Khi thay chậu hãy trộn 3 loại rác thải này với đất, đảm bảo trồng cây nào cũng xanh tốt

Cẩm Tú - Ngày 01/04/2023 12:00 PM (GMT+7)

Bạn có thể thêm một số loại rác thải có sẵn trong nhà trộn với đất để cải thiện chất lượng của đất, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. 

Khi thay chậu hãy trộn 3 loại rác thải này với đất, đảm bảo trồng cây nào cũng xanh tốt - 1

Ngoài việc tưới nước, bón phân, tỉa cành thì nhiều loại hoa còn cần thay chậu, thay đất để tạo môi trường sinh trưởng tốt hơn. Theo những người làm vườn lâu năm, tốt hơn hết nên thay đất, thay chậu cho cây 1-2 năm/lần. 

Khi thay chậu, bạn nên cắt tỉa rễ cây, loại bỏ phần rễ bị già cỗi, thối, bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, giảm tiêu hao năng lượng, giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài việc cắt tỉa rễ, khi thay chậu bạn có thể thêm một số loại rác thải có sẵn trong nhà trộn với đất để cải thiện chất lượng của đất, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. 

Thứ nhất: Xỉ than

Khi thay chậu hãy trộn 3 loại rác thải này với đất, đảm bảo trồng cây nào cũng xanh tốt - 2

Xỉ than là thứ còn sót lại sau khi đốt than tổ ong, kết cấu bên trong khá đặc biệt, không rắn mà rỗng. Ưu điểm đầu tiên của việc trồng hoa bằng xỉ than là tăng khả năng thoáng khí và thoát nước của đất, ngăn chặn đất bị nén chặt, từ đó có lợi cho sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy quá trình hô hấp của rễ và ngăn ngừa tình trạng thối rễ. 

Ngoài ra, xỉ than còn chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng, có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và ra hoa của cây. 

Tác dụng thứ 3 của xỉ than là giúp đất duy trì độ ẩm vừa phải, tránh trường hợp quá ẩm dễ sinh nấm mốc gây hại cho cây trồng. 

Khi thay chậu hãy trộn 3 loại rác thải này với đất, đảm bảo trồng cây nào cũng xanh tốt - 3

Tuy nhiên, trong xỉ than có khí độc nên bạn cần xử lý trước khi sử dụng để trồng hoa. Cụ thể, xỉ than sau khi mang về nhà nên đập nhỏ rồi ngâm vào nước khoảng 3 ngày. Trong khoảng thời gian này, cần rửa sạch và thay nước cho xỉ than nhiều lần. 

Sau đó, mang xỉ than đi phơi khô, nếu quá nhiều bạn có thể đóng túi để cất trữ, sử dụng lâu dài. Bạn có thể dùng xỉ than để lót dưới đáy chậu hoa hoặc trộn với đất và các nguyên liệu khác để trồng cây. 

Thứ hai: Bột xương

Bột xương là một loại phân bón hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp đất màu mỡ hơn, có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy sự ra hoa. Bạn có thể thêm một ít bột xương vào đất trồng khi thay chậu hoặc bổ sung đất cho cây. 

Khi thay chậu hãy trộn 3 loại rác thải này với đất, đảm bảo trồng cây nào cũng xanh tốt - 4

Hoặc, bạn có thể vùi một ít bột xương vào chậu khi cây không nở hoa. Sau khoảng 2-3 lần sử dụng, cây cảnh sẽ nở hoa nhiều hơn. 

Vậy làm bột xương để bón cho cây trồng như thế nào? Cách làm rất đơn giản, bạn có thể gom xương gà, bò, lợn, cá,... bỏ đi sau mỗi bữa ăn, đem luộc lại để loại bỏ bớt muối trong xương. Vớt ra đem phơi nắng vài ngày cho khô rồi đập nhỏ và xay thành bột là bạn có thể sử dụng được rồi. 

Thứ ba: Bột vỏ trứng

Bạn đã bao giờ sử dụng vỏ trứng khi trồng hoa chưa? Vỏ trứng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho,... có thể nâng cao sức đề kháng của cây trồng, thúc đẩy cây ra hoa, thích hợp cho nhiều loại hoa và cây ảnh. 

Khi thay chậu hãy trộn 3 loại rác thải này với đất, đảm bảo trồng cây nào cũng xanh tốt - 5

Hơn nữa, vỏ trứng sau khi trộn với đất trồng hoa còn có thể cải thiện độ thoáng khí và thoát nước của đất, giúp cây không bị thối rễ ngay cả khi lỡ tưới nhiều nước. 

Tất nhiên, không thể sử dụng trực tiếp vỏ trứng, vì nó dễ thu hút côn trùng bay nhỏ, gây ô nhiễm môi trường và không thể phát huy tối đa tác dụng. Việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vỏ trứng, đem phơi nắng vài ngày rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ để tạo thành dạng bột. Lúc này thì bạn có thể dùng bột vỏ trứng để trộn vào đất hoặc vùi vào đất chậu được rồi. 

Đổ 3 thứ nước chua này vào chậu, đất tơi xốp như bánh mì, lá tốt tơi bời, hoa nở vỡ chậu
Những loại nước này tuy rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, giúp đất luôn tơi xốp, cây phát triển xanh tốt.

Mẹo vặt vườn tược

Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt vườn tược