Hầu hết các mẹ đều rất lo lắng và bối rối khi xử lý tình trạng ọc sữa của bé. Vì vậy, mẹ cần nắm các sai lầm khi chăm bé nôn trớ, và tìm hiểu về cơ chế “Làm Sánh Sữa” được Viện Dinh Dưỡng giới thiệu như một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả và đơn giản.
Những sai lầm phố biến của các mẹ khi thấy con bị nôn trớ - Tưởng đúng mà sai
Hầu hết các bà mẹ nuôi con dưới một tuổi đều không xa lạ với hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ. Quen thuộc như thế nên vô tình, các mẹ đã nhìn nhận tình trạng này là bình thường và sẽ tự động kết thúc khi bé lớn lên mà không cần bất cứ “mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” nào.
Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở các bé sơ sinh (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bố mẹ lo lắng vô cùng khi thấy con nôn trớ. Chính vì vậy, không ít mẹ đã bế con lên ngay khi bé đang nôn trớ mà không biết rằng, hành động này còn khiến bé có thể bị sặc và khó thở hơn. Ngoài ra, sợ con nôn trớ xong bị đói nên mẹ sẽ cho bé ăn nhiều hơn để bù lại. Thế nhưng, việc này lại khiến dạ dày bé hoạt động quá sức, càng nôn thường xuyên hơn. Dần dần, tâm lý sợ nôn trớ và cảm giác mỏi mệt khó chịu sẽ khiến bé trở nên biếng ăn hoặc lười ăn.
Một trong những sai lầm nhiều mẹ thường gặp là bế lên ngay khi thấy con nôn trớ (ảnh minh họa)
Thời gian trước đây, nhiều mẹ đã sử dụng những mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được truyền miệng như: sử dụng bột ngũ cốc pha vào sữa để tạo độ sánh đặc giúp trẻ giảm nôn trớ. Thế nhưng, những biện pháp này chỉ mang tính xử lý tạm thời ngay tại thời điểm bé bị nôn trớ. Thực tế cách này vẫn còn nhiều hạn chế: lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú, độ đặc của sữa làm trẻ khó nuốt đặc biệt với trẻ sơ sinh … Bên cạnh đó, tỷ lệ tinh bột cho vào một cách tùy ý có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa đã được nghiên cứu tối ưu hoặc có thể hạn chế hấp thu các vi chất dinh dưỡng.
Giới thiệu cơ chế "Làm sánh sữa" giúp bé giảm nôn trớ
Từ những hạn chế của phương pháp thủ công truyền thống, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một loại tinh bột đặc biệt, được sử dụng như một “mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” hiệu quả. Ở môi trường pH trung tính (pH≈ 7), loại tinh bột này sẽ không bị biến đổi nhưng chúng sẽ “nở” ra làm sánh sữa lại trong môi trường acid trong dạ dày (pH ≈ 4-5), nhờ đó giúp bé hạn chế tình trạng trào ngược thức ăn mỗi khi dạ dày co bóp. Dựa trên nguyên tắc này, cơ chế “Làm Sánh Sữa” đã ra đời và được áp dụng vào những loại sữa phù hợp cho trẻ nôn trớ trào ngược, trong khi vẫn giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ.
Với nguyên tắc thay đổi độ đặc của sữa, cơ chế “Làm Sánh Sữa” sẽ giúp giảm tình trạng nôn thức ăn ra ngoài khi dạ dày co bóp
Tính hiệu quả của cơ chế và những lưu ý
Cơ chế “làm sánh sữa” sẽ giúp bé hay nôn trớ, ọc sữa ăn uống dễ dàng, ngon miệng hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do quá trình nôn trớ như viêm dạ dày, thậm chí xuất huyết; viêm phổi…
Thực chất, dù cho bé nhà mình nôn trớ không nhiều, nhưng sau mỗi lần nôn trớ, bé vẫn hay mệt mỏi và giảm dung nạp thức ăn. Vì vậy, mẹ vẫn nên có biện pháp để hạn chế nôn trớ cho bé như: không nên cho bé bú quá no hay quá nhanh, bế bé thẳng đứng và vuốt lưng giúp bé ợ hơi sau khi bú,…
Một cách khác nữa là mẹ có thể cho bé dùng sản phẩm dinh dưỡng được làm đặc nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột không được vượt quá 2 g/100 ml theo đúng tiêu chuẩn của Codex*, đồng thời bổ sung một số dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện như: hệ chất xơ hòa tan prebiotic GOS: FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não.
Những năm đầu đời là giai đoạn quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến thể chất lẫn tinh thần của bé khi trưởng thành. Thế nên, đừng để tình trạng nôn trớ cản trở sự khôn lớn của con. Tin rằng với mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được Viện Dinh Dưỡng giới thiệu, bé yêu của mẹ sẽ không còn khó chịu vì nôn trớ và thật khỏe mạnh để phát triển toàn diện.