Hệ miễn dịch kém không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thể chất của bé, mà còn giới hạn con trẻ trước các cơ hội khám phá và học hỏi. Vì vậy, làm cách nào cải thiện hệ miễn dịch cho con, nhất là trong những năm đầu đời luôn là mối quan tâm hàng đầu của m
Hệ miễn dịch kém – “Hiệu ứng domino” kéo theo hàng loạt vấn đề
Mẹ có biết, trong những tháng cuối của thai kỳ, bé được nhận những kháng thể từ cơ thể mẹ truyền qua nhau thai và chính những kháng thể này sẽ tiếp tục bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Từ sau 6 tháng trở đi, các kháng thể mà bé đã nhận từ mẹ sẽ suy giảm dần, trong khi hệ miễn dịch của bé đang phát triển và còn rất non trẻ. Do đó, giai đoạn từ khoảng 6 tháng đến 3 tuổi thường được biết đến như “khoảng trống miễn dịch” bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Ở giai đoạn này, trẻ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố ngoại cảnh như vi trùng, thời tiết,... khiến trẻ dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ. Trường hợp nhẹ thì bé dễ bỏ bú, chán ăn, tiêu hoá kém, hay mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn, bé còn dễ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng, dị ứng da, hoặc hô hấp.
Đảm bảo hệ miễn dịch khoẻ mạnh cho trẻ sinh thường đã khó, để hệ miễn dịch “bị thiệt thòi” của trẻ sinh mổ “bắt kịp” trẻ sinh thường còn khó hơn. Nếu trẻ sinh thường may mắn được tiếp xúc với hệ vi sinh đa dạng trong ống dẫn sinh của mẹ nên có hệ vi sinh đường ruột cân bằng, thì ngược lại, trẻ sinh mổ do không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ nên thường sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ lúc lọt lòng. Hơn nữa, ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất ở cơ thể trẻ nhỏ vì có đến 70-80% tế bào miễn dịch “trú ẩn” trong ruột, một hệ vi sinh đường ruột cân bằng sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển khỏe mạnh. Bởi vậy, trẻ sinh mổ thường mất khoảng 6 tháng mới có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng với trẻ sinh thường. Vì vậy, hệ miễn dịch ở trẻ sinh mổ cũng chậm phát triển, khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị ứng như tăng nguy cơ viêm ruột mãn tính hơn 20%, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hơn 23% so với trẻ sinh thường.
Cải thiện hệ miễn dịch để bé phát triển khoẻ mạnh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mẹ.
“Bật mí” bí mật giúp mẹ cải thiện hệ miễn dịch cho bé
Theo các chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch. Bởi vậy, các mẹ nên chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này vào khoảng 100 - 110Kcal/kg cân nặng. Theo đó, mẹ cần cho bé ăn đầy đủ chất như bột, cháo, đạm, béo… Tỷ lệ giữa các thành phần nên rơi vào khoảng: đạm: béo: đường bột = 15:20:65.
Uống đủ nước cũng là một trong những cách được khuyến nghị nhằm đảm bảo duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các dưỡng chất được đưa đi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn mà trong đó nước là thành phần quan trọng. Ngoài ra vì nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài cơ thể, cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ theo nhu cầu đã được khuyến nghị.
Ngoài những biện pháp trên, mẹ cũng có thể bổ sung Probiotic và Prebiotic giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó gián tiếp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Trong đó, Probiotic là những vi khuẩn có lợi, giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn, còn Prebiotic là chất xơ đóng vai trò thức ăn cho hệ lợi khuẩn cư trú trong ruột. Đặc biệt, trong nhóm Probiotic, chủng lợi khuẩn Bifidobacterium breve M-16V có tác dụng cải thiện các vấn đề về dị ứng, ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn ở trẻ. Với Prebiotic, nếu có thể cân bằng hệ chất xơ scGOS/lcFOS theo tỉ lệ 9:1 sẽ có công dụng tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn ở đường ruột – theo hơn 75 bài nghiên cứu đã công bố.
Sớm nhận thấy vai trò của hai yếu tố này, Viện nghiên cứu Danone Nutricia Research kết hợp thành công Prebiotic và Probiotic vào công thức Synbiotic và đã được kiểm chứng mang lại nhiều lợi ích lâm sàng về hiệu quả của Synbiotic trong việc hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột, tăng lợi khuẩn, giảm thiểu hại khuẩn để từ đó hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng. Khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Nghiên cứu cũng đưa ra các kết quả cụ thể chứng minh việc bổ sung Synbiotic giúp trẻ giảm 53% nguy cơ mắc bệnh về da và 73% bệnh lý viêm da cơ địa hoặc chàm sữa. Một số nghiên cứu lâm sàng mang tính thực tiễn cao cũng đã chứng minh Synbiotic có hiệu quả trong việc cải thiện hệ vi sinh đường ruột, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch ở cả trẻ sinh mổ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
Viện nghiên cứu Danone Nutricia Research đã nghiên cứu thành công giải pháp dinh dưỡng Synbiotic, giải pháp giúp trẻ nhỏ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển.
Ba phương pháp trên không quá phức tạp, các mẹ có thể ghi nhớ và tự tay thực hiện để giúp con có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Hy vọng bài viết có thể giúp mẹ giảm bớt nỗi lo trong hành trình chăm con trẻ ở những năm đầu đời.
|