộc sống bình thường cho bao đứa trẻ bị di chứng sau mắc viêm não Nhật Bản, bác sĩ Vũ Thị Vui – Trưởng khoa Điều trị và Chăm sóc trẻ bại não (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) chia sẻ: “Trực tiếp chứng kiến bao đứa trẻ đến đây trong thể trạng và nhận thức không bình thường, chúng tôi vô cùng xót xa, thương cảm”.

Theo lời kể của bác sĩ Vui có những đứa trẻ đến khoa trong tình trạng không thể ngồi, không thể nằm cũng không thể bò dù đã 9-10 tuổi. “Nhìn thấy các cháu như vậy, cùng với những giọt nước mắt và lời cầu khẩn của các bà, các mẹ rằng “xin bác sĩ hãy cứu lấy con tôi”, chúng tôi khi đó cũng không thể cầm được nước mắt”, bác sĩ Vui tâm sự.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 38 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 39

Theo chân bác sĩ Vui đi từng phòng bệnh, tận mắt chứng kiến những cháu nhỏ chừng 5-7 tuổi khóc thét lên mỗi khi các mũi kim châm vào cơ thể, khiến chúng tôi vô cùng xót xa. “Qua quá trình điều trị, các cháu phải chịu hàng nghìn mũi kim châm vào người, biết là đau đớn nhưng để đạt được thành công, để không phải sống cuộc đời thực vật phải có sự kiên trì.

Tại đây, nhiều trẻ sau quá trình điều trị đã hồi phục 75%- 80% so với khi chưa mắc bệnh. Thậm chí, có trường hợp bé gái đạt đến 95%, hàng năm bé gái này cũng với gia đình vẫn đến thăm tôi và các bác sĩ trong khoa”, bác sĩ Vui kể lại.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 40 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 41

Dù đã hồi sinh nhiều đứa trẻ thoát khỏi cảnh tật nguyền vì di chứng bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng vị bác sĩ này vẫn khuyên các bậc phụ huynh cần đưa con đi tiêm phòng vắc xin đúng lịch, đủ mũi vì đó là phương pháp phòng bệnh tận gốc và hiệu quả nhất. “Nếu đã mắc bệnh, đã bị di chứng mới chạy chữa thì dù sống được, chữa được cũng không thể phục hồi 100% so với ban đầu”, bác sĩ Vui nói.

Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ tiêm vắc xin mũi 1 khi trẻ 1 tuổi; mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 tiêm 1 năm sau khi tiêm mũi 2. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 42 Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt - 43
Lê Phương - Ảnh: Nguyễn Quân
Nguồn: [Tên nguồn]