Tuy mang tới nhiều lợi ích nhưng không phải người nào cũng nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh quen thuộc, được nhiều người lựa chọn trồng trong vườn nhà. Sở dĩ như vậy vì dáng cây lưỡi hổ thẳng đứng với những đường vân bắt mắt, giúp không gian sống thêm đẳng cấp, sang trọng.
Nhưng trên hết, cây cảnh này được cho là có tác dụng hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia đình. Không những vậy, trồng trong nhà còn có thể trấn trạch, giúp trừ tà ma, xua đuổi xui xẻo, từ đó giúp gia đình êm ấm, bình an.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn được mệnh danh là “máy lọc không khí mini” vì nó có khả năng thanh lọc không khí vượt trội, giúp loại bỏ bụi bẩn và những khí độc hại, đồng thời giúp hấp thụ các tia bức xạ điện tử.
Vào ban đêm, cây lưỡi hổ giúp giải phóng oxy, góp phần cải thiện giấc ngủ và giảm stress. Ngoài ra, cây cảnh này còn giúp tăng cường độ ẩm trong nhà, giảm bớt tác nhân gây khô da và đường hô hấp. Tuy mang tới nhiều lợi ích nhưng không phải người nào cũng nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.
Dưới đây là 3 người không nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.
1. Người nuôi con nhỏ hoặc thú cưng trong nhà
Trong Đông y, cây lưỡi hổ được sử dụng như một vị thuốc với nhiều tác dụng như hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp như ho, mất tiếng, viêm họng, giảm dị ứng, mẩn ngứa,… Đồng thời nó còn giúp thanh lọc không khí, giúp bảo vệ sức khỏe con người.
Tuy nhiên, lá cây lưỡi hổ chứa saponin - một chất có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Nếu nhai hoặc nuốt phải lá cây lưỡi hổ sống có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, khó thở, sưng miệng và lưỡi.
Trẻ em có tính tò mò, hiếu động, nếu nhai hoặc cắn phải lá cây sẽ rất nguy hiểm. Thú cưng cũng có thể gặp nguy hiểm nếu nhai phải lá cây lưỡi hổ.
Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng tốt nhất không nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Nếu trồng, hãy đảm bảo cây cảnh này tránh xa tầm với của trẻ, thú cưng để tránh chuyện đáng tiếc xảy ra.
2. Người có môi trường sống thiếu ánh sáng
Nhiều người cho rằng cây lưỡi hổ dễ chăm sóc, có thể trồng trong nhà, ngay cả đặt ở những góc thiếu sáng thì cây vẫn có thể phát triển tốt. Nhưng thực tế là cây lưỡi hổ ưa sáng. Chỉ khi đáp ứng đủ nhu cầu ánh sáng của cây thì lưỡi hổ mới có thể phát triển tốt, lá sẽ rộng hơn, có màu xanh thẫm đẹp mắt, các viền vàng trên lá sẽ rõ hơn, cây cũng dễ nảy chồi, nở hoa hơn.
Ngược lại, nếu đặt trong môi trường tối, bóng râm lâu ngày, cây sẽ sinh trưởng chậm, lá mỏng và không to, đường vân mờ nhạt không đẹp mắt, thậm chí lá sẽ bị úa vàng và mềm oặt đi. Không những vậy, cây lưỡi hổ còn khó mọc chồi.
Vì vậy nếu môi trường sống thiếu sáng, tốt hơn hết bạn không nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Nếu nhìn cây sinh trưởng kém, ngày một xấu đi thì tâm trạng của bạn sẽ tồi tệ hơn. Khi đó, vừa tốn tiền vừa tốn công sức chăm sóc mà lại rước phiền não vào người.
3. Người không hợp mệnh với cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, ví dụ như lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ trắng, lưỡi hổ vàng,… Do đó, khi chọn trồng cây cảnh này, bạn nên dựa theo màu sắc của cây sao cho hợp mệnh, tránh chọn màu kỵ với bản mệnh của mình, có như vậy mới phát huy được tối đa tác dụng phong thủy của nó.
Chẳng hạn như cây lưỡi hổ xanh có màu sắc chính là xanh sẫm và trắng, hai màu này tương sinh với mệnh Kim nên sẽ thích hợp với người mệnh Kim. Nhưng theo ngũ hành, Kim là cung mệnh khắc với Mộc và Thổ, nên loại cây này sẽ không phù hợp với người mệnh Mộc và Thổ.
Cây lưỡi hổ vàng hay viền vàng sẽ mang tính Thổ. Theo thuyết ngũ hành, Thổ khắc Hỏa và Thủy nên người thuộc 2 mệnh này sẽ không thích hợp trồng chúng.
Người mệnh Mộc và Thổ không thích hợp trồng cây lưỡi hổ trắng. Sở dĩ như vậy vì trắng là màu sắc bản mệnh của mệnh Kim, mà Kim khắc Mộc và Thổ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Tại sao ngày càng nhiều người đưa cây lưỡi hổ vào “danh sách đen”? Đây là 3 lý do