Ở tuổi 17, khi cung nữ này mang long thai đã trở thành tâm điểm chú ý trong triều đình. Tuy nhiên, chỉ sau 50 ngày lên làm phi tử, nàng đã...
Mang thai bé đầu lòng, mẹ bầu hốt hoảng khi thấy một vệt nâu chạy dài trên bụng, các bác sĩ nói gì?
Một đường sọc nâu đột nhiên xuất hiện dọc theo bụng của bạn trong thai kỳ. Liệu nó có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi không?
Mang thai là khoảng thời gian vô cùng kỳ diệu với những trải nghiệm "có một không hai", khiến mẹ bầu không chỉ bất ngờ mà còn cả hạnh phúc lẫn lo lắng. Ngoài những thay đổi cơ thể được nói nhiều đến như ngực và bụng "răng size (kích cỡ)", sưng phù chân tay, cử động của em bé trong bụng... chắc chắn sẽ còn nhiều thay đổi khiến mẹ bầu không hề nghĩ tới.
Niềm hạnh phúc vẫn đang “ngự trị” kể từ khi nhận kết quả 2 vạch, Thùy Linh (mẹ bầu 23 tuổi ở Hà Nội) bỗng giật mình khi phát hiện một sọc màu nâu xuất hiện dọc trên bụng. Cứ nghĩ do là bẩn, Linh ra sức kỳ cọ mỗi khi tắm. Thế nhưng, vết sọc không những không hết mà càng ngày càng đậm hơn. Lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm, Thùy Linh lên mạng tìm kiếm thông tin thì được biết có người xuất hiện sọc nâu như cô, nhưng cũng có người không. Điều này khiến Linh không khỏi lo lắng. Cô sợ rằng dấu hiệu này có liên hệ gì đó với sức khỏe của em bé và có như thế nào thì nó mới xuất hiện.
Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu không phải lo lắng về sự xuất hiện của đường sọc nâu trên bụng khi mang thai.
"Linea nigra chỉ đơn giản là sự gia tăng sắc tố của da", Julie Lamppa, một y tá-nữ hộ sinh được chứng nhận tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) nói.
"Linea nigra có thể trông hơi khác nhau ở mỗi mẹ bầu và nó có thể rõ ràng hơn nếu bạn có làn da sẫm màu", Christine Greves, bác sĩ sản phụ khoa được chứng nhận bởi Hội đồng quản trị tại Bệnh viện Phụ nữ & Trẻ sơ sinh Winnie Palmer (Mỹ) cho biết.
"Những người có làn da sẫm màu hơn có nhiều tế bào melanocytes. Đây là những tế bào sản xuất sắc tố, khiến họ dễ xuất hiện đường này", Michael Cackovic, một bác sĩ tại Trung tâm Y tế Wexner của Đại học bang Ohio (Mỹ) giải thích.
"Điều quan trọng cần nhấn mạnh là đường sọc nâu trên bụng mẹ bầu này không phải là thứ sẽ ảnh hưởng đến mẹ hoặc em bé", Jessica Shepherd, bác sĩ sản phụ khoa và người sáng lập Sanctum Med + Wellness ở Dallas (Mỹ) cho biết.
Cách làm mờ sọc nâu trên bụng khi không mang thai
Khi không mang thai mà vẫn có đường sọc nâu rõ ràng hoặc sau khi sinh nó chưa biến mất, chị em có thể tham khảo các cách dưới đây để làm mờ một cách an toàn và hiệu quả:
1. Chăm sóc da: Sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu để giữ ẩm cho da, giúp giảm sự xuất hiện của sọc nâu. Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để loại bỏ lớp da sần sùi cũng giúp đường sọc nâu mờ dần đi.
2. Chế độ ăn uống: Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và E như cam, bưởi, rau xanh để tăng cường sức khỏe cho da.
3. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
4. Sử dụng các phương pháp làm đẹp: Sau khi sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các phương pháp làm đẹp như laser hoặc lăn kim để làm mờ sọc nâu.
Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc phương pháp làm đẹp nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như em bé (nếu mẹ đang cho con bú).
Tóm lại, sọc nâu trên bụng là một hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình mang thai. Mặc dù không gây hại nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Đừng quá buồn phiền hay lo lắng, thay vào đó hay chăm sóc bản thân đúng cách để giữ an toàn và khỏe mạnh cho hai mẹ con.
Tin liên quan
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi tái mặt định bỏ chạy ngờ đâu bà kéo tay nói một câu khiến tôi nghẹn ngào
Ngày hôm ấy, anh dẫn tôi về nhà để gặp mẹ anh. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho một cuộc gặp không mấy dễ dàng bởi trước đó, anh cũng từng kể...
Tôi muốn ít nhất trong đêm tân hôn, anh sẽ làm tôi ngạc nhiên nhưng với kiểu người đàn ông hiền như cục đất này, tôi không mấy hy vọng.
Trái tim tôi đập loạn nhịp, trong lòng dâng lên một cảm giác khó tả. “Bố, sao giờ này bố lại ở đây?” – tôi hỏi, cố nén sự bất an trong lòng.
Tin bài cùng chủ đề Bà bầu: Photo story
Chất lượng của trứng có liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Chất lượng trứng tốt, khả năng thụ thai cao. Ngược lại, chất lượng trứng không tốt, không những không có lợi cho...